Bước tới nội dung

Việt Nam tại Thế vận hội Mùa hè 2024

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Việt Nam tại
Thế vận hội Mùa hè 2024
Mã IOCVIE
NOCỦy ban Olympic Việt Nam
Trang webwww.voc.org.vn (tiếng Anh)
Paris, Pháp
26 tháng 7 năm 2024 (2024-07-26) – 11 tháng 8 năm 2024 (2024-08-11)
Vận động viên16 trong 11 môn thể thao
Người cầm cờLê Đức Phát & Nguyễn Thị Thật
Huy chương
Vàng Bạc Đồng Tổng số
0 0 0 0
Tham dự Thế vận hội Mùa hè (tổng quan)

Việt Nam tham dự Thế vận hội Mùa hè 2024 tại Paris từ ngày 26 tháng 7 đến 11 tháng 8 năm 2024. Đây là lần thứ 11 Việt Nam tham dự Thế vận hội sau khi đất nước thống nhất, trước đó các vận động viên Việt Nam tham dự 6 kỳ Thế vận hội dưới là cờ Quốc Gia Việt Nam hoặc Miền Nam Việt Nam. Việt Nam không tham dự Thế vận hội Mùa hè 1976Thế vận hội Mùa hè 1984.

Vận động viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng các vận động viên tham gia Thế vận hội.

Môn thi đấu Nam Nữ Tổng cộng
Bắn cung 1 1 2
Bắn súng 0 2 2
Bơi lội 1 1 2
Canoeing 0 1 1
Chèo thuyền 0 1 1
Cầu lông 1 1 2
Cử tạ 1 0 1
Điền kinh 0 1 1
Judo 0 1 1
Quyền Anh 0 2 2
Xe đạp 0 1 1
Total 4 12 16

Bắn cung

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai cung thủ Việt Nam giành quyền tham dự nội dung cá nhân nam và nữ tại Thế vận hội Mùa hè 2024 nhờ thành tích thi đấu tại Vòng Loại Cuối Cùng 2024 tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ; và xếp hạng cung thủ thế giới.

Vận động viên Nội dung Vòng xếp hạng Vòng 1/32 Vòng 1/16 Vòng 1/8 Tứ kết Bán kết Chung kết / Bản mẫu:Tranh HCĐ
Điểm số Hạt giống Đối thủ
Tỷ số
Đối thủ
Tỷ số
Đối thủ
Tỷ số
Đối thủ
Tỷ số
Đối thủ
Tỷ số
Đối thủ
Tỷ số
Hạng
Lê Quốc Phong Cá nhân nam 652 47  Olaru (MDA)
Thua 0-6
Bị loại
Đỗ Thị Ánh Nguyệt Cá nhân nữ 648 37  Fallah (IRI)
Thua 5-6
Bị loại
Lê Quốc Phong
Đỗ Thị Ánh Nguyệt
Đôi nam nữ 1300 24 Không giành quyền tham gia 24

Điền kinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam cử một chân chạy nước rút tham dự Thế vận hội Mùa hè 2024.[1]

Key
  • Chú ý–Đây là xếp hạng của lượt chạy
  • Q = Giành quyền vào vòng tiếp theo
  • q = Giành quyền vào vòng tiếp theo với tư cách VĐV thất bại có thành tích tốt nhất
  • NR = Kỷ lục quốc gia
  • N/A = Vòng đấu không nằm trong cuộc thi
  • Bye = VĐV được miễn thi đấu
Chạy
Vận động viên Nội dung Sơ loại Vòng 1 Bán kết Chung kết
Thành tích Hạng Thành tích Hạng Thành tích Hạng Thành tích Hạng
Trần Thị Nhi Yến 100m nữ 11.81 1 Q 11.79 7 Không giành quyền tham gia

Cầu lông

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam có hai vận động viên cầu lông tham dự Thế vận hội dựa trên Xếp hạng Đường tới Paris của BWF.

Vận động viên Nội dung Vòng bảng Vòng loại Tứ kết Bán kết Chung kết/ Tranh HCĐ
Đối thủ
Tỷ số
Đối thủ
Tỷ số
Hạng Đối thủ
Tỷ số
Đối thủ
Tỷ số
Đối thủ
Tỷ số
Đối thủ
Tỷ số
Hạng
Lê Đức Phát Đơn nam  Roth (GER)
Thắng (21-10, 21-10)
 Prannoy (IND)
Thua (21-16, 11-21, 12-21)
2 Bị loại
Nguyễn Thùy Linh Đơn nữ  Ho (AUS)
Thắng (21-6, 21-3)
 Zhang (USA)
Thua (20-22, 20-22)
2 Bị loại

Quyền Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam có hai võ sĩ tham dự. Võ Thị Kim Ánh (hạng gà nữ) giành được suất tham dự nhờ lọt vào top 4 Giải đấu Vòng loại Olympic Quyền Anh thế giới 1 tại Busto Arsizio, Italia.[2] Hà Thị Linh (hạng nhẹ nữ) giành suất tham dự sau khi chiến thắng vòng đấu quota bouts tại Giải đấu Vòng loại Olympic Quyền Anh thế giới 2 tại Bangkok, Thái Lan.

Vận động viên Nội dung Vòng 1/16 Vòng 1/8 Tứ kết Bán kết Final
Đối thủ
Kết quả
Đối thủ
Kết quả
Đối thủ
Kết quả
Đối thủ
Kết quả
Đối thủ
Kết quả
Rank
Võ Thị Kim Ánh Hạng gà nữ  Pawar (IND)
Thua 0–5
Bị loại
Hà Thị Linh Hạng nhẹ nữ  Epenisa (TGA)
Thắng 5–0
 Yang Wenlu (CHN)
Thua 0–5
Bị loại

Đua thuyền nước rút

[sửa | sửa mã nguồn]

Lần đầu tiên kể từ năm 2004, các tay chèo canoeing Việt Nam giành quyền tham dự Thế vận hội thông qua thành tích quốc gia cao nhất tại Giải đấu vô địch Đua thuyền nước rút Châu Á 2024 tại Tokyo, Nhật Bản.

Vận động viên Nội dung Vòng sơ loại Tứ kết Bán kết Chung kết
Thời gian Hạng Thời gian Hạng Thời gian Hạng Thời gian Hạng
Nguyễn Thị Hương C1 200 m Nữ 49.74 6 QF 49.09 6 Không giành quyền tham gia

Viết tắt: FA = Giành quyền vào chung kết (tranh huy chương); FB = Giành quyền vào chung kết B (không tranh huy chương)

Xe đạp đường trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Lần đầu tiên từ năm 1988, Việt Nam góp mặt một cua-rơ nữ thi đấu xe đạp đường trường tại Thế vận hội, thông qua việc tái phân bổ các suất chưa sử dụng nhờ sự ra đời của UCI Nation Ranking.[3]

Vận động viên Nội dung Thời gian Hạng
Nguyễn Thị Thật Xe đạp đường trường nữ 4:10:47 73

Việt Nam có một võ sĩ giành quyền đến Thế vận hội. Hoàng Thị Tình (hạng cân dưới 48 kg) giành quyền tham dự thông qua suất châu lục dựa trên xếp hạng điểm Olympic.

Vận động viên Nội dung Vòng 1/16 Vòng 1/8 Tứ kết Bán Kết Repechage Chung kết/ Tranh HCĐ
Đối thủ
Kết quả
Đối thủ
Kết quả
Đối thủ
Kết quả
Đối thủ
Kết quả
Đối thủ
Kết quả
Đối thủ
Kết quả
Hạng
Hoàng Thị Tình Dưới 48 kg, nữ  Bedioui (TUN)
Thua 00–01
Bị loại

Chèo thuyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tay chèo Việt Nam tham dự một nội dung thuyền đơn nữ hạng nặng tại Thế vận hội, thông qua Vòng loại Châu Á & Châu Đại Dương 2024 tại Chungju, Hàn Quốc.

Vận động viên Nội dung Vòng loại Repechage Tứ kết Bán kết Chung kết
Thời gian Hạng Thời gian Hạng Thời gian Hạng Thời gian Hạng Thời gian Hạng
Phạm Thị Huệ Thuyền đơn nữ hạng nặng 8:03.84 4 R 8:00.97 2 QF 7:56.96 6 SC/D 8:22.85 6 FD 7:47.84 23

Chú thích: FA=Chung kết A (tranh huy chương); FB=Chung kết B (không tranh huy chương); FC=Chung kết C (không tranh huy chương); FD=Chung kết D (không tranh huy chương); FE=Chung kết E (không tranh huy chương); FF=Chung kết F (không tranh huy chương); SA/B=Bán kết A/B; SC/D=Bán kết C/D; SE/F=Bán kết E/F; QF=Tứ kết; R=Repechage

Bắn súng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tay súng Việt Nam giành được suất thi đấu nhờ kết quả tại Giải vô địch Thế giới ISSF 2022 và 2023, Giải Vô địch Châu Á 2023 và 2024, và Vòng loại Olympic Thế giới ISSF 2024.[4]

Vận động viên Nội dung Vòng loại Chung kết
Điểm Hạng Điểm Hạng
Trịnh Thu Vinh 10m súng ngắn hơi nữ 578 4 Q 198.6 4
25m súng ngắn thể thao nữ 587 4 Q 16 7
Lê Thị Mộng Tuyền 10m súng trường hơi nữ 621.1 40 Không giành quyền tham gia

Bơi lội

[sửa | sửa mã nguồn]

Các kình ngư Việt Nam đạt được thời gian tiêu chuẩn tham dự Olympic và giành quyền tham dự.[5]

Vận động viên Nội dung Vòng loại Bán kết Chung kết
Thời gian Hạng Thời gian Hạng Thời gian Hạng
Nguyễn Huy Hoàng 800m bơi tự do nam 8:08.39 28 Không giành quyền tham gia
1500m bơi tự do nam 15:18.63 21 Không giành quyền tham gia
Võ Thị Mỹ Tiên 200m phối hợp nữ 2:17.18 27 Không giành quyền tham gia

Việt Nam có một lực sĩ tham dự Thế vận hội. Trịnh Văn Vinh (61 kg nam) giành được một trong 10 suất thi đấu tại hạng cân của mình dựa trên Xếp hạng Vòng loại Olympic của IWF.

Vận động viên Nội dung Cử giật Cử đẩy Tổng Hạng
Kết quả Hạng Kết quả Hạng
Trịnh Văn Vinh Nam -61 kg 128 DNF DNF

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Athletics Paris 2024 Final Entries”. World Athletics. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ “Boxing 1st World Qualification Tournament - Busto Arsizio: Which boxers have obtained quotas for Paris 2024?”. Olympics. 11 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ “Đánh bại tay đua Trung Quốc, Nguyễn Thị Thật bảo vệ HCV xe đạp châu Á” [Defeating Chinese rider Nguyễn Thị Thật defends Asian cycling gold medal]. Thanh Niên. 12 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ “Quota Places by Nation and Number”. issf-sports.org/. ISSF. 1 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ “Paris 2024 – Swimming Qualification”. World Aquatics. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2023.