Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bộ Cánh thẳng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
OctraBot (thảo luận | đóng góp)
n Thay thế ‘(?mi)\{\{(Liên kết chọn lọc|Link FA)\|.+?\}\}\n?’ bằng ‘’.: deprecated template
Yanajin33 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2: Dòng 2:
{{Bảng phân loại
{{Bảng phân loại
| name = Bộ Cánh thẳng
| name = Bộ Cánh thẳng
| fossil_range= {{fossilrange|359|0}}Carboniferous–Recent
| image = Patanga_japonica.jpg
| image = Patanga_japonica.jpg
| image_caption = [[Châu chấu Nhật]] (''[[Patanga japonica]]'')
| image_caption = [[Châu chấu Nhật]] (''[[Patanga japonica]]'')

Phiên bản lúc 14:16, ngày 10 tháng 5 năm 2015

Bộ Cánh thẳng
Thời điểm hóa thạch: 359–0 triệu năm trước đây Carboniferous–Recent
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Phân lớp (subclass)Pterygota
Phân thứ lớp (infraclass)Neoptera
Liên bộ (superordo)Exopterygota
Bộ (ordo)Orthoptera
Latreille, 1793
Các phân bộ và siêu họ còn tồn tại

Bộ Cánh thẳng (danh pháp khoa học: Orthoptera, từ tiếng Hy Lạp orthos = "thẳng" và pteron = "cánh") là một bộ côn trùng với biến thái không hoàn toàn, bao gồm các loài châu chấu, cào cào, dếmuỗm. Nhiều loài côn trùng trong bộ này phát ra các âm thanh dưới dạng các tiếng kêu inh ỏi bằng cách cọ xát cánh vào nhau hay vào chân. Các tai của chúng, nằm ở các chân trước, được kết nối sao cho chúng có thể định vị nhau bằng âm thanh.

Đặc trưng

Các loài côn trùng cánh thẳng có hai cặp cánh; các cánh trước hẹp hơn các cánh sau và cứng ở phần gốc cánh. Các cánh trước gối lên nhau ở phần lưng bụng khi côn trùng cánh thẳng nghỉ ngơi. Các cánh sau giống như màng mỏng và gập nếp như các lá quạt phía dưới các cánh trước khi nghỉ. Chúng có phần miệng với quai hàm, các mắt kép (phức) lớn, độ dài các râu thay đổi tùy theo loài. Các chân sau to, phù hợp với việc bật nhảy.

Chu kỳ sống

Các côn trùng cánh thẳng phát triển nhờ biến thái không hoàn toàn. Phần lớn các loài đẻ trứng trong đất hay trên cây. Trứng nở ra thành con non trông tương tự như con trưởng thành nhưng thiếu cánh. Thông qua các lần lột xác kế tiếp nhau thì con non sẽ phát triển lên để trở thành con trưởng thành với đầy đủ cánh. Côn trùng cánh thẳng có khả năng gập được cánh của chúng, một khả năng mà các nhà côn trùng học gọi là côn trùng cánh mới (Neoptera).

Số lượng lần lột xác phụ thuộc vào từng loài; sự phát triển cũng rất biến thiên và có thể là từ vài tuần tới vài tháng, phụ thuộc vào khả năng cung cấp của các nguồn cấp thức ăn cùng các điều kiện thời tiết.

Thực phẩm

Một vài loài côn trùng trong bộ này là các côn trùng duy nhất được coi là kashrut (thức ăn được phép) của đạo Do Thái. Mặc dù Kinh Thánh có thể được hiểu như là thông báo rằng mọi loài Orthoptera là kashrut, ngoại trừ những loài không nhảy như dế trũi, nhưng các tác giả của luật Halakha lại cho rằng chỉ có 4 loài đã biết tại Yemen mới được coi là kashrut.

Phân loại

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo