Triệu Đức Chiêu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Triệu Đức Chiêu
趙德昭
Thông tin chung
Sinh951
Mất979
Phối ngẫuHàn Quốc phu nhân Vương thị (王氏)
Trịnh Quốc phu nhân Trần thị (陈氏)
Tên đầy đủ
Triệu Đức Chiêu
(趙德昭)
Thụy hiệu
Ý vương
(懿王)
Tước hiệuNgụy vương (魏王)
Ngô vương (吳王)
Việt vương (越王)
Yên vương (燕王)
Thân phụTống Thái Tổ
Triệu Khuông Dẫn
Thân mẫuHiếu Huệ Hoàng hậu

Triệu Đức Chiêu (趙德昭; 951 - 979), tự Nhật Tân (日新), là Hoàng trưởng tử của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn.

Ông vốn là con trai thứ của Tống Thái Tổ, nhưng do Triệu Đức Tú (趙德秀), con trai đầu tiên của Tống Thái Tổ mất sớm nên ông được xem là con trưởng. Ông là tổ tiên trực hệ của Tống Lý TôngTống Độ Tông.

Mất ngôi Thái tử[sửa | sửa mã nguồn]

Một năm sau khi lên ngôi, Tống Thái Tổ được mẹ là Chiêu Hiến Hoàng thái hậu hỏi về việc lập người kế vị, Tống Thái Tổ cho rằng mình còn trẻ, nói việc này còn sớm. Chiêu Hiến Hoàng thái hậu bảo rằng: "Hoàng thượng biết vì sao Hậu Chu mất không? Là vì họ đưa một đứa trẻ 7 tuổi lên làm vua", lại thúc giục Tống Thái Tổ nên lập em trai để kế vị, tránh vào vết xe đổ của Hậu Chu. Tống Thái Tổ bất đắc dĩ phải hứa với Chiêu Hiến Hoàng thái hậu cho em trai là Triệu Quang Nghĩa kế vị. Mặc dù Triệu Đức Chiêu đã trưởng thành, văn võ song toàn lại thêm được các đại thần trong triều, nhất là đại thần Triệu Phổ, cánh tay phải đắc lực của Tống Thái Tổ, đánh giá cao cũng không được vua cha lập làm Thái tử mà chỉ được ban tước vị Yên vương (燕王). Tống Thái Tổ đã có ý muốn truyền lại ngôi cho con mình nhưng ông đã mất trước khi kịp thực hiện việc lập Thái tử. Tống Thái Tổ qua đời, chiếu theo lời hứa của Tống Thái Tổ trước kia nên Triệu Quang Nghĩa dễ dàng lên ngôi.

Một số nhà nghiên cứu tỏ ra nghi ngờ về cái chết của Tống Thái Tổ và cho rằng ông bị chính người em là Tống Thái Tông hãm hại để giành ngôi báu khi ông ốm trên giường bệnh. Câu chuyện này trở thành một nghi án nổi tiếng đời Tống với tên gọi Phủ thanh chúc ảnh. Về sau, Tống Thái Tông truyền ngôi cho con cháu mình, không trả lại ngôi cho con của Tống Thái Tổ. Bản thân Triệu Đức Chiêu sau đó cũng bị chết một cách không rõ ràng.

Dưới thời Thái Tông[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 976, Tống Thái Tông tức vị, đại xá thiên hạ, phong cho Triệu Đức Chiêu làm Vũ Công Quận vương (武功郡王). Năm 979, theo lệnh của Tống Thái Tông, Triệu Đức Chiêu dẫn đầu một đội quân tấn công nhà Liêu lần đầu. Năm đó cuộc chinh phạt Liêu bị thất bại, chư tướng đại thần trong triều thấy Tống Thái Tông mất tích nên có ý định lập Triệu Đức Chiêu lên làm vua.

Ngờ đâu Tống Thái Tông trở về, biết được chuyện thì tức giận nên không luận công ban thưởng cho các tướng sĩ trong trận Thái Nguyên. Triệu Đức Chiêu sau đó tâu việc này lên Tống Thái Tông, Tống Thái Tông nạt: "Đợi mi đăng cơ rồi thưởng !". Triệu Đức Chiêu dư biết ý của Tống Thái Tông, bèn quay về phủ lấy con dao gọt trái cây, cắt cổ họng mà tự sát. Tống Thái Tông hối hận, ôm xác ông mà khóc, truy phong ông làm Nguỵ vương (魏王), sau cải thành Ngô vương (吳王) rồi Việt vương (越王). Tuy nhiên, một số nhà sử học cho rằng, chính Tống Thái Tông đã bức tử Triệu Đức Chiêu, việc khóc lóc thảm thiết chỉ là cái cớ để che mắt thiên hạ. Việc làm này của Tống Thái Tông cũng xảy ray tương tự với Triệu Đức Phương, em ruột của Triệu Đức Chiêu.

Dưới thời Tống Huy Tông, ông được ban thuỵ là Ý Vương (懿王).

Gia thất[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hàn Quốc phu nhân Vương thị (韩国夫人王氏), con gái của Thái tử Thái phó Vương Phổ (王溥).
  • Trịnh Quốc phu nhân Trần thị (郑国夫人陈氏). Nữ tổ của Tống Lý TôngTống Độ Tông.

Hậu duệ[sửa | sửa mã nguồn]

Trực hệ[sửa | sửa mã nguồn]

1. Tống Lý Tông Triệu Dữ Cử (趙與莒; 26 tháng 11205 - 16 tháng 111264).

2. Tống Độ Tông Triệu Mạnh Khải (趙孟启; 2 tháng 51240 - 12 tháng 81274).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]