Vòng dính

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tương tác chính của các protein cấu trúc tại vòng dính. Sợi actin liên kết với vòng dính cùng với một số protein liên kết với actin khác như vinculin. Miền đầu của vinculin liên kết với E-cadherin thông qua α-, β- và γ-catenin. Miền tận cùng của vinculin liên kết với màng lipid và các sợi actin.
Vòng dính
Chi tiết
Định danh
Latinhjunctio adhaesionis
MeSHD022005
THH1.00.01.1.02002
FMA67400
Thuật ngữ giải phẫu

Vòng dính (tiếng Anh: adherens junctions, zonula adherens, intermediate junction hoặc "belt desmosome" [1]) là các phức hợp protein liên kết tế bào trong biểu mô và nội mô,[2] thường ở ngay dưới dải bịt. Vòng dính là cấu trúc liên kết những lưới tận (terminal web) có trong bào tương cực ngọn những tế bào biểu mô.[3]

Vòng dính là cấu trúc duy nhất tách rời trong các tế bào biểu mô ở tử cung, cho phép nang phôi thâm nhập giữa các tế bào biểu mô.[4]

Protein[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng dính gồm các protein sau:[5]

  • cadherins. Cadherin là một họ protein xuyên màng, dimer hóa với các phân tử cadherin ở tế bào lân cận với điều kiện phụ thuộc calci.
  • p120 (đôi khi được gọi là delta catenin) liên kết vùng cận màng (juxtamembrane) của cadherin.
  • γ-catenin hoặc plakoglobin liên kết với các chỗ bám catenin của protein cadherin.
  • α-catenin liên kết gián tiếp cadherin thông qua β-catenin hoặc plakoglobin và liên kết khung xương actin với cadherin.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới kính hiển vi điện tử, vòng dính được mô tả như sau: Ở mặt căt thẳng góc với bề mặt tế bào: ngay sát dưới dải bịt khoảng gian bào rộng khoảng 20 nm, có mật độ điện tử thấp; tại đây, mặt trong màng bào tương mỗi tế bào có một dải lưới xơ mảnh gắn vào. Ở mặt cắt song song với bề mặt tế bào: mỗi dải lưới xơ này gắn liên tục một vòng mặt trong màng bào tương cực ngọn mỗi tế bào.[3]

Mô hình[sửa | sửa mã nguồn]

Mô hình được chấp nhận là vòng dính đóng vai trò là cầu nối kết nối các khung xương tế bào (sợi actin) của tế bào lân cận thông qua tương tác trực tiếp. Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể phân lập phức hợp bậc bốn của cadherin-βcatenin-αcatenin-actin trong ống nghiệm.[6][7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Pardo, JV, Craig, SW (1979). “alpha-Actinin localization in the junctional complex of intestinal epithelial cells”. J Cell Biol. 80: 203–210. doi:10.1083/jcb.80.1.203. PMC 2110298. PMID 370125. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2014.
  2. ^ Guo, Renyong; Sakamoto, Hiroshi; Sugiura, Shigeki (tháng 10 năm 2006). “Endothelial Cell Motility Is Compatible With Junctional Integrity”. Journal of Cellular Physiology. 211: 327–335. doi:10.1002/jcp.20937. PMID 17167782.
  3. ^ a b Trịnh Bình 2007, tr. 25.
  4. ^ Dowland S, Madawala R, Lindsay L, Murphy C (2016). “The adherens junction is lost during normal pregnancy but not during ovarian hyperstimulated pregnancy”. Acta Histochemica. 118 (2): 137–143. doi:10.1016/j.acthis.2015.12.004. PMID 26738975.
  5. ^ Ferreri DM, Vincent PA (2008). “Signaling to and through the Endothelial Adherens Junction”. Trong LaFlamme SE, Kowalczyck AP (biên tập). Cell Junctions: Adhesion, Development, and Disease. Wiley VCH. ISBN 978-3-527-31882-7.
  6. ^ Yamada S, Pokutta S, Drees F, Weis W, Nelson W (2005). “Deconstructing the cadherin-catenin-actin complex”. Cell. 123 (5): 889–901. doi:10.1016/j.cell.2005.09.020. PMC 3368712. PMID 16325582.
  7. ^ Drees F, Pokutta S, Yamada S, Nelson W, Weis W (2005). “Alpha-catenin is a molecular switch that binds E-cadherin-beta-catenin and regulates actin-filament assembly”. Cell. 123 (5): 903–15. doi:10.1016/j.cell.2005.09.021. PMC 3369825. PMID 16325583.
Sách
  • GSTS. BS. Trịnh Bình (2007). Mô - phôi (Phần mô học). Nhà xuất bản Y học. tr. 25. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]