Trần Lư

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Trần Lương)
Trần Lư
Hiến sát sứ
Tên khácTrần Lô
Trần Lương
Tên chữTu Khê
Thông tin cá nhân
Sinh1470
Mất1527 (56–57 tuổi) hoặc
1540 (69–70 tuổi)
Giới tínhNam
Học vấnĐệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân
Chức quanHiến sát sứ
Quốc giaĐại Việt
Thời kỳLê sơ, Mạc

Trần Lư hay Trần Lô (chữ Hán: 陳驢)[1] (1470[2][3][4] - 1527[5][6][7][a] hoặc 1540),[9][10] còn có tên là Lương,[2] tự Tu Khê,[3][5][11] là một hiến sát sứ thời Lê sơ, đỗ đồng tiến sĩ vào năm 1502.[2][12] Theo nhiều nguồn ở Việt Nam, ông được xem là ông tổ nghề sơn[5][13][14][15][16][17][18] và được tôn làm bậc thầy đầu tiên của nghề sơn.[19][20][6]

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Lư sinh năm Canh Dần 1470,[3][21][22][23] là người Bình Vọng,[2][5][10][24][25] huyện Thượng Phúc (Hà Nội),[7][11][12][26] nay thuộc xã Văn Bình, Thường Tín.[27][28]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đậu Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân[29] khoa Nhâm Tuất năm 1502[3][8][12][23][25][27] và là một trong 34 người đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân cùng khoa.[1] Về sau ông làm đến chức hiến sát sứ[8][12][21] và đã hai lần đi sứ,[14] có một lần vào thời vua Lê Thánh Tông.[21] Do đi sứ Trung Quốc, ông được cho là đã nắm vững nghề vẽ bằng sơn[30] và đã dạy nghề này cho cả làng ông.[3][4][5][21][25] Theo Dân Trí, các học trò của Trần Lư đã lập phường thợ và "tỏa đi khắp nơi".[19] Theo nhiều nguồn, ông thường được cho là ông tổ của nghề sơn,[5][13][14][15][16][17][18][31] tuy nhiên theo một cuốn sách xuất bản tại Hà Nội năm 1994, Trần Lư chỉ là người cải tiến kỹ thuật sơn hoặc "tìm ra một phương pháp nào đó để xử lý chất liệu sơn tốt hơn" và cho rằng nghề sơn đã có từ rất sớm.[28]

Ông đã sáng tác hơn một ngàn bài thơ nhưng nay không còn. Lê Quý Đôn có sưu tập được hai bài thơ trong Toàn Việt thi lục, một bài thơ nói về học nghề sơn, một bài thơ khi đi sứ.[5][24]

Khi nhà Mạc giành ngôi nhà Lê sơ, ông không chịu làm quan.[12] Theo một số tài liệu, lúc ông đi sứ về thì Mạc Đăng Dung lên ngôi nên ông đã "tử tiết để giữ lòng trung" với nhà Lê.[5][7]

Vinh danh và tưởng nhớ[sửa | sửa mã nguồn]

Từng có nhà thờ tự Trần Lư nhưng đến năm 1947 thì bị phá, nay chỉ còn một tấm bia nhưng chữ đã mòn. Trần Lư được nhiều người làm nghề sơn ở Đồng bằng sông Hồng thờ làm tổ nghề.[5][9] Khoảng giữa thế kỷ 19, người làm nghề sơn làng Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín có lập đình thờ ông[32] và cho tổ chức lễ hội và rước kiệu thờ quanh phố cùng với một số nghi lễ khác vào đầu tháng 2 hàng năm để tưởng nhớ ông.[13] Trần Lư còn có miếu thờ tại phố Nam Ngư.[31]

Ngày 22/02/2019 tên ông được đặt cho tuyến đường Quốc lộ 1 chạy qua thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội, phố dài 678 m từ Km 19+250 đến Km 19+928. Phố này thay cho tên gọi Phố Ga trước đây.

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, ở "Nhân vật chí", Phan Huy Chú có viết một mục về ông tại phần "Bề tôi tiết nghĩa". Theo Phan Huy Chú, Trần Lư được khen là có tiết nghĩa do không làm quan cho nhà Mạc.[12] Thơ của ông được đánh giá là "lời đẹp, giàu tình, mang lòng yêu dân, yêu nước, thủy chung".[5]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Có tài liệu cho là không rõ năm sinh-mất của ông.[4][8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Đàm Văn Lễ (1502), “Cảnh Thống ngũ niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh ký”, Wikisource tiếng Việt
  2. ^ a b c d Nguyễn Vinh Phúc, Nguyễn Thừa Hỷ & Cohen 2006, tr. 173, 274
  3. ^ a b c d e Nguyễn Danh Phiệt và đồng nghiệp 2007, tr. 323
  4. ^ a b c Viện dân tộc học (Việt Nam) 1991, tr. 40, 45
  5. ^ a b c d e f g h i j “Trần Lư: Ông tổ nghề sơn ở Hà Nội”. hanoi.vietnamplus.vn. ngày 27 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2017.
  6. ^ a b Vũ Khiêu 2001, tr. 351
  7. ^ a b c Viện nghiên cứu văn hóa dân gian (Việt Nam) 2004, tr. 410
  8. ^ a b c Nguyễn Khắc Thuần 2007, tr. 417
  9. ^ a b Vũ Ngọc Lý 1997, tr. 125
  10. ^ a b Hồ Phương Lan 2004, tr. 83
  11. ^ a b Nguyễn Thế Long 2005, tr. 86
  12. ^ a b c d e f Phan Huy Chú 2014, tr. 413
  13. ^ a b c Thu Hiền (ngày 28 tháng 7 năm 2016). “Di dân ra khỏi di tích: Bài toán khó”. hanoimoi.com.vn. Lưu trữ bản gốc 6 Tháng 10 2016. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  14. ^ a b c Nguyễn Nguyên Hoài (ngày 4 tháng 4 năm 2012). “Cần làm "sống lại" giá trị sông Kim Ngưu”. thethaovanhoa.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2017.
  15. ^ a b Nguyễn Duy Hinh & Viện nghiên cứu tôn giáo (Việt Nam) 2007, tr. 64, 75
  16. ^ a b Nguyễn Vinh Phúc 2009, tr. 148
  17. ^ a b Viện văn hóa dân gian (Việt Nam) 2007, tr. 74
  18. ^ a b Viện Sử học (Việt Nam) 2012, tr. 15
  19. ^ a b Hà Tùng Long (ngày 9 tháng 3 năm 2016). "Nghệ thuật sơn mài" sẽ được trình UNESCO vinh danh di sản”. dantri.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2017.
  20. ^ Vũ Từ Trang 2001, tr. 177.
  21. ^ a b c d Ban thường vụ Huyện ủy Thường Tín 2004, tr. 230
  22. ^ Chu Quang Trử 2000, tr. 181.
  23. ^ a b Nguyễn Du Chi 2001, tr. 589
  24. ^ a b Bộ văn hóa và thông tin Việt Nam 1999, tr. 44-45
  25. ^ a b c Vũ Ngọc Khánh & Phạm Minh Thảo 2005, tr. 100
  26. ^ Phạm Minh Thảo 2007, tr. 154.
  27. ^ a b Nguyễn T. 2000, tr. 85
  28. ^ a b Công ty nghe nhìn Hà Nội 1994, tr. 254
  29. ^ Viện khoa học xã hội Việt Nam 2011, tr. 137.
  30. ^ Hội sử học Việt Nam 1993, tr. 232.
  31. ^ a b Sở văn hóa thông tin Hà Tây 2002, tr. 152
  32. ^ Nguyễn Vinh Phúc 2005, tr. 126.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Ban thường vụ Huyện ủy Thường Tín (2004), Thường Tín, đất danh hương, Sở văn hóa thông tin Hà Tây
  2. Bộ văn hóa và thông tin Việt Nam (1999), Văn hóa nghệ thuật, số 184-186, Bộ văn hóa thông tin
  3. Chu Quang Trử (2000), Tìm hiểu làng nghề thủ công điêu khắc cổ truyền, Nhà xuất bản Mỹ thuật
  4. Công ty nghe nhìn Hà Nội (1994), Hanoi golden addresses, Nhà xuất bản Hà Nội & Công ty nghe nhìn Hà Nội
  5. Hội sử học Việt Nam (1993), Thăng Long - Hà Nội, thế kỷ XVII, XVIII, XIX, Hà Nội: Hội sử học Việt Nam
  6. Hồ Phương Lan (2004), Ngàn năm văn hóa đất Thăng Long, Nhà xuất bản Lao động
  7. Nguyễn Danh Phiệt; Đặng Kim Ngọc; Viện Sử học (Việt Nam); Nguyễn Duy Hinh (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  8. Nguyễn Du Chi (2001), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Nhà xuất bản Mỹ thuật
  9. Nguyễn Duy Hinh; Viện nghiên cứu tôn giáo (Việt Nam) (2007), Một số bài viết về tôn giáo học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  10. Nguyễn Khắc Thuần (2007), Tiến trình văn hóa Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ XIX, Nhà xuất bản Giáo dục
  11. Nguyễn T. (2000), Làng mỹ tục Hà Tây, Sở văn hóa thông tin Hà Tây
  12. Nguyễn Thế Long (2005), Bang giao Đại Việt: tập 3 - Triều Lê, Mạc, Lê trung hưng, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  13. Nguyễn Vinh Phúc (2005), Hà Nội: Cõi đất - Con người, Nhà xuất bản Thế giới
  14. Nguyễn Vinh Phúc (2009), Các thành hoàng và tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội, Nhà xuất bản Lao động
  15. Nguyễn Vinh Phúc; Nguyễn Thừa Hỷ; Cohen, Barbara M. (2006), Hanoi, Streets of the Old Quarter and Around Hoan Kiem Lake (bằng tiếng Anh), Thế giới Publishers
  16. Phạm Minh Thảo (2007), Hoa sen trong giếng ngọc, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  17. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2
  18. Sở văn hóa thông tin Hà Tây (2002), Một số vấn đề về văn hóa truyền thống Hà Tây với Thăng Long - Hà Nội: Kỷ yếu hội thảo, Sở văn hóa thông tin Hà Tây
  19. Viện dân tộc học (Việt Nam) (1991), Tạp chí dân tộc học, số 69, Viện dân tộc học (Việt Nam), Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam
  20. Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011), Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ, (1075-1919), Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  21. Viện nghiên cứu văn hóa dân gian (Việt Nam) (2004), Văn hoá dân gian: Một chặng đường nghiên cứu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  22. Viện Sử học (Việt Nam) (2012), Nghiên cứu lịch sử, số 436, Viện Sử học
  23. Viện văn hóa dân gian (Việt Nam) (2007), Văn hóa dân gian, Viện văn hóa dân gian, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam
  24. Vũ Khiêu (2004), Danh nhân Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội
  25. Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo (2005), Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  26. Vũ Ngọc Lý (1997), Thành Nam xưa, Sở văn hóa thông tin Nam Định
  27. Vũ Từ Trang (2001), Nghề cổ nước Việt: Khảo cứu, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc