Bước tới nội dung

Zingiber ligulatum

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Zingiber ligulatum
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Zingiber
Loài (species)Z. ligulatum
Danh pháp hai phần
Zingiber ligulatum
Roxb., 1810[2]

Zingiber ligulatum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roxburgh miêu tả khoa học đầu tiên năm 1810.[2][3]

Mẫu định danh[sửa | sửa mã nguồn]

Mẫu định danh: Hardwicke T. s. n.; do Thomas Hardwicke (1756-1835) thu thập tại Ấn Độ.[2][4]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Loài bản địa miền đông Ấn Độ, Myanmar[5] nhưng đã du nhập vào Lào[6]Thái Lan[7] dưới dạng cây trồng.[1][8]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Baker (1892) và Schumann (1904) xếp Z. ligulatum trong tổ Cryptanthium.[9][10]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Thân rễ có đốt, chạy ngang dưới mặt đất; các rễ mập, dài mọc từ các đốt. Thân lá cao 60 cm, mọc từ các đốt thân rễ, uốn cong đáng kể sang một bên. Bẹ nhẵn nhụi; lưỡi bẹ lớn, thuôn dài, 2 thùy, khô xác khi già. Lá gần nhau, mọc so le, xếp thành 2 dãy, không cuống, trên các bẹ của chúng, từ hình tim phía dưới tới thuôn dài-hình mác phía trên, (7,5-)25-30 × 5-7,5(-10) cm, hai mặt nhẵn nhụi, mặt trên xanh lục, mặt dưới xanh lục nhạt hơn, các gân song song thấy rõ. Cuống cụm hoa dài 5-7,5 cm, nửa chìm trong đất, có vảy. Cành hoa bông thóc xếp lợp từ lỏng lẻo tới kết đặc, hình trứng ngược tới gần hình cầu, đường kính 3 cm, đỉnh nằm ngang bằng trên đất. Lá bắc ngoài hình trứng, bên trong hình mác, dài 2-2,5 cm, màu hồng tới đỏ, mép hồng, đỡ 1 hoa. Đài hoa thượng, 1 lá, hình thìa, dài khoảng một nửa ống tràng, 3 răng không đều. Ống tràng thanh mảnh, dài như lá bắc, cuộn trong, các thùy gần đều, thẳng, nhọn, nhẵn bóng, dài 1,8-1,9 cm, màu hồng tới ánh đỏ. Cánh môi thuôn dài, tù, gần hình kích tới hình trứng ngược-hình nêm, màu trắng ánh vàng tới vàng nhạt, không đốm, dài 1,9 cm, mép nhăn, có khía răng cưa không khác biệt; các tai ở đáy nhỏ, hình trứng, nhọn. Nhị màu vàng, ngắn hơn cánh môi. Chỉ nhị ngắn. Bao phấn 2 thùy, thẳng. Mỏ [mào bao phấn] cong, có rãnh, dài, thon. Bầu nhụy hình xoan, có lông nhung, 3 ngăn, mỗi ngăn nhiều noãn đính tâm. Vòi nhụy rất thanh mảnh, kéo dài tới đầu nhụy hình phễu có lông rung nằm ngang đỉnh của chỉ nhị. Các tuyến mật dài, thanh mảnh, bao quanh đáy vòi nhụy ở đáy của ống tràng. Quả nang hình trứng-thuôn dài tới hình elip, dài 2-2,5 cm hoặc hơn, 3 ngăn, 3 mảnh vỏ, 3 mặt, mở từ đỉnh xuống các góc, bên trong màu đỏ tươi tới đỏ thắm, vỏ như da, có sọc, màu ánh vàng rơm xỉn. Hạt nhiều, hình xoan (elipxoit), màu từ nâu ánh đen tới đen-nâu hạt dẻ, hơi nhăn nheo, áo hạt màu trắng, đỉnh xé rách, dài 5 mm, thuần thục tháng 11-12. Ngoại nhũ phù hợp với hạt, màu xám tro. Phôi hình trụ, ở tâm, dài gần như ngoại nhũ. Ra hoa trong mùa mưa.[2][9][10][11][12][13]

Tên gọi và sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tiếng Thái: Khing Klang, Khing Haeng.[14][15] Là một trong bốn loài gừng (Z. ligulatum, Z. montanum, Z. officinale, Z. ottensii) được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực Thái Lan.[15][16] Từng được sử dụng làm thuốc gây trung tiện.[14]
  • Tiếng Khơ Mú (tại Louangphabang): ີຂງຄາງຄາວ (khing khang khao) nghĩa là gừng mùi hăng. Thân rễ được sử dụng làm thuốc nhuận tràng và điều trị bệnh dạ dày. Các chùm hoa non được ăn như một loại rau.[6]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư liệu liên quan tới Zingiber ligulatum tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Zingiber ligulatum tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Zingiber ligulatum”. International Plant Names Index.
  1. ^ a b Romand-Monnier F. (2019). Zingiber ligulatum. The IUCN Red List of Threatened Species. 2019: e.T44392217A132697832. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T44392217A132697832.en. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ a b c d Roxburgh W., 1810. Descriptions of several of the Monandrous Plants of India, belonging to the natural order called Scitamineae by Linnaeus, Cannae by Jussieu and Drimyrhizae by Ventenat: Zingiber ligulatum. Asiatic Researches, or Transactions of the Society 11: 348.
  3. ^ The Plant List (2010). Zingiber ligulatum. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  4. ^ Zingiber ligulatum trong Zingiberaceae Resource Centre. Tra cứu ngày 26-5-2021.
  5. ^ Kress W. J., DeFilipps R. A., Farr E. & Kyi D. Y. Y., 2003. A Checklist of the Trees, Shrubs, Herbs, and Climbers of Myanmar. Department of Systematic Biology - Botany, National Museum of Natural History, Washington D.C.
  6. ^ a b K. Souvannakhoummane & J. Leong-Škornicková, 2018. Eight new records of Zingiber Mill. (Zingiberaceae) for the Flora of Lao P.D.R.. Edinburgh Journal of Botany 75(1): 3-18, doi:10.1017/S0960428617000312.
  7. ^ Pramote Triboun, Kai Larsen, & Pranom Chantaranothai, 2014. A key to the genus Zingiber (Zingiberaceae) in Thailand with descriptions of 10 new taxa. Thai Journal of Botany 6(1): 53-57.
  8. ^ Zingiber ligulatum trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 26-5-2021.
  9. ^ a b Baker J. G., 1892. Order CXLIX. Scitamineae: Zingiber ligulatum trong Hooker J. D., 1892. The Flora of British India 6(18): 245.
  10. ^ a b Schumann K. M., 1904. IV. 46. Zingiberaceae: Zingiber ligulatum trong Engler A., 1904. Das Pflanzenreich Heft 20: 186.
  11. ^ Roxburgh W., 1820. Zingiber ligulatum trong Carey W., 1820 (biên tập). Flora indica; or Descriptions of Indian plants 1: 50-51.
  12. ^ Roxburgh W., 1820. Zingiber ligulatum (hình minh họa). Plants of the coast of Coromandel: Selected from drawings and descriptions presented to the Hon. court of Directors of the East India Company 3: tab. 253.
  13. ^ Roxburgh W., 1820. Zingiber ligulatum (mô tả). Plants of the coast of Coromandel: Selected from drawings and descriptions presented to the Hon. court of Directors of the East India Company 3: trang 49-50.
  14. ^ a b Tappayuthpijarn Pimolvan, Intouch Sakpakdeejaroen, Torsak Seelanan & Arunporn Itharat, 2012. Using 6-gingerol content and gene mapping for identification of two types of ginger used in Thai traditional medicine. Journal Medical Association of Thailand 95:135-141.
  15. ^ a b Meranee Kidruangphokin, Uracha Pranee, NungruthaiSuphrom & Surat Boonphong, 2017. Chemical constituents of Zingiber ligulatum Roxb.. NU. International Journal of Science 14(2): 9-18.
  16. ^ Triboun Pramote & Pranom Chantaranothai, 2015. Taxanomic study of the genus Zingiber (Zingiberaceae) in Thailand. Paper read at The 7th International symphosium on the Family Zingiberaceae "Ginger for life", tại Chiang Mai, Thái Lan.