Vườn bách thảo
Vườn bách thảo hay Thảo cầm viên là một công viên trồng nhiều loài thực vật khác nhau, được chăm sóc tốt và thường trồng thành từng nhóm theo loại, như xương rồng, rau thơm, thảo dược... Nhờ có nhà kính, vườn bách thảo có thể trồng các loại thực vật từ nhiều quốc gia và vùng khí hậu khác nhau. Vườn bách thảo thường được các đại học quản lý với mục đích làm cơ sở nghiên cứu khoa học.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Âu châu
[sửa | sửa mã nguồn]Ý
[sửa | sửa mã nguồn]Ở Âu châu, từ năm 1492 đã có vườn bách thảo Arboretum von Trsteno gần Dubrovnik. Các cườn 1544 còn có vườn bách thảo tại Pisa của Luca Ghini, 1545 ở Padua của Johannes Baptista Montanus cũng như ở Firenze (1545) và Bologna (1568).
Đức
[sửa | sửa mã nguồn]Ở Đức, vườn bách thảo đầu tiên được thành lập ở Leipzig (1580), Jena (1586), Heidelberg (1593), Gießen (1609) và Freiburg (1620), thường thuộc về phân khoa Y học là vườn dược thảo (Hortus Medicus). Vườn bách thảo Kiel là vườn bách thảo đầu tiên theo nghĩa hiện nay. Nó được Johann Daniel Major thành lập vào năm 1669 tại Christian-Albrechts-Universität zu Kiel.
Bồ Đào Nha
[sửa | sửa mã nguồn]Vườn bách thảo đầu tiên ở Bồ Đào Nha được bá tước Grafen von Pombal thuộc Universität Coimbra cho xây vào năm 1772.[1]
Mạng lưới vườn bách thảo
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện thời có khoảng 1.800 vườn bách thảo tại 150 quốc gia (phần lớn tại các vùng có khí hậu ôn hòa). Trng đó có 400 vườn ở Âu châu, 200 ở Bắc Mỹ, 150 ở Nga, và một số càng ngày càng tăng lên ở Đông Á.[2] Mỗi năm chúng thu hút khoảng 150 triệu du khách. Trong quá khứ, các vườn bách thảo trao đổi thực vật qua việc ấn hành danh sách các hạt giống. Đó là một phương tiện để trao đổi không những các thực vật mà cả các thông tin giữa các vườn bách thảo với nhau; cách làm việc này vẫn tiếp diễn tới ngày nay.[3]
Hội Vườn bách thảo Quốc tế (The International Association of Botanic Gardens) [4] được thành lập vào năm 1954. Gần đây, việc điều hợp cũng được hội Bảo tồn Vườn bách thảo Quốc tế (Botanic Gardens Conservation InternationalBGCI) góp phần, hội đặt ra nhiệm vụ huy động các vườn bách thảo bảo đảm được sự đa dạng thực vật làm phúc lợi cho con người và quả đất.[5] BGCI có hơn 700 thành viên phần lớn là các vườn bách thảo tại 118 nước, và ủng hộ mạnh mẽ Chiến lược toàn cầu bảo vệ thực vật (Global Strategy for Plant Conservation) bằng cách phát hành một số các phương sách và các ấn bản, và bằng cách tổ chức các hội thảo quốc tế và các chương trình bảo tồn.
Trong các vùng cũng có sự liên lạc với nhau. Tại Mỹ, có hội các vườn công cộng Mỹ (American Public Gardens Association)[6], và ở Úc châu hội các vườn bách thảo Úc và Tân Tây Lan (BGANZ).[7]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Helena Attlee, The gardens of Portugal, London, Frances Lincoln 2007, 25
- ^ “东亚植物园”. East Asia Botanic Gardens Network. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2011.
- ^ Heywood 1987, tr. 11
- ^ “International Association of Botanic Gardens (IABG)”. BGCI.org. Botanic Gardens Conservation International. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2011.
- ^ “Mission statement”. BGCI.org. Botanic Gardens Conservation International. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2011.
- ^ “American Public Gardens Association”. publicgardens.org. American Public Gardens Association. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2011.
- ^ “Welcome to BGANZ”. BGANZ.org.au. Botanic Gardens Australia and New Zealand Inc. 2011. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2011.