Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2010/Tuần 46

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết chọn lọc năm 2010
Tuần 45 Tuần 47
Ba quả bóng màu (tượng trưng cho các hạt quark) nối thành cặp với nhau bởi các lò xo (tượng trưng cho các gluon), tất cả bên trong một vòng tròn màu xám (tượng trưng cho hạt proton). Các quả bóng có màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương thể hiện màu tích của các quark tương ứng. Hai quả bóng màu đỏ và xanh dương được gắn nhãn "u" (quark lên) còn quả màu xanh lá cây có nhãn "d" (quark xuống). Thứ tự sắp xếp màu không quan trọng, chủ yếu thể hiện có ba màu hiện diện.

Quark là một hạt cơ bản sơ cấp và là một thành phần cơ bản của vật chất. Các quark kết hợp với nhau tạo nên các hạt tổ hợp còn gọi là các hadron, với những hạt ổn định nhất là protonneutron - những hạt thành phần của hạt nhân nguyên tử. Do một hiệu ứng gọi là sự giam hãm màu, các quark không bao giờ tìm thấy đứng riêng rẽ; chúng chỉ có thể tìm thấy bên trong các hadron. Với lý do này, rất nhiều điều về các quark được biết đến đã được dẫn ra từ các hadron chúng tổ hợp lên.

Có 6 loại quark, còn được biết đến là hương: lên (u), xuống (d), duyên (c), lạ (s), đỉnh (t), và đáy (b). Các quark lên (u) và quark xuống (d) có khối lượng nhỏ nhất trong các quark. Các quark nặng hơn nhanh chóng biến đổi sang các quark u và d thông qua một quá trình phân rã hạt: sự biến đổi từ một trạng thái khối lượng cao hơn sang trạng thái khối lượng thấp hơn. Vì điều này, các quark u và d nói chung là ổn định và thường gặp nhất trong vũ trụ, trong khi các quark duyên (c), lạ (s), đỉnh (t), và đáy (b) chỉ có thể được tạo ra trong va chạm năng lượng cao (như trong các tia vũ trụ và trong các máy gia tốc hạt).

Các quark có rất nhiều tính chất nội tại, bao gồm điện tích, màu tích (color charge), spin, và khối lượng. Các quark là những hạt cơ bản duy nhất trong mô hình chuẩn của vật lý hạt đều tham gia vào bốn tương tác cơ bản (điện từ, hấp dẫn, mạnh, và yếu), cũng như là các hạt cơ bản có điện tích không phải là một số nguyên lần của điện tích nguyên tố. Đối với mỗi vị quark có tương ứng với một loại phản hạt, gọi là phản quark, mà chỉ khác với các quark ở một số tính chất có độ lớn bằng nhau nhưng ngược dấu. [ Đọc tiếp ]