Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Siro”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Phân loại: clean up using AWB
Dòng 12: Dòng 12:
{{Commonscat|Syrups}}
{{Commonscat|Syrups}}
{{tham khảo|2}}
{{tham khảo|2}}
{{ khai ẩm thực}}
{{ khai đồ uống}}

{{Chủ đề ẩm thực}}
{{Chủ đề ẩm thực}}



Phiên bản lúc 07:17, ngày 18 tháng 8 năm 2019

Một ly xi rô
Một lọ xi rô ho

Xi rô hay Xy rô, si rô, sirô (tiếng Ả rập: شراب‎/sharab, tiếng Latin: syrupus) là một loại thực phẩm có nguồn gốc từ vùng Ả rập, đây là một thức uống dạng lỏng và sánh, có vị ngọt và thường là màu đỏ. Đây là một thứ nước đường có pha thêm dược phẩm hoặc các loại thuốc, thảo dược, sinh tố trái cây.... Xi rô có tác dụng giải khát và còn có thể là một vị thuốc (xi rô ho) là loại tá dược lỏng chống ho và viêm họng cho trẻ em và người lớn.

Phân loại

Xi rô có thể được pha bằng nhiều hợp chất vào nước, và tùy các hợp chất đó mà có thể có kết cấu và công dụng khác nhau.

  • Hợp chất trong xi rô từ cây phong có thể chống ung thư, có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa có khả năng chống lại ung thư, bệnh tiểu đường và các bệnh do vi khuẩn, ngoài ra chất polyphenol có trong xi-rô này có thể giúp khống chế lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường bằng cách ức chế các enzym có liên quan đến việc chuyển đổi hydrat-cacbon thành đường.[1]
  • Thuốc xi rô ho ngoài việc điều trị ho và viêm họng cho trẻ em và người lớn, nó còn góp phần cải thiện tỉ lệ người bị ung thư vú, thuốc này ngăn chặn hiệu ứng của hormone nữ estrogen vốn có thể kích thích một số khối u tăng trưởng.[2]

Tuy nhiên cũng có báo động về si rô giải khát nhiễm DEHP [3][4] và si rô có độc tính. Cũng có lời khuyên là không nên cho trẻ em uống si rô trước bữa ăn vì có thể gây cảm giác no

Chú thích

  1. ^ “Hợp chất trong xi- rô từ cây phong chống ung thư”. Báo Sức khỏe & Đời sống. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ “Xi rô ho giúp trị ung thư vú”. Người Lao động. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ Phát hiện thêm 19 loại nước ép, si rô nhiễm DEHP [liên kết hỏng]
  4. ^ Người tiêu dùng Việt "xanh mặt" vì thực phẩm ngoại chứa độc chất [liên kết hỏng]