Bước tới nội dung

Vanadyl dichloride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Vanadyl điclorua)
Vanadyl dichloride
Cấu trúc của vanadyl đichloride
Tên khácVanadyl(IV) chloride
Vanadi(IV) oxychloride
Vanadi oxyđichloride
Nhận dạng
Số CAS10213-09-9
PubChem10176169
Số EINECS233-517-7
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [O-2].[Cl-].[Cl-].[V+4]

ChemSpider8351674
UNIIET7948FWOY
Thuộc tính
Công thức phân tửVOCl2
Khối lượng mol137,8458 g/mol (khan)
173,87636 g/mol (2 nước)
182,884 g/mol (2,5 nước)
227,9222 g/mol (5 nước)
Bề ngoàichất rắn màu lục hút ẩm (khan)
chất rắn màu nâu (2 và 2,5 nước)[1]
tinh thể màu dương (5 nước)
Khối lượng riêng2,88 g/cm³
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcphản ứng (khan)
tan (5 nước)
Độ hòa tantạo phức với amonia
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Vanadyl đichloride là một hợp chất vô cơcông thức hóa học VOCl2. Nó là một trong số các oxychloride của vanadi, là một chất rắn màu xanh lá cây hút ẩm khi khan, phản ứng với nước.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Nó được điều chế bằng cách kết hợp vanadi(III) chloride và các loại vanadi(V) oxit:[2]

V2O5 + VOCl3 + 3VCl3 → 6VOCl2

Như đã được xác minh bằng phương pháp tinh thể học tia X, vanadyl đichloride có cấu trúc phân lớp, với các trung tâm vanadi bát diện được liên kết với các phối tử oxit và chloride kép.[3]

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

VOCl2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như VOCl2·5NH3 là bột màu nâu sáng.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Vanadium: Teil B — Lieferung 1. Verbindungen bis Vanadium und Wismut (T. G. Maple; Springer-Verlag, 31 thg 8, 2013 - 368 trang), trang 231. Truy cập 16 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ G. Brauer (1963). “Vanadium Oxydichloride”. Trong G. Brauer (biên tập). Handbook of Preparative Inorganic Chemistry, 2nd Ed. NY: Academic Press. tr. 1263.
  3. ^ Seifert, H. J.; Uebach, J. (1981). “Beitrage zur Chemie und Struktur von Vanadylhalogeniden”. Zeitschrift für anorganische und allgemeine Chemie. 479: 32–40. doi:10.1002/zaac.19814790804.
  4. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 15,Phần 2 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1970), trang 1118. Truy cập 11 tháng 4 năm 2021.