Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Mạnh Tường (luật sư)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nguoithudo (thảo luận | đóng góp)
n bổ sung năm của sự kiện, link
Dòng 11: Dòng 11:
Trong thời gian tham gia [[kháng chiến chống Pháp]] ông làm luật sư và dạy học tại [[Thanh Hóa]] và khu ba nói chung, giữ chức vụ Phó Giám đốc Trường Sư phạm cao cấp liên khu Bốn. Đến khi hòa bình lập lại năm [[1954]], ông trở về Hà Nội, là giáo sư trường Đại học Văn khoa (nay là [[Đại học Quốc gia Hà Nội]]).
Trong thời gian tham gia [[kháng chiến chống Pháp]] ông làm luật sư và dạy học tại [[Thanh Hóa]] và khu ba nói chung, giữ chức vụ Phó Giám đốc Trường Sư phạm cao cấp liên khu Bốn. Đến khi hòa bình lập lại năm [[1954]], ông trở về Hà Nội, là giáo sư trường Đại học Văn khoa (nay là [[Đại học Quốc gia Hà Nội]]).


Sau 1954 ông giữ các chức vụ Trưởng khoa [[Đại học Luật Hà Nội]], Phó chủ tịch [[Hội Luật gia Việt Nam]], Chủ tịch [[Đoàn Luật sư Việt Nam|Đoàn Luật sư]], Phó [[Trưởng khoa]] [[Đại học Sư phạm Hà Nội]]; thành viên Uỷ ban Trung ương [[Mặt trận Tổ quốc Việt Nam]], thành viên của [[Hội Hữu nghị Việt-Pháp]], [[Hội Hữu nghị Việt-Xô]] và [[Uỷ ban Bảo vệ Hoà bình Thế giới]], sáng lập viên [[Câu lạc bộ Đoàn Kết]], Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên viên nghiên cứu giáo dục. Ông tham gia phái đoàn chính phủ dự [[hội nghị trù bị Đà Lạt]], dự các hội nghị hoà bình thế giới ở [[Bắc Kinh]] và [[Wien]].{{Cần dẫn chứng}}
Sau 1954 ông giữ các chức vụ Trưởng khoa [[Đại học Luật Hà Nội]], Phó chủ tịch [[Hội Luật gia Việt Nam]], Chủ tịch [[Đoàn Luật sư Việt Nam|Đoàn Luật sư]], Phó [[Trưởng khoa]] [[Đại học Sư phạm Hà Nội]]; thành viên Uỷ ban Trung ương [[Mặt trận Tổ quốc Việt Nam]], thành viên của [[Hội Hữu nghị Việt-Pháp]], [[Hội Hữu nghị Việt-Xô]] và [[Ủy ban Bảo vệ Hoà bình Thế giới]], sáng lập viên [[Câu lạc bộ Đoàn Kết]], Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên viên nghiên cứu giáo dục. Ông tham gia phái đoàn chính phủ dự [[hội nghị trù bị Đà Lạt]] năm 1946, dự các hội nghị hòa bình thế giới ở [[Bắc Kinh]] và [[Wien]] năm 1952.{{Cần dẫn chứng}}


Trong số ra mắt ngày [[20 tháng 9]] năm [[1956]], bán nguyệt san ''Nhân Văn'' đã đăng ngay trên trang nhất bài "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư [[Nguyễn Mạnh Tường]]. Ông nêu hai nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ:
Trong số ra mắt ngày [[20 tháng 9]] năm [[1956]], bán nguyệt san ''Nhân Văn'' đã đăng ngay trên trang nhất bài "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư [[Nguyễn Mạnh Tường]]. Ông nêu hai nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ:
Dòng 51: Dòng 51:
*[http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=41&sub=74&article=117451 Trăm năm Trường Bưởi]
*[http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=41&sub=74&article=117451 Trăm năm Trường Bưởi]
*[http://www.tudovis.com/kktd/su_that_lich_su/hcm_ccrd_qua_nhung_sai_lam_trong_ccrd.html Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất - Xây dựng quan điểm lãnh đạo]
*[http://www.tudovis.com/kktd/su_that_lich_su/hcm_ccrd_qua_nhung_sai_lam_trong_ccrd.html Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất - Xây dựng quan điểm lãnh đạo]
*[http://viet-studies.info/NMTuong/NMTuong_TranThanhDam.htm Thầy tôi – Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường –
Bao kỷ niệm đẹp một thời]
*[http://www.tudovis.com/kktd/su_that_lich_su/hcm_ccrd_qua_nhung_sai_lam_trong_ccrd_1.html Bài phát biểu năm 1956 phần I]
*[http://www.tudovis.com/kktd/su_that_lich_su/hcm_ccrd_qua_nhung_sai_lam_trong_ccrd_1.html Bài phát biểu năm 1956 phần I]
*[http://www.tudovis.com/kktd/su_that_lich_su/hcm_ccrd_qua_nhung_sai_lam_trong_ccrd_2.html Bài phát biểu năm 1956 phần II]
*[http://www.tudovis.com/kktd/su_that_lich_su/hcm_ccrd_qua_nhung_sai_lam_trong_ccrd_2.html Bài phát biểu năm 1956 phần II]

Phiên bản lúc 06:09, ngày 16 tháng 12 năm 2009

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường

Nguyễn Mạnh Tường (190913 tháng 6, 1997) là một luật sư và giáo sư Việt Nam.

Tiểu sử

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sinh năm 1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội. Ông theo học tại trường Albert Sarraut và đỗ tú tài năm 16 tuổi[cần dẫn nguồn]. Sau đó du học tại Đại học Montpellier ở miền nam nước Pháp năm 1927. Khi mới 22 tuổi ông trở thành người Việt đầu tiên đỗ hai bằng tiến sĩ tại Pháp: Ưu hạng Luật khoa (Luận án L'individu dans la vieille cité annamite, Code des Lê, D.E., Droit, Montpellier, Imp. de la Presse Montpellier 1932) và Tiến sĩ Quốc gia văn chương (với luận án L'Annam dans la littérature française, D.E., Lettres, Montpellier 1932). Báo chí thời ấy đã coi người thanh niên Việt Nam trong một năm đỗ 2 bằng tiến sĩ là hiện tượng chưa từng có trong nền giáo dục đại học Pháp[cần dẫn nguồn]. Bạn tri âm của ông là Nguyễn Văn Huyên, người cũng làm luận án Tiến sĩ Văn khoa tại Pháp.

Trở về Việt Nam năm 1936, Nguyễn Mạnh Tường dạy văn học Pháp ở trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat), hay còn gọi là trường Bưởi (từ 1945 đổi tên thành trường Trung học Chu Văn An). Bất mãn với chính sách kỳ thị của Pháp khiến ông bỏ dạy và mở văn phòng luật sư tại hai biệt thự số 1 và số 2 phố Mai Xuân Thưởng. Về sau gia đình đã hiến tất cả cho Nhà nước, làm trụ sở cơ quan tiếp dân của Thanh tra Chính phủ.

Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp ông làm luật sư và dạy học tại Thanh Hóa và khu ba nói chung, giữ chức vụ Phó Giám đốc Trường Sư phạm cao cấp liên khu Bốn. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, ông trở về Hà Nội, là giáo sư trường Đại học Văn khoa (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).

Sau 1954 ông giữ các chức vụ Trưởng khoa Đại học Luật Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Đoàn Luật sư, Phó Trưởng khoa Đại học Sư phạm Hà Nội; thành viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Hội Hữu nghị Việt-Pháp, Hội Hữu nghị Việt-XôỦy ban Bảo vệ Hoà bình Thế giới, sáng lập viên Câu lạc bộ Đoàn Kết, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên viên nghiên cứu giáo dục. Ông tham gia phái đoàn chính phủ dự hội nghị trù bị Đà Lạt năm 1946, dự các hội nghị hòa bình thế giới ở Bắc KinhWien năm 1952.[cần dẫn nguồn]

Trong số ra mắt ngày 20 tháng 9 năm 1956, bán nguyệt san Nhân Văn đã đăng ngay trên trang nhất bài "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông nêu hai nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ:

  1. Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ.
  2. Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân ông trên đất nước, do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ. Để sửa chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng.

Loạt bài được dự định tiếp tục với bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà sử học Đào Duy Anh, nhà văn Nguyễn Đình Thi... nhưng cho đến số cuối cùng được ra mắt là số 5, ngày 20 tháng 11 cùng năm, Nhân Văn chỉ có thể công bố bài phỏng vấn Đặng Văn NgữĐào Duy Anh.

Ngày 30 tháng 10 năm 1956 luật sư Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, đã đọc một bài diễn văn tại một cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, phân tích sâu sắc những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong cải cách ruộng đất và đề ra phương hướng tránh mắc lại. Sau phát biểu này, ông bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp.

Ông mất ngày 13 tháng 6 năm 1997 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi. Trong sổ tang tưởng niệm nhà trí thức Nguyễn Mạnh Tường, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã ghi "... Vô cùng thương tiếc giáo sư - luật sư Nguyễn Mạnh Tường - Một trí thức yêu nước đã có cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và góp phần xây dựng nền giáo dục của Việt Nam"[1].

Gia đình

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường có vợ là bà Tống Lệ Dung[2], có ba con, một trai và hai gái. Người con trai cả (Nguyễn Tường Hưng nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch các Bộ: Mỏ và Than, Năng lượng và Công nghiệp) và người em ngay sát ông đều đã nghỉ hưu. Con rể ông là nhạc sĩ, nhà lý luận phê bình âm nhạc Hồ Quang Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội[1][2].

Tác phẩm

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường để lại 14 tác phẩm bằng tiếng Pháp và 4 tác phẩm tiếng Việt.

  • Văn Phạm Việt Nam (cùng Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim) (1941)
  • Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức)
  • Construction de l'Orient (1937)
  • Sourires et Larmes d'une Jeunesse (1937)
  • Pierres de France (1940)
  • Apprentissage de la Méditerranée (1940)
  • Le Voyage et le Sentiment (1940)
  • Một Cuộc Hành Trình (1955)
  • Un Excommunité-HàNội: 1954-1991: Procès d'un intellectuel (Kẻ bị khai trừ-HàNội 54-92:bản án một người trí thức) Quê Mẹ Paris xb 1992
  • Lý luận giáo dục châu Âu: Từ Érasme tới Rousseau thế kỷ XVI, XVII, XVIII - Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội - 1994) 530 trang
  • Aikhylos (Eschyle) và bi kịch cổ đại Hi Lạp - Nhà xuất bản Giáo dục (1996)
  • Virgile - nhà thơ vĩ đại của thời kỳ La mã cổ đại- Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (1996) 342 trang

Liên kết ngoài

  1. ^ Gương sáng từ trường Bưởi-kỷ lục Nguyễn Mạnh Tường
  2. ^ Những gương mặt trí thức tiên phong

Bao kỷ niệm đẹp một thời]