Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tăng đoàn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Đã lùi về phiên bản 31484346 bởi Thái Nhi (thảo luận): Ổn định. (TW)
Dòng 4: Dòng 4:
[[Tập tin:BuddhistMonk01a.jpg|thumb|140px|Một ni sư tại [[Siem Reap]], [[Cam Bốt]]]]
[[Tập tin:BuddhistMonk01a.jpg|thumb|140px|Một ni sư tại [[Siem Reap]], [[Cam Bốt]]]]


Bên cạnh [[Phật]] và [[Pháp (Phật giáo)|Pháp]], thì Tăng đoàn (bao gồm tăng, ni) là một trong [[Tam bảo]] của Phật giáo. Tăng đoàn thể những đệ tử xuất gia của Phật đã thọ Cụ túc giới (số người quy định tối thiểu 4 vị) 1 Tỳ Kheo hay Tỳ Ni kheo ni đều không được coi là tăng. Những Tỳ kheo hay Tỳ Kheo ni như pháp là sống đời sống với [[Giới (Phật giáo)|giới]] luật và dựa trên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, gọi là lục hòa (sáu điều hòa hợp).<ref name="lichsu"/> Theo sách cổ, bên cạnh việc tu hành, việc khất thực (tự xin ăn để sống) và [[an cư kiết hạ]] (ẩn cư mùa hè) được xem là phẩm hạnh tu hành cần có của một vị tăng.
Bên cạnh [[Phật]] và [[Pháp (Phật giáo)|Pháp]], thì Tăng đoàn (bao gồm tăng, ni) là một trong [[Tam bảo]] của Phật giáo. Tăng được xem các vị đệ tử của [[Phật Thích ca]] cả những Phật tử hiện nay, những người đang tu học thực hiện [[Bát chính đạo|Chính pháp]], giữ [[Giới (Phật giáo)|giới]] và dựa trên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, gọi là lục hòa (sáu điều hòa hợp).<ref name="lichsu"/> Theo sách cổ, bên cạnh việc tu hành, việc khất thực (tự xin ăn để sống) và [[an cư kiết hạ]] (ẩn cư mùa hè) được xem là phẩm hạnh tu hành cần có của một vị tăng.


===Ni đoàn===
===Ni đoàn===

Phiên bản lúc 02:46, ngày 24 tháng 10 năm 2017

Tăng-già, hay là Tăng đoàn, (Pali: सङ्घ saṅgha; Sanskrit: संघ saṃgha; Tiếng Hoa: 僧伽; bính âm: Sēngjiā[1]; Hán Việt: Tăng già; tiếng Tây Tạng: དགེ་འདུན་ dge 'dun[2]), là một từ trong tiếng Palitiếng Phạn có nghĩa là "hiệp hội", " công ty" hay là "cộng đồng" và phổ biến nhất khi đề cập trong bối cảnh Phật giáo cho cộng đồng hay là đoàn thể của tu sĩ Phật giáo, sau khi các tu sĩ thọ giới tỳ kheo.

Tu sĩ Phật giáo Tây Tạng trước thiền viện Rato Dratsang tại Ấn Độ
Tăng đoàn tại Lào
Một ni sư tại Siem Reap, Cam Bốt

Bên cạnh PhậtPháp, thì Tăng đoàn (bao gồm tăng, ni) là một trong Tam bảo của Phật giáo. Tăng được xem là các vị đệ tử của Phật Thích ca và cả những Phật tử hiện nay, những người đang tu học và thực hiện Chính pháp, giữ giới và dựa trên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, gọi là lục hòa (sáu điều hòa hợp).[3] Theo sách cổ, bên cạnh việc tu hành, việc khất thực (tự xin ăn để sống) và an cư kiết hạ (ẩn cư mùa hè) được xem là phẩm hạnh tu hành cần có của một vị tăng.

Ni đoàn

Nhờ sự can thiệp của A-nan-đà (Ananda) mà Phật chấp nhận thành lập ni đoàn, Phật dạy đại đức rằng:

"Này Ananda, nếu phụ nữ không được phép xuất gia và sống trong Pháp và Luật của Ta, thì cuộc sống Thánh hạnh của các đệ tử của Ta có thể giữ vững dài lâu, Chánh pháp cao cả của Ta có thể duy trì một ngàn năm, nhưng vì phụ nữ được phép xuất gia, cuộc sống Thánh của các đệ tử Ta sẽ không duy trì dài lâu, và từ nay Chánh pháp cao cả của Ta chỉ còn tồn tại 500 năm nữa mà thôi".
"Cũng như, này Ananda, có những ngôi nhà có nhiều phụ nữ và ít đàn ông, những ngôi nhà đó rất dễ bị mất trộm. Nếu để phụ nữ xuất gia, sống trong Pháp và Luật của Như Lai, cuộc sống Thánh của các đệ tử sẽ khó mà duy trì dài lâu. Cũng như một người đắp một con đê để ngăn một bể nước lớn, không để cho nước tràn qua. Ta cũng vậy, Ta chế định ra 8 giới điều nghiêm khắc trên là để ngăn ngừa không để cho Tỳ kheo ni vi phạm".[3]

nhưng Phật vẫn cho thành lập một Ni đoàn với đầy đủ lễ nghi và giới luật.[3]

Danh xưng và phân cấp

Một bình bát, thường được sử dụng bởi các vị tăng

Phẩm trật của các vị tu sĩ có thể được phân chia theo tuổi hạ, tức là cách tính thời gian công đức tu hành của họ. Theo Tứ Phần Luật, Tỳ kheo được phân chia làm 4 cấp theo tuổi hạ được tính: Hạ Tọa (0 đến 9 hạ), Trung Tọa (10 đến 19 hạ), Thượng tọa (20 đến 49 hạ) và Trưởng Lão (50 hạ trở lên),[4] từ đó có thể được tấn phong thành Đại đức, Thượng tọa hay là Hòa thượng.

Tại Việt Nam, những người mới xuất gia, nếu nhỏ tuổi ở miền Bắc gọi là Chú Tiểu, miền Trung gọi là Chú Ðiệu, miền Nam gọi là Ông Ðạo nhỏ. Những tu sĩ đã thọ Tỳ Kheo Giới từ 20 tuổi đến 60 tuổi đời đều gọi là Thầy và nếu trên 60 tuổi đời, ở miền Trung gọi là Ôn, còn ở miền Bắc gọi là Sư Ông, Sư Cụ và nếu lớn tuổi mới xuất gia thì gọi là "Sư bác". Các nữ tu sĩ thường được gọi là ni sư, sư cô, ni cô hay là Tỳ Kheo ni. Ngược lại các vị được gọi thì tự xưng mình là "bần tăng" hay "bần ni" mà không tự xưng mình là Thầy.[4] Nếu trên 80 tuổi đời và có 60 tuổi hạ, còn có thể được gọi là "đại lão hòa thượng".

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “zdic.net: 僧伽”.
  2. ^ “Rigpa Wiki: དགེ་འདུན་”.
  3. ^ a b c Lịch sử đức Phật Thích Ca
  4. ^ a b Danh xưng Hòa thượng Ni trong đạo Phật