Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Xoá theo tỷ lệ 6/1   Biheo2812  11:53, ngày 1 tháng 10 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem)
(Tìm nguồn: "Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)

Chủ thể là "tổ chức chứng nhận và giám định độc lập bên thứ 3 được Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định cấp phép hoạt động". Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:26, ngày 10 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xóa
  1. Xóa Có nhiều tổ chức tương tự như trên, đầy là đằng khác. Vì vậy chủ thể chưa nổi bật đến mức để có bài trên đây. Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:02, ngày 10 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chào bạn Nguyenmy2302! Cảm ơn bạn đã góp ý!
    Phần góp ý của bạn là dựa trên quan điểm cá nhân của riêng bạn, chưa đủ lập luận, dẫn chứng căn cứ để xác định chủ thể trên chưa nổi bật.
    "Quan điểm có nhiều tổ chức tương tự như trên, đầy là đằng khác" Là một kết luận vô căn cứ dựa trên quan điểm cá nhân, chưa nắm rõ hết kiến thức về ngành khoa học, ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Ví dụ tổ chức BSI Group, Bureau Veritas cũng là một trong các tổ chức chứng nhận giống như ISOCERT. Ngoài ra các tổ chức khác ở nước ngoài như TÜV Nord, SGS S.A., Intertek Group plc,... chẳng lẽ những tổ chức này cũng "tương tự, đầy là đằng khác" nên những tổ chức này cũng chưa nổi bật để có bài trên đây? Bạn có thể gõ tìm kiếm các tổ chức đó và xem xét lại quan điểm để đưa ra kết luận có căn cứ công bằng, minh bạch, khách quan chính xác hơn.
    Trân trọng! - Hà Trang Đỗ (thảo luận) 06:41, ngày 23 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Hà Trang Đỗ Vậy cho hỏi chủ thể có thành tích gì nổi bật để có bài trên đây? Giải thưởng hay vai vế nào đó so với các công ty bạn vừa dẫn ra? Lưu ý công ty được "được công nhận theo quyết định" gì gì đó không phải là thứ để đánh giá độ nổi bật chủ thể, nhiều công ty cũng có chứng nhận trên. Nếu không có gì đáng chú ý về chủ thể đủ để có bài trên này, rõ ràng là nó không nổi bật. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:11, ngày 23 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 Các chủ thể tương tự như BSI Group, Bureau Veritas, BSI Group, TÜV Nord,... trên wikipedia cũng không nêu phần giải thưởng, thành tích thì vẫn có bài trên wikipedia đó thôi. Và trong tiêu chí đánh giá đủ độ nổi bật của wikipedia mình cũng không thấy tiêu chí phải khoe thành tích này hay giải thưởng nọ mới đáp ứng độ nổi bật, tìm trong bài độ nổi bật của wikipedia mình cũng không thấy bất kỳ chữ "thành tích" hay "giải thưởng" Và các chủ thể kia xuất hiện trên wikipedia cũng không có phần đó (Wikipedia cung cấp kiến thức chung cho nhân loại).
    Trong tiêu chí "độ nổi bật" yêu cầu nêu dẫn nguồn từ các trang có uy tín. Bạn là thành viên của wikipedia thì bạn biết không phải dẫn nguồn trang nào wikipedia cũng cho dẫn, nó phải từ trang độc lập - khách quan với chủ thể, chỉ cần dẫn nguồn từ trang lung tung là cũng không thể dẫn được. Bài viết của chủ thể dẫn từ trang nguồn uy tín gov, báo chí lớn, có căn cứ xác đáng uy tín cho người dùng. Ngoài ra về thành tích có nêu mà không có căn cứ dẫn nguồn độc lập thì cũng không đáng tin nên khi viết không có nguồn ở mục đó nên mình cũng không viết. Cung cấp thông tin về nguồn dẫn là cái quan trọng chắc bạn biết.
    - "Được công nhận theo quyết định" thì không phải tổ chức nào cũng được công nhận đâu bạn. Ở Việt Nam có hơn 100 tổ chức thì có hơn 10 tổ chức được công nhận thôi bạn. Cái được công nhận đó thể hiện năng lực của chủ thể. Giống như việc bạn được học sinh giỏi nhưng khi bạn được học sinh giỏi nhất lớp nó lại khác học sinh giỏi nhất khối cấp trường, học sinh giỏi cấp huyện, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp quốc tế. Cái được công nhận kia nó thể hiện chủ thể khi cấp chứng nhận sẽ được quốc tế công nhận, khi doanh nghiệp có giấy chứng nhận được công nhận thì hàng hóa sẽ được các doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng chấp nhận ở mọi nơi. Còn nếu không có sự công nhận đó thì hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được chấp nhận ở thị trường Việt Nam, khó xuất sản phẩm được sang thị trường quốc tế. Bạn có thể tìm hiểu khảo sát năng lực của các tổ chức.
    - Ngoài ra bạn tìm hiểu và phân biệt "tổ chức tư vấn" và "tổ chức chứng nhận" để tránh hiểu lầm. Ví dụ ISOCUS là tổ chức tư vấn chứng nhận ISO nhưng họ không có quyền cấp giấy chứng nhận ISO, họ chỉ có quyền tư vấn, việc cấp giấy là do tổ chức chứng nhận. Trên giấy chứng nhận ISO không bao giờ có tên ISOCUS hay logo ISOCUS. Nên các bạn ở ngoài ngành sẽ bị hiểu nhầm là có nhiều tổ chức và đầy tổ chức và sự công nhận cũng vậy.
    Hà Trang Đỗ (thảo luận) 08:21, ngày 25 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Hà Trang Đỗ Đó là các công ty đa quốc gia, có nhiều chi nhánh khác nhau trên toàn thế giới nên không cần giải thưởng cũng đủ nổi bật để có bài. Họ cũng có các công nhận như chủ thể, vậy chủ thể có gì đáng chú ý ngang hoặc hơn họ để có bài trên đây? Hơn nữa, tuy bài có nhiều nguồn chú, nhưng đa số trong đó toàn là nguồn sơ cấp, trong khi tiêu chí cơ bản về độ nổi bật thì phải có các nguồn thứ cấp nhắc đến đáng kể. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 01:16, ngày 28 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2. Xóa Bài PR rất rõ ràng. Tổ chức mới thành lập được 3 năm và là một trong hàng tá tổ chức chứng nhận khác. 0 nổi bật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:42, ngày 1 tháng 10 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3. Xóa Bài PR, có gì nổi bật? ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 09:01, ngày 1 tháng 10 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4. Xóa viết bài thấy phát ghét rồi "ISOCERT là một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu Việt Nam." còn cái nguồn nào nói "ISOCERT kiểm tra và cung cấp chứng nhận cho các công ty trên toàn thế giới thực hiện các tiêu chuẩn hệ thống quản lý", nguồn đâu, hay là nổ, bài này xóa +++"Người mất tất cả, không còn gì để mất và không sợ mất bất cứ thứ gì, và chấp nhận mất tất cả" (thảo luận) 11:12, ngày 1 tháng 10 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5. Xóa Tổ chức chưa thực sự nổi bật. TranHieu0706 (thảo luận) 11:31, ngày 1 tháng 10 năm 2021 (UTC)TranHieu0706[trả lời]
  6. Xóa Có dấu hiệu quảng cáo.   Biheo2812  11:47, ngày 1 tháng 10 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Giữ
  1. Giữ Bài này đủ độ nổi bật, vì ISOCERT giống các tổ chức khác như Bureau Veritas, TÜV Nord, SGS S.A., Intertek Group plc, BSI Group. Tổ chức ISOCERT là tổ chức Việt Nam được Bộ khoa học Công Nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp phép mới được phép hoạt động. Các tổ chức chứng nhận của nước ngoài Bureau Veritas, TÜV Nord, SGS S.A., Intertek Group plc, BSI Group... sang Việt Nam hoạt động cũng phải được Bộ khoa học công nghệ cấp phép mới được phép hoạt động tại Việt Nam. Ở bên nước ngoài các tổ chức đó đều có bài trên Wikipedia. Và Chủ thể đã dẫn chứng đầy đủ nguồn từ các trang miền uy tín gov, báo trí lớn chứ không phải dẫn nguồn từ trang vô căn cứ. Hà Trang Đỗ (thảo luận) 07:47, ngày 23 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Rất tiếc nhưng bạn chưa đủ điều kiện bỏ phiếu do chưa đủ 300 sửa đổi và 50 sửa đổi trong 30 ngày theo quy định. | D (📋) 16:30, ngày 23 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Người tạo bài hoàn toàn có thể bỏ phiếu. Nguyenmy2302 (thảo luận) 00:36, ngày 24 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
NTCuong19 Thế thì bạn nên đọc kỹ lại quy định! – Hà Trang Đỗ (thảo luận) 08:23, ngày 25 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
  1.  Ý kiến Chưa rõ nổi bật như nào, nhưng về thành tích, chứng nhận hay quyết định thì kể dài dòng, lan man. Song thông tin thì còn nặng tính chuyên ngành, chưa bách khoa. TranHieu0706 (thảo luận) 12:42, ngày 10 tháng 9 năm 2021 (UTC)TranHieu0706[trả lời]
Chào bạn TranHieu0706!
Trước tiên mình xin cảm ơn bạn đã quan tâm đến chủ đề và góp ý kiến. Trước khi viết về chủ thể, mình có nghiên cứu kỹ và tham khảo một số tổ chức giống ISOCERT trên wikipedia gồm có: BSI Group, Bureau Veritas, SGS S.A., Intertek Group plc để lên những thông tin cung cấp kiến thức cho người dùng Việt Nam. Họ cũng viết như vậy. Cậu có thể vào xem các tổ chức đó trên wikipedia hoặc cậu có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này hãy đóng góp sửa chữa để bài được hoàn thiện hơn.
Trân trọng!
Hà Trang Đỗ (thảo luận) 07:20, ngày 23 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!