Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổng công ty Hàng không Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 112: Dòng 112:
* [http://www.thuvienphapluat.vn/default.aspx?CT=VC&LID=D558008 Quyết định thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam]<br />
* [http://www.thuvienphapluat.vn/default.aspx?CT=VC&LID=D558008 Quyết định thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam]<br />
* [http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1991_to_2000/1995/199505/199505270006 Quyết định số 328/TTg Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam]
* [http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1991_to_2000/1995/199505/199505270006 Quyết định số 328/TTg Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam]
* [http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/01/110118_vietnam_airlines.shtml Vietnam Airlines muốn đua 'cấp khu vực'], BBC 18-1-2011


[[Thể loại:Tổng công ty Hàng không Việt Nam| ]]
[[Thể loại:Tổng công ty Hàng không Việt Nam| ]]

Phiên bản lúc 21:10, ngày 18 tháng 12 năm 2011

Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Loại hình
Tổng công ty nhà nước
Ngành nghềVận tải Hàng không,
Bảo hiểm,
Tài Chính,
Xuất bản,
Các dịch vụ khác
Thành lập27 tháng 5 năm 1996
Trụ sở chính200 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Thành viên chủ chốt
Nguyễn Sỹ Hưng, Chủ tịch
Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc
Sản phẩmDịch vụ vận tải,
Dịch vụ đa ngành
Khẩu hiệuCùng non sông cất cánh (nội địa)
Bringing Vietnamese Culture to the World (Quốc tế)
Website[1]

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Airlines Corporation) được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1996 trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam làm nòng cốt [1]. Đây là một Công ty Trách nhiện Hữu hạn một thành viên hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý.

Cho đến cuối năm 2011, tổng công ty chiếm khoảng 80% thị phần giao thông hàng không tại Việt Nam.

Lịch sử

  • Ngày 27 tháng 05 năm 1996, Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp của ngành Hàng không dân dụng, lấy Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam làm nòng cốt. Tổng công ty Hàng không Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Aviation Corporation, viết tắt là AVIAVIETNAM.
  • Ngày 04 tháng 04 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 372/QĐ-TTg về việc thí điểm Tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam
  • Ngày 13 tháng 11 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Quyết Định số 259/2006/QĐ-TTg về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam[2].
  • Ngày 25 tháng 5 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định chuyển đổi Tổng công ty Hàng không Việt Nam từ loại hình Tổng công ty Nhà nước sang loại hình Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do chưa hoàn thành tiến độ cổ phần hóa trước ngày 1 tháng 7 năm 2010.[3]

Sản xuất kinh doanh

Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:

  • Vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, thư;
  • Bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác; sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư tàu bay và các thiết bị kỹ thuật khác; cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và vật tư phụ tùng cho các hãng hàng không trong nước và nước ngoài;
  • Xuất, nhập khẩu tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không (thuê, cho thuê, thuê mua và mua, bán) và những mặt hàng khác theo quy định của Nhà nước;
  • Cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hoá; dịch vụ giao nhận hàng hóa; dịch vụ thương nghiệp, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không và tại các tỉnh, thành phố; các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay và các dịch vụ hàng không khác;
  • Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không; các nhà sản xuất tàu bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng tàu bay; các công ty vận tải, du lịch trong nước và nước ngoài;
  • Hoạt động hàng không chung (bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất, bay hiệu chuẩn các đài dẫn đường hàng không, sửa chữa bảo dưỡng đường điện cao thế, phục vụ dầu khí, trồng rừng, kiểm tra môi trường, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu y tế, bay phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng...);
  • Sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm để phục vụ trên tàu bay, các dụng cụ phục vụ dây chuyền vận tải hàng không; xuất - nhập khẩu và cung ứng xăng dầu, mỡ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên dùng) và xăng dầu khác tại các cảng hàng không, sân bay và các địa điểm khác;
  • Tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng;
  • In, xây dựng, tư vấn xây dựng, xuất, nhập khẩu lao động và các dịch vụ khoa học, công nghệ.
  • Đầu tư ra nước ngoài:
    • Mua, bán doanh nghiệp
    • Góp vốn, mua cổ phần hoặc chuyển nhượng vốn góp, bán cổ phần theo quy định của pháp luật;
  • Các lĩnh vực, ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
  • Phạm vi kinh doanh: trong nước và ngoài nước.

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm có:

  1. Khối cơ quan Tổng công ty: Gồm các Ban chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
  2. Các công ty thành viên:
  • Đơn vị hoạch toán phục thuộc:
    • Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài NIAGS
    • Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà Nẵng DIAGS
    • Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất TIAGS
    • Tạp chí Heritage
  • Đơn vị sự nghiệp:
    • Viện khoa học Hàng không VAI
  • Công ty cổ phần:
    • Công ty Cổ phần Suất ăn Hàng Không Nội Bài NCS
    • Công ty Tư vấn khảo sát thiết kế hàng không
    • Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài NASCO
    • Công ty Xây dựng công trình hàng không
    • Công ty In hàng không
    • Công ty Xuất nhập khẩu hàng không AIRIMEX
    • Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài NCTS
    • Công ty Cổ phần tin học hàng không
    • Công ty Bảo hiểm Hàng không Việt Nam VNI
    • Công ty cho thuê máy bay VALC
    • Hãng hàng không quốc gia Campuchia CAA
  • Công ty Liên doanh có vốn góp chi phối của Tổng công ty:
    • Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (Tổng công ty sở hữu 70% vốn điều lệ).
    • Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn trên tầu bay Tân Sơn Nhất (Tổng công ty sở hữu 60% vốn điều lệ)
    • Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn giao nhận hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh (Tổng công ty sở hữu 65% vốn điều lệ).
    • Công ty liên doanh phân phối toàn cầu (Tổng công ty sở hữu 90% vốn điều lệ).
  • Công ty Liên kết:
    • Công ty Cung ứng dịch vụ hàng không
    • Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng
    • Công ty Nhựa cao cấp hàng không
    • Công ty Ôtô hàng không
    • Công ty Cung ứng xuất nhập khẩu lao động hàng không
    • Công ty Cổ phần du lịch hàng không
    • Công ty Cổ phần khách sạn hàng không
    • Công ty Cổ phần quảng cáo hàng không

Tin tức hoạt động

  • Tháng 6 năm 2010, phi hành đoàn gồm 13 người trên chuyến bay VN782 từ Sydney đi TP Hồ Chí Minh đã bị Cảnh sát liên bang Úc tạm giữ, vì nghi ngờ chuyển ngân lậu [4]
  • Tháng 10-2011, Vietnam Airlines đã ký thỏa thuận mua 8 chiếc Boeing 787-9 Dreamliner và sẽ được giao hàng bắt đầu từ năm 2015 [5].
  • Tháng 12 năm 2011, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và London bắt đầu từ ngày 8/12/2011 [6], BBC 20-6-2011
  • Tháng 12 năm 2011, Vietnam Airlines thông báo sẽ tăng giá vé với mức tăng cao nhất lên tới 20% [7].

Thị phần và cạnh tranh tại Việt Nam

Cho đến cuối năm 2011, Vietnam Airlines chiếm khoảng 80% thị phần tại Việt Nam, các phần trăm thị phần còn lại thuộc về Jetstar Pacific Airlines - JPA (khoảng 17%), và Air Mekong, VascoVietJetAir (chia sẻ 3% còn lại) [8]. Sau một thời gian hoạt động do khai thác không hiệu quả, JPA thua lỗ kéo dài, Bộ Tài chínhBộ Giao thông Vận tải đang xem xét chuyển số cổ phần mà Nhà nước Việt Nam thông qua SCIC đang nắm giữ tại Jetstar Pacific cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Điều này đã dấy lên sự lo ngại là bước lùi lớn về mặt cạnh tranh của thị trường hàng không nội địa và người tiêu dùng chịu thiệt vì Vietnam Airlines khi đó sẽ nắm khoảng 97% thị phần và có thể độc quyền về giá [8][9].

Tham khảo

  1. ^ Vietnam Airlines - Những trang sử
  2. ^ Tổng công ty Hàng không Việt Nam: “Theo” mô hình công ty mẹ – con
  3. ^ Hàng loạt tổng công ty nhà nước đổi mô hình hoạt động.
  4. ^ Phi hành đoàn Vietnam Airlines bị giữ ở Úc, BBC 17-6-2010
  5. ^ Vietnam Airlines mua 8 chiếc Boeing, BBC 30-10-2010
  6. ^ Mở đường bay thẳng VN-London từ 8-12-11
  7. ^ Vietnam Airlines tăng giá vé 'tối đa 20%', BBC 10-12-2011
  8. ^ a b Mai Hà, Thị trường hàng không nội địa thụt lùi, Thanh Niên online 5-12-2011
  9. ^ Trần Vinh Dự, Để không phải là một cuộc cải cách ngược (phần 1), VOA 16-12-2011

Liên kết ngoài