Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiệt Thư”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2: Dòng 2:


== Cuộc đời ==
== Cuộc đời ==
Ông được sinh ra vào năm Thuận Trị thứ 3 (1646), trong gia tộc [[Ái Tân Giác La]] (愛新覺羅). Ông là con trai thứ ba của Huệ Thuận Thân vương [[Hỗ Tắc]] (祜塞), và là cháu nội của Lễ Liệt Thân vương [[Đại Thiện]] (代善).
'''Kiệt Thư''' được sinh ra vào năm Thuận Trị thứ 3 (1646), trong gia tộc [[Ái Tân Giác La]] (愛新覺羅). Ông là con trai thứ ba của Huệ Thuận Thân vương [[Hỗ Tắc]] (祜塞), và là cháu nội của Lễ Liệt Thân vương [[Đại Thiện]] (代善).


Năm Thuận Trị thứ 6 (1649), thứ huynh [[Tinh Tế]] (精濟) qua đời, ông được tập tước phong làm '''Quận vương'''.
Năm Thuận Trị thứ 6 (1649), thứ huynh [[Tinh Tế]] (精濟) qua đời, ông được tập tước phong làm '''Quận vương'''.

Phiên bản lúc 16:46, ngày 17 tháng 9 năm 2019

Kiệt Thư (chữ Hán: 傑書; 20 tháng 1 năm 1646 - 1 tháng 4 năm 1697) là một Hoàng thân thuộc 1 trong 12 Thiết mạo tử vương của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời

Kiệt Thư được sinh ra vào năm Thuận Trị thứ 3 (1646), trong gia tộc Ái Tân Giác La (愛新覺羅). Ông là con trai thứ ba của Huệ Thuận Thân vương Hỗ Tắc (祜塞), và là cháu nội của Lễ Liệt Thân vương Đại Thiện (代善).

Năm Thuận Trị thứ 6 (1649), thứ huynh Tinh Tế (精濟) qua đời, ông được tập tước phong làm Quận vương.

Năm Thuận Trị thứ 8 (1651), ông được ban phong hào Khang Quận vương (康郡王).

Năm Thuận Trị thứ 16 (1659), bá phụ Tốn Giản Thân vương Mãn Đạt Hải (滿達海) bị truy tội, hàng tước Bối lặc (貝勒). Con trai của Mãn Đạt Hải là Thương A Đại (常阿岱) cũng vì vậy mà bị giáng tước Bối lặc (貝勒). Từ đó tước vị Lễ Thân vương (禮親王) sẽ do chi hệ của ông kế tục, được Thuận Trị Đế sửa lại thành Khang Thân vương (康親王), tức Lễ Thân vương (禮親王) đời thứ 4.

Tháng 6 năm Khang Hi thứ 13 (1674), ông phụng mệnh Khang Hi Đế đi tiêu trừ bè phái của Tĩnh Nam vương Cảnh Tinh Trung (耿精忠) ở Chiết Giang (浙江). Đến tháng 10 năm Khang Hi thứ 14 (1675) thì ông hoàn thành việc bình định phản loạn Cảnh Tinh Trung của Tam phiên.

Tháng 10 năm Khang Hi thứ 15 (1676), ông lại phụng mệnh Khang Hi Đế đi dẹp loạn Trịnh Kinh (鄭經) ở Phúc Kiến (福建). Đến năm Khang Hi thứ 19 (1680), quân Trịnh tan tác, các vùng Hạ Môn (厦門), Kim Môn (金門), Đồng Sơn (銅山) đều bị ông thu phục. Trịnh Kinh phải dẫn tàn quân trốn về Đài Loan (台湾). Lúc ông chiến thắng trở về, Khang Hi Đế đích thân đến cầu Lư Câu (卢沟桥) nghênh đón, thật là vinh dự cực điểm.

Năm Khang Hi thứ 36 (1697), ông qua đời, được truy thụy Khang Lương Thân vương (康良亲王).

Gia đình

Đích Phúc tấn

  • Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị (博爾濟吉特氏).
  • Đổng Ngạc thị (董鄂氏), kế thất.

Trắc Phúc tấn

  • Tát Khắc Đạt thị (薩克達氏), con gái của Hoa Tắc (華塞).

Thứ Phúc tấn

  • Thư Mục Lộc thị (舒穆祿氏).
  • Nạp Lan thị (納喇氏), con gái của Tây Ha Nạp (西哈納).
  • Lý thị (李氏).
  • Hách Xá Lý thị (赫舍里氏), con gái của Nạp Nhĩ Thái (納爾泰).
  • Vương Giai thị (王佳氏).
  • Lý Giai thị (李佳氏).
  • Hách Xá Lý thị (赫舍里氏), con gái của Hách Tắc (赫塞).
  • Nạp Lan thị (納喇氏), con gái của Nạp Đại (納岱).
  • Nữu Hỗ Lộc thị (鈕祜祿氏).
  • Tô thị (蘇氏).
  • Tương thị (相氏).

Thứ thiếp

  • Lưu thị (劉氏).
  • Dương thị (楊氏).

Hậu duệ

Con trai

  1. Ni Tháp Cáp (尼塔哈), con của Thứ Phúc tấn Thư Mục Lộc thị. Được phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân (三等輔國將軍).
  2. Yến Thái (燕泰), con của Thứ Phúc tấn Nạp Lan thị.
  3. Trát Nhĩ Đồ (扎爾圖), con của Thứ Phúc tấn Hách Xá Lý thị. Được phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân (三等輔國將軍).
  4. Ba Nhĩ Đồ (巴爾圖; 1674 - 1753), con của Trắc Phúc tấn Tát Khắc Đạt thị. Năm 1734, được thế tập tước vị Khang Thân vương (康親王). Sau khi qua đời được truy thụy Khang Giản Thân vương (康簡亲王).
  5. Xuân Thái (椿泰; 1683 - 1709), con của Kế Phúc tấn Đổng Ngạc thị. Năm 1697, được thế tập tước vị Khang Thân vương (康親王). Sau khi qua đời được truy thụy Khang Điệu Thân vương (康悼亲王).

Tham khảo