Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Phúc Hồng Nghĩ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Thông tin nhân vật hoàng gia | tên = Hương Sơn Quận công | tên gốc = 香山郡公 | tước vị = Hoàng tử nhà Nguyễn | hình = |…”
 
n replaced: có 2 người → có hai người, 2 con → hai con using AWB
Dòng 20: Dòng 20:
| cha = Nguyễn Hiến Tổ<br>[[Thiệu Trị]]
| cha = Nguyễn Hiến Tổ<br>[[Thiệu Trị]]
| mẹ = Tài nhân<br>Võ Thị Duyên
| mẹ = Tài nhân<br>Võ Thị Duyên
| con cái = 2 con gái
| con cái = hai con gái
}}
}}
'''Hương Sơn Quận công Nguyễn Phúc Hồng Nghĩ''' (hoặc '''Nghi''') ([[chữ Hán]]: 香山郡公 阮福洪儗; [[5 tháng 8]] năm [[1839]] – [[22 tháng 10]] năm [[1864]]), là một hoàng tử của [[Nguyễn Hiến Tổ]] Thiệu Trị Đế.
'''Hương Sơn Quận công Nguyễn Phúc Hồng Nghĩ''' (hoặc '''Nghi''') ([[chữ Hán]]: 香山郡公 阮福洪儗; [[5 tháng 8]] năm [[1839]] – [[22 tháng 10]] năm [[1864]]), là một hoàng tử của [[Nguyễn Hiến Tổ]] Thiệu Trị Đế.
Dòng 31: Dòng 31:
Ngày 22 tháng 9 (âm lịch) năm [[Giáp Tý]] ([[1864]]), mùa thu, Hương Sơn Quận công mất, hưởng dương mới 26 tuổi, được ban thụy là '''Thông Lượng''' (通諒). Tẩm mộ của ông nằm ở Hương Sơn ([[Hương Thủy]], [[Thừa Thiên - Huế|Thừa Thiên]]).
Ngày 22 tháng 9 (âm lịch) năm [[Giáp Tý]] ([[1864]]), mùa thu, Hương Sơn Quận công mất, hưởng dương mới 26 tuổi, được ban thụy là '''Thông Lượng''' (通諒). Tẩm mộ của ông nằm ở Hương Sơn ([[Hương Thủy]], [[Thừa Thiên - Huế|Thừa Thiên]]).


Hương Sơn Quận công được ban cho bộ chữ ''Đao'' (刀) để đặt tên cho các con cháu trong phòng<ref>[[Đại Nam thực lục]], tập 7, ''Chính biên Đệ tứ kỷ - quyển VII'' (bản điện tử)</ref>. Tuy nhiên, ông chỉ có 2 người con gái mà không có con trai thừa tự.
Hương Sơn Quận công được ban cho bộ chữ ''Đao'' (刀) để đặt tên cho các con cháu trong phòng<ref>[[Đại Nam thực lục]], tập 7, ''Chính biên Đệ tứ kỷ - quyển VII'' (bản điện tử)</ref>. Tuy nhiên, ông chỉ có hai người con gái mà không có con trai thừa tự.


Năm Tự Đức thứ 20 ([[1867]]), ông được đưa vào thờ ở đền Triển Thân (nơi thờ các hoàng tử nữ chết yểu hoặc không con kế tự). Năm [[1885]], dưới triều vua [[Đồng Khánh]], ông được hợp thờ ở đền Thân Huân cùng với Vĩnh Quốc công [[Nguyễn Phúc Hồng Phi|Hồng Phi]] và Mỹ Lộc Quận công [[Nguyễn Phúc Hồng Tiệp|Hồng Tiệp]].
Năm Tự Đức thứ 20 ([[1867]]), ông được đưa vào thờ ở đền Triển Thân (nơi thờ các hoàng tử nữ chết yểu hoặc không con kế tự). Năm [[1885]], dưới triều vua [[Đồng Khánh]], ông được hợp thờ ở đền Thân Huân cùng với Vĩnh Quốc công [[Nguyễn Phúc Hồng Phi|Hồng Phi]] và Mỹ Lộc Quận công [[Nguyễn Phúc Hồng Tiệp|Hồng Tiệp]].

Phiên bản lúc 16:45, ngày 16 tháng 7 năm 2019

Hương Sơn Quận công
香山郡公
Hoàng tử nhà Nguyễn
Thông tin chung
Sinh5 tháng 8 năm 1839
Mất22 tháng 10 năm 1864 (25 tuổi)
An tángHương Sơn, Hương Thủy, Thừa Thiên
Hậu duệhai con gái
Tên húy
Nguyễn Phúc Hồng Nghĩ
阮福洪儗
Thụy hiệu
Thông Lượng Hương Sơn Quận công
通諒香山郡公
Thân phụNguyễn Hiến Tổ
Thiệu Trị
Thân mẫuTài nhân
Võ Thị Duyên

Hương Sơn Quận công Nguyễn Phúc Hồng Nghĩ (hoặc Nghi) (chữ Hán: 香山郡公 阮福洪儗; 5 tháng 8 năm 183922 tháng 10 năm 1864), là một hoàng tử của Nguyễn Hiến Tổ Thiệu Trị Đế.

Tiểu sử

Hoàng tử Hồng Nghĩ là con trai thứ 16 của vua Thiệu Trị. Mẹ của ông là Tài nhân Võ Thị Duyên, con gái của quan Tiền phong Tri bạ Võ Khanh, người huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Bà Tài nhân nhập phủ làm thiếp của Thiệu Trị khi ông còn giữ tước Trường Khánh công (長慶公).

Ông sinh ngày 26 tháng 6 (âm lịch) năm Kỷ Hợi (1839). Khi còn là hoàng tử, ông là người có học hạnh. Mùa xuân năm Tự Đức thứ 11 (1858), tháng giêng, vua anh phong ông làm Hương Sơn Quận công (香山郡公), cùng với hoàng tử Hồng Đĩnh, con trai thứ 23 của Thiệu Trị, làm Kỳ Anh Quận công (奇英郡公). Hai hoàng thân khác cũng được phong tước, là Miên Bàng làm An Xuyên Quận công (安川郡公) và Miên Lịch làm An Thành Quận công (安城郡公)[1].

Ngày 22 tháng 9 (âm lịch) năm Giáp Tý (1864), mùa thu, Hương Sơn Quận công mất, hưởng dương mới 26 tuổi, được ban thụy là Thông Lượng (通諒). Tẩm mộ của ông nằm ở Hương Sơn (Hương Thủy, Thừa Thiên).

Hương Sơn Quận công được ban cho bộ chữ Đao (刀) để đặt tên cho các con cháu trong phòng[2]. Tuy nhiên, ông chỉ có hai người con gái mà không có con trai thừa tự.

Năm Tự Đức thứ 20 (1867), ông được đưa vào thờ ở đền Triển Thân (nơi thờ các hoàng tử nữ chết yểu hoặc không con kế tự). Năm 1885, dưới triều vua Đồng Khánh, ông được hợp thờ ở đền Thân Huân cùng với Vĩnh Quốc công Hồng Phi và Mỹ Lộc Quận công Hồng Tiệp.

Sách tham khảo

Chú thích

  1. ^ Đại Nam thực lục, tập 7, Chính biên Đệ tứ kỷ - quyển XVIII (bản điện tử)
  2. ^ Đại Nam thực lục, tập 7, Chính biên Đệ tứ kỷ - quyển VII (bản điện tử)