Bước tới nội dung

Wikipedia:Đánh giá chất lượng nội dung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hệ thống phía dưới được cộng đồng Wikipedia tiếng Việt sử dụng để làm thước đo đánh giá chất lượng nội dung của một bài viết bằng cách dùng ký hiệu viết tắt. Mục đích của hệ thống này là nhằm phản ánh thực trạng và mức độ hoàn chỉnh của bài viết, cũng như tuân thủ đúng quy tắc trình bày bài viết về mặt văn phạmbố cục.

Ở Wikipedia tiếng Việt, hệ thống đánh giá chất lượng nội dung được các biên tập viên thực hiện thông qua hai hình thức chính: Tự đánh giá nếu bài viết đạt loại "A", "B", "C" và "Sơ khai". Hoặc, thông qua biểu quyết cộng đồng nếu bài viết được cho là đạt loại "Bài viết tốt" (BVT) hoặc "Bài viết chọn lọc" (CL). Trong đó, loại "Sơ khai" là loại có chất lượng nội dung kém nhất và "Bài viết chọn lọc" là loại có chất lượng nội dung tốt nhất, tiêu biểu nhất và độc đáo nhất. Hình thức vẫn tương tự đối với các bài thuộc chuyên mục "Danh sách chọn lọc" (DSCL).

Mặc dù bạn có thể tự đánh giá bài viết nhưng bạn vẫn nên hạn chế sử dụng thước đo này để tự đánh giá thành quả của riêng bản thân mà thực sự nên lấy ý kiến đánh giá chất lượng của những người khác. Chúng ta đều thừa biết mỗi biên tập viên đều có góc nhìn, quan điểm hoặc tiêu chí riêng cho một bài viết hoàn hảo. Có thể bạn cảm thấy bài viết của bạn trông rất "được", nhưng với góc nhìn của người khác thì họ không đồng tình như thế. Nếu như có xảy ra tranh cãi liên quan đến chất lượng bài viết thì tốt nhất nên bàn bạc tại trang thảo luận của bài viết đó, hoặc tại chính trang biểu quyết mà bài viết được đề cử ở BVT/BVCL.

Lưu ý: Thang đánh giá dưới đây chỉ là nhất thời và tiêu chí có thể được thay đổi theo thời gian.

Bảng đánh giá chất lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trang không thuộc tiêu chí đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Những bài viết mang tính chất dự đoán trong tương lai.
  • Trang định hướng nhiều bài chung tên gọi.
  • Trang đổi hướng.
  • Các trang thuộc không gian khác như: thể loại, tập tin, cổng thông tin, trang dự án, bản mẫu, thành viên (kể cả nháp),...

Độ quan trọng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là thước đo "độ quan trọng" của bài viết trong các tiểu dự án.

Độ quan trọng Nội dung
Đặc biệt Chủ thể là trọng tâm chính của dự án bách khoa
Cao Chủ thể có vai trò rất quan trọng trong chủ đề dự án
Trung bình Chủ thể có ảnh hưởng đâu đó trong chủ đề dự án, nhưng vẫn tương đối.
Thấp Chủ thể ít quan trọng trong dự án