Trợ giúp:Giới thiệu về sửa đổi bằng Mã đánh dấu Wiki/1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sửa đổi trang
Kích hoạt chế độ sửa đổi

Định dạng
Giữ mọi thứ ngay ngắn

Liên kết và liên kết wiki
Kết nối các trang với nhau

Tạo bài viết mới
Xây dựng một trang từ nơi bắt đầu

Tổng kết
Xem lại những gì bạn đã được học



Lưu ý về việc sửa đổi trên thiết bị di động: Hầu hết các thành viên Wikipedia thích sửa đổi từ máy tính, vì giao diện sửa đổi hoạt động tốt hơn trên máy tính. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sửa đổi từ thiết bị di động. Xem qua trang này để biết thêm thông tin.

Wikipedia được định dạng bằng ngôn ngữ riêng của nó được gọi là wiki markup (mã đánh dấu wiki), hay được gọi là wikitext (văn bản wiki). Việc học những kiến thức cơ bản về nó khá là dễ dàng.

Bạn có thể lựa chọn sử dụng một trong hai công cụ sửa đổi; "Trình sửa đổi mã nguồn" sử dụng mã đánh dấu wiki.

Ngoài ra, bạn có thể dùng Soạn thảo trực quan, là một giao diện sửa đổi phụ hoạt động giống như một trình xử lí văn bản WYSIWYG. Soạn thảo trực quan có phần sử dụng đơn giản hơn, nhưng Trình sửa đổi mã nguồn lại hiệu quả hơn đối với một số tác vụ, và là công cụ sửa đổi duy nhất có thể sử dụng được trên Trang thảo luận. Ở những chỗ khác, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi giữa hai công cụ sửa đổi, như hình minh họa ở bên phải.

Đừng ngại nhấp vào nút sửa đổi!

Để xem và sửa một trang bằng mã đánh dấu wiki, nhấn vào Sửa hoặc Sửa mã nguồn ở đầu bất kỳ trang nào. Điều này sẽ cho phép bạn nhập văn bản muốn thêm, sử dụng mã đánh dấu wiki để định dạng văn bản và thêm các yếu tố khác như hình ảnh và bảng sẽ được giải thích ở phần sau của hướng dẫn này.

Mã đánh dấu Wiki ban đầu có vẻ đáng sợ (đặc biệt là trích nguồn tham khảo) nhưng nó thực sự chỉ cần một vài quy tắc để hiểu và sử dụng. Những quy tắc này được liệt kê dưới Trợ giúp  ở trên cùng của Trình sửa đổi mã nguồn, và bạn sẽ sớm làm quen với chúng thôi! Bạn luôn luôn có thể thử nghiệm các kĩ thuật sửa đổi mới trong "chỗ thử" cá nhân của mình.