Vương Diên Thọ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương Diên Thọ
Tên chữVăn Khảo
Thông tin cá nhân
Mất
Nguyên nhân mất
đuối nước
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Vương Dật
Nghề nghiệpnhà thơ

Vương Diên Thọ (giản thể: 王延寿; phồn thể: 王延壽; bính âm: Wang Yanshou; ? – ?), tựVăn Khảo (文考), là nhà văn thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Diên Thọ là con trai của nhà văn Vương Dật (zh), quê ở huyện Nghi Thành, quận Nam, Kinh Châu.[a] Người đương thời khen Diên Thọ có tuấn tài (tài trí hơn người).[1]

Vương Diên Thọ từng đi đến nước Lỗ, viết lên bài Lỗ Linh Quang điện phú, tường thuật lại quá trình xây dựng điện Linh Quang của Lỗ Cung vương Lưu Dư, cũng như kiến trúcbích họa trong điện. Đây là tư liệu quan trọng khi nghiên cứu kiến trúc và hội họa thời nhà Hán. Bấy giờ, Thái Ung cũng sáng tác một bài phú có tên và chủ đề tương tự, đến khi đọc bài phú của Vương Diên Thọ thì tự thẹn không bằng, đem bản thảo đốt bỏ.[1]

Về sau, Vương Diên Thọ bị chết đuối khi đi thuyền qua sông Tương, thọ hơn 20 tuổi.[1]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết các tác phẩm của Vương Diên Thọ đều bị thất lạc, chỉ còn ba bài phú tản mạn được thời sau sưu tầm. Tương truyền, Văn bia miếu Đồng Bách[b] do Vương Diên Thọ soạn, nhưng chưa có bằng chứng thuyết phục.

  • Lỗ Linh Quang điện phú (魯靈光殿賦)
  • Mộng phú (夢賦)[1]
  • Vương tôn phú (王孫賦)

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà văn Lưu Hiệp thời Lương trong sách Văn tâm điêu long nhận xét: "Linh Quang" của Diên Thọ có thế sinh động, là anh kiệt trong từ phú.[2]

Giáo sư Bằng Minh trong sách Lược sử thơ ca Trung Quốc tán thưởng: "Lỗ Linh Quang điện phú" [của Vương Diên Thọ], có thể xem như bài phú nổi tiếng cuối cùng của thời đại nhà Hán.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nay thuộc Nghi Thành, Tương Dương, Hồ Bắc.
  2. ^ Bia miếu Đồng Bách được dựng năm 163.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Phạm Diệp, Hậu Hán thư, quyển 80 (thượng), liệt truyện 70 (thượng), Văn Uyển liệt truyện (thượng).
  2. ^ Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long, quyển 2, Thuyên phú.
  3. ^ Bằng Minh, Lược sử thơ ca Trung Quốc, Nhà xuất bản Tác gia, Bắc Kinh, 2012. Trang 60.