Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hispaniola”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
GhalyBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.2) (Bot: Thêm arz:هيسبانيولا
n →‎Chú thích: Thêm thể loại using AWB
Dòng 152: Dòng 152:


[[Thể loại:Địa lý Haiti]]
[[Thể loại:Địa lý Haiti]]
[[Thể loại:Quần đảo Cộng hòa Dominica]]
[[Thể loại:Quần đảo Haiti]]


[[af:Hispaniola]]
[[af:Hispaniola]]

Phiên bản lúc 22:03, ngày 15 tháng 2 năm 2013

Bản mẫu:Bảng tóm tắt đảo Hispaniola là hòn đảo lớn thứ nhì trong quần đảo Antilles giữa Cuba về hướng tây và Puerto Rico về hướng đông. Đây cũng là đảo đông dân nhất trong khu vực này.

Quốc gia dân số
(2005 est.)
diện tích
(km²)
diện tích
(%)
mật độ
(dân số mỗi km²)
Haiti 8.706.497 27.750 36,3 313,7
Cộng hòa Dominica 9.760.000 48.730 63,7 200,3

Về mặt hành chánh, Cộng hòa Haiti chiếm 1/3 phía tây đảo ở và Cộng hòa Dominica phần còn lại phía đông. Colombo khám phá ra đảo ngày 5 tháng 12 năm 1492 và trên chuyến hải hành thứ nhất của ông đảo này là địa điểm đầu tiên người Tây Ban Nha đến định cư.

Địa hình Hispaniola.

Địa danh

Thổ dân châu Mỹ xưa có nhiều tên gọi đảo Hispaniola. Theo Gonzalo Fernández de Oviedo và Bartolomé de las Casas thì bộ tộc Taino gọi đảo là Haiti, có nghĩa "xứ núi non".

Khi Kha Luân Bố (Cristoforo Colombo) khám phá ra đảo thì ông đặt tên xứ này là La Isla Española, tức là "đảo của Tây Ban Nha".[1] Địa danh này được các sử gia đương thời dịch lại, dùng tên tương đương theo tiếng La Tinh nên tên "Hispaniola" được phổ biến trên các bản đồ.

Lịch sử

La Navidad (Môle Saint-Nicolas) ở bờ bắc nước Haiti ngày nay là nơi Kha Luân Bố cho lập thị trấn đầu tiên ở Tân Thế giới. Bấy giờ là Tháng Chạp năm 1492. Thị trấn thứ nhì là La Isabella nay thuộc Cộng hòa Dominica. Năm sau triều đình Tây Ban Nha phái Bartolomeo Colomb, em của nhà thám hiểm đưa 1300 cư dân đến Hispaniola lập nghiệp. Năm 1496 thì khai sanh thị trấn Santo Domingo, nay là thủ đô Cộng hòa Dominica.

Cùng lúc đó bộ tộc thổ dân Taino trên đảo chết nhiều, phần vì nhiễm bệnh từ người Âu châu, phần vì bị người Tây Ban Nha ngược đãi nên chính quyền cho chuyển người Phi châu sang làm nô lệ. Số thổ dân ước đoán khoảng 250.000 người khi Kha Luân Bố đến đảo năm 1492, đến năm 1517 thì chỉ còn khoảng 14.000.[2]

Chú thích

  1. ^ http://www.u-s-history.com/pages/h1033.html
  2. ^ A Conqueror More Lethal Than the Sword. US News and World Report. 5 tháng 2, 2007.