Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 29: Dòng 29:
==Tham khảo==
==Tham khảo==
* Trần Đức Thạnh và ctv. "Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai giá trị tài nguyên và vấn đề biến động cửa". ''Nghiên cứu Huế, Tập ba''. Huế: Trung tâm nghiên cứu Huế, 2002.
* Trần Đức Thạnh và ctv. "Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai giá trị tài nguyên và vấn đề biến động cửa". ''Nghiên cứu Huế, Tập ba''. Huế: Trung tâm nghiên cứu Huế, 2002.
* Trần Đức Thạnh (chủ biên): Tiến hóa và động lực hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, 2010 <nowiki>[https://www.researchgate.net/publication/258724154_Tin_ho_v_ng_lc_h_m_ph_Tam_Giang__Cu_Hai_%28Evolution_and_dynamics_of_Tam_Giang_-_Cau_Hai_lagoon%29]</nowiki>.
* Trần Đức Thạnh (chủ biên): Tiến hóa và động lực hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, 2010 [https://www.researchgate.net/publication/258724154_Tin_ho_v_ng_lc_h_m_ph_Tam_Giang__Cu_Hai_%28Evolution_and_dynamics_of_Tam_Giang_-_Cau_Hai_lagoon%29].


= =
= =

Phiên bản lúc 16:49, ngày 23 tháng 10 năm 2014

Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là tổng thể đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế trong phạm vi từ 16°14′ đến 16°42′ vĩ bắc và 107°22′ đến 107°57′ kinh đông. Khu đầm này trải dài 68 km thuộc địa phận năm huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, và Phú Lộc.

Về mặt địa lý khu đầm này là bốn đầm nối nhau từ bắc xuống nam:

  • Phá Tam Giang
  • Đầm Sam
  • Đầm Hà Trung-Thủy Tú
  • Đầm Cầu Hai.

Một dải đất dài gồm những đụn cát cao ngăn đầm với biển. Có nơi cồn cát cao đến 20 m.

Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27 km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện tích 5.200 ha. Phá thông với biển bằng mỗi cửa Thuận An.

Đầm Sam nhỏ hơn với diện tích 1.620 ha, không thông ra biển.

Đầm Hà Trung-Thủy Tú dài và hẹp với diện tích 3.600 ha cũng là đầm kín không thông ra biển.

Đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích 11.200 ha. Cửa Tư Hiền thông đầm Cầu Hai với biển.

Hệ đầm hứng nước gần như tất cả các con sông lớn trong tỉnh Thừa Thiên nên nước đầm tương đối ngọt rồi chuyển sang nước lợ vào mùa khô.

Địa biến

Vì được cấu tạo bởi những động lực từ các nguồn sông, lũ, bãosóng biển, quần thể đầm phá Tam Giang-Cầu Hai từng biến chuyển qua nhiều thời kỳ. Gần đây nhất năm 1953 cửa Tư Hiền bị cát lấp, mãi đến năm 1959 mới mở lại.

Cửa Thuận An cũng đã di dịch tùy vào thủy văn.

Đặc biệt nhất là năm 1999 khi có lũ lớn, hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai mở thêm ba cửa thông ra biển: cửa Hòa Duân, cửa Vinh Hải, và cửa Lộc Thủy. Những cửa này không tồn tại lâu dài vì sau đó ít lâu lại bị cát bồi lấp đi.

Tham khảo

  • Trần Đức Thạnh và ctv. "Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai giá trị tài nguyên và vấn đề biến động cửa". Nghiên cứu Huế, Tập ba. Huế: Trung tâm nghiên cứu Huế, 2002.
  • Trần Đức Thạnh (chủ biên): Tiến hóa và động lực hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, 2010 [1].