Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường cao tốc”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
[[File:US 131, M-6, 68th St interchange.jpg|thumb|400px|right|Quốc lộ Hoa Kỳ 131, Xa lộ Michigan 6 và Phố 68th tại Wyoming, Michigan bộc lộ nhiều điểm đặc trưng của đường cao tốc - lưu thông hai chiều được phân cách, không có giao lộ trên cùng mặt đường và cũng không có lối ra vào các bất động sản bên đường một cách trực tiếp.]]
[[File:US 131, M-6, 68th St interchange.jpg|thumb|400px|right|Quốc lộ Hoa Kỳ 131, Xa lộ Michigan 6 và Phố 68th tại Wyoming, Michigan bộc lộ nhiều điểm đặc trưng của đường cao tốc - lưu thông hai chiều được phân cách, không có giao lộ trên cùng mặt đường và cũng không có lối ra vào các bất động sản bên đường một cách trực tiếp.]]
'''Đường cao tốc''' ([[tiếng Anh]]: ''Controlled-access highway''<!--bài này từng được liên kết sai đến bài "highway". Highway có nghĩa là "way" có lưu lượng "high" chớ không có nghĩa là cao tốc.) là một loại đường lộ được thiết kế đặc biệt cho xe cộ lưu thông ở tốc độ cao với tất cả các chiều lưu thông, ra/vào có điều khiển. Loại đường này được biết với nhiều tên gọi khác nhau khắp thế giới trong đó có '''''Autobahn''''' ([[Đức]]), '''''autopista''''' (các nước nói [[tiếng Tây Ban Nha]]), '''''autoroute''''' (các nước nói [[tiếng Pháp]]), '''''autostrada''''' ([[Ý]]), '''''autosnelweg''''', '''''freeway''''' ([[Hoa Kỳ]]), '''''motorway''''' ([[Vương Quốc Anh]]).
'''Đường cao tốc''' ([[tiếng Anh]]: ''Controlled-access highway''<!--bài này từng được liên kết sai đến bài "highway". Highway có nghĩa là "way" có lưu lượng "high" chớ không có nghĩa là cao tốc--> là một loại đường lộ được thiết kế đặc biệt cho xe cộ lưu thông ở tốc độ cao với tất cả các chiều lưu thông, ra/vào có điều khiển. Loại đường này được biết với nhiều tên gọi khác nhau khắp thế giới trong đó có '''''Autobahn''''' ([[Đức]]), '''''autopista''''' (các nước nói [[tiếng Tây Ban Nha]]), '''''autoroute''''' (các nước nói [[tiếng Pháp]]), '''''autostrada''''' ([[Ý]]), '''''autosnelweg''''', '''''freeway''''' ([[Hoa Kỳ]]), '''''motorway''''' ([[Vương Quốc Anh]]).


Đường cao tốc cho phép dòng lưu thông không bị cản trở vì không có hệ thống đèn giao thông, không có đường giao cắt trên cùng mặt đường và cũng không có lối ra vào các bất động sản dọc bên đường. Đường cao tốc không có đường xe, đường sắt hay đường bộ hành băng ngang cùng mặt lộ với nó, thay vào đó là các cầu vượt bên trên hay bên dưới. Lối ra vào đường cao tốc tại các [[nút giao thông lập thể]] được cung cấp bởi các nhánh chuyển đường (ramps), cho phép sự thay đổi tốc độ lái xe giữa đường cao tốc và đường thông thường. Trên đường cao tốc, hai chiều lưu thông được phân cách bằng một dải đất trống ở giữa (thí dụ như một dải cỏ hay dải đá) hoặc một [[dải phân cách]].
Đường cao tốc cho phép dòng lưu thông không bị cản trở vì không có hệ thống đèn giao thông, không có đường giao cắt trên cùng mặt đường và cũng không có lối ra vào các bất động sản dọc bên đường. Đường cao tốc không có đường xe, đường sắt hay đường bộ hành băng ngang cùng mặt lộ với nó, thay vào đó là các cầu vượt bên trên hay bên dưới. Lối ra vào đường cao tốc tại các [[nút giao thông lập thể]] được cung cấp bởi các nhánh chuyển đường (ramps), cho phép sự thay đổi tốc độ lái xe giữa đường cao tốc và đường thông thường. Trên đường cao tốc, hai chiều lưu thông được phân cách bằng một dải đất trống ở giữa (thí dụ như một dải cỏ hay dải đá) hoặc một [[dải phân cách]].

Phiên bản lúc 15:13, ngày 8 tháng 5 năm 2012

Quốc lộ Hoa Kỳ 131, Xa lộ Michigan 6 và Phố 68th tại Wyoming, Michigan bộc lộ nhiều điểm đặc trưng của đường cao tốc - lưu thông hai chiều được phân cách, không có giao lộ trên cùng mặt đường và cũng không có lối ra vào các bất động sản bên đường một cách trực tiếp.

Đường cao tốc (tiếng Anh: Controlled-access highway là một loại đường lộ được thiết kế đặc biệt cho xe cộ lưu thông ở tốc độ cao với tất cả các chiều lưu thông, ra/vào có điều khiển. Loại đường này được biết với nhiều tên gọi khác nhau khắp thế giới trong đó có Autobahn (Đức), autopista (các nước nói tiếng Tây Ban Nha), autoroute (các nước nói tiếng Pháp), autostrada (Ý), autosnelweg, freeway (Hoa Kỳ), motorway (Vương Quốc Anh).

Đường cao tốc cho phép dòng lưu thông không bị cản trở vì không có hệ thống đèn giao thông, không có đường giao cắt trên cùng mặt đường và cũng không có lối ra vào các bất động sản dọc bên đường. Đường cao tốc không có đường xe, đường sắt hay đường bộ hành băng ngang cùng mặt lộ với nó, thay vào đó là các cầu vượt bên trên hay bên dưới. Lối ra vào đường cao tốc tại các nút giao thông lập thể được cung cấp bởi các nhánh chuyển đường (ramps), cho phép sự thay đổi tốc độ lái xe giữa đường cao tốc và đường thông thường. Trên đường cao tốc, hai chiều lưu thông được phân cách bằng một dải đất trống ở giữa (thí dụ như một dải cỏ hay dải đá) hoặc một dải phân cách.

Đường cao tốc như chúng ta thấy ngày nay đã tiến hóa trong suốt nữa đầu thế kỷ 20. Long Island Motor Parkway, được giới tư nhân đầu tư và khánh thành vào năm 1908, là đường cao tốc đầu tiên trên thế giới. Đức bắt đầu xây dựng hệ thống đường cao tốc nổi tiếng của họ là Reichsautobahn (lúc đó được gọi là xa lộ đôi) sau Đệ nhất Thế chiến. Đức nhanh chóng lập ra hệ thống đường như thế trên toàn đất nước với tiên đoán rằng chúng sẽ được sử dụng trong Đệ nhị Thế chiến. Chẳng bao lâu sau đó, nước Ý làm theo và khánh thành Autostrada đầu tiên của họ vào năm 1925. Tỉnh bang Ontario và tiểu bang Pennsylvania khánh thành freeways đầu tiên tại Bắc Mỹ vào năm 1940. Nước Anh bị lệ thuộc nặng nề vào đường sắt nên không xây dựng motorway đầu tiên của họ cho đến giữa thập niên 1950.

Phần lớn các quốc gia kỷ thuật tiên tiến đều có một hệ thống đường cao tốc rộng khắp. Đường cao tốc đã mang đến sự linh động cho giao thông đường bộ đến hầu hết các nơi trên thế giới, cải tiến sự hiệu quả nhiên liệu, góp phần cải thiện sự giao lưu văn hóa và kinh tế giữa các cộng đồng.

Sử dụng

Xe vào đường cao tốc phải chạy với tốc độ cao, thông thường nhỏ nhất là 50km/h và cao nhất là 120km/h. Vì vậy, xe thô sơ không động cơ, xe đạp bằng chân, máy kéo, xe chở hàng hoá đặc biệt không được vào đường cao tốc.

Nhiều nước cũng khống chế tốc độ tối đa cho phép xe chạy trên đường cao tốc, nhưng cũng có nước không. Ví dụ ở Đức trừ những chỗ thông báo hạn chế tốc độ người lái phải tuân thủ còn lại họ chạy theo khả năng cho phép, nên có tình trạng lái xe chạy tới 180 -200 km/h gây nguy hiểm. Về điều này, các nhà xây dựng, môi trường đều muốn tốc độ tối đa chung ở châu Âu là 130 km/h nhưng các nhà chế tạo ôtô lại muốn bán những ôtô đắt tiền, công suất lớn nên cuộc đấu tranh để đạt được tốc độ tối đa 130 km/h chưa đến thắng lợi.

Lối vào, ra đường cao tốc hoặc chỗ giao với đường bộ thông thường, đường sắt phải có giao cắt không gian, liền mạch để không gây mất an toàn cho xe vận hành trên đường cao tốc.

Đường cao tốc phải có giải phân cách ở giữa, trên cùng một hướng phải có ít nhất 2 làn xe chạy, cách một đoạn cố định phải có trạm dừng xe tạm thời, phòng khi có sự cố và trạm nghỉ chân trên đường cao tốc.

Đường ô tô cao tốc chiếm diện tích rộng, đầu tư lớn, có yêu cầu rất cao với nền đường và độ phẳng trên mặt đường. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng của đường cao tốc rất cao, có hiệu ích kinh tế và xã hội lớn.

Đường cao tốc trên thế giới và Việt Nam

Phát triển mạng lưới đường ôtô cao tốc là xu thế tất yếu, năm 1929 Đức, Ý đã bắt đầu xây dựng đường ôtô cao tốc. Sau chiến tranh thế giới thứ II cùng với sự phát triển nhanh của ôtô cá nhân nhiều nước xây dựng đường cao tốc, Nhật Bản năm 1965 họ cũng mới bắt đầu, còn gần đây Hàn Quốc, Trung Quốc, Malayxia, Singapore, Thái Lan … đều phát triển nhanh mạng lưới đường cao tốc của mình. Việt Nam chúng ta ai cũng mong muốn xây dựng đường cao tốc.

Tại Việt Nam

Các đoạn Hà Nội- Bắc Ninh, Nội Bài – Bắc Ninh, Pháp Vân- Cầu Giẽ, Sài Gòn – Trung Lương là những đoạn đầu tiên cho mạng đường ôtô cao tốc theo quy hoạch. Chi phí xây dựng đường cao tốc cao, 5-7 triệu USD/1km thậm chí tới 10 -12 triệu USD/1km , trong khi đó lưu lượng xe trên đường khi đưa vào khai thác rất thấp, vì nước ta mới có hơn 1 triệu ôtô các loại, trong khi đó như Đức với số dân như chúng ta họ có tới hơn 40 triêu ôtô con, riêng thành phố Băng Cốc có tới hơn 4 triệu xe… Các dự án đường cao tốc không được giới đầu tư quan tâm, mâu thuẫn là Nhà nước muốn có dự án BOT các công trình giao thông nhưng không muốn phát triển ôtô cá nhân, phát triển nhanh ôtô tắc đường, nên đánh thuế cao dẫn tới giá xe ở VN cao nhất thế giới. Không bán nhiều ôtô không thu được thuế, làm đường ra có ít xe ôtô chạy, xe máy lại không thu phí, sẽ không thu hồi được vốn. Có lẽ chỉ đến khi nào chúng ta có 10 triệu xe ôtô riêng lúc đó các dự án BOT cao tốc mới có khả năng thu hồi vốn. Chính vì vậy xây dựng các tuyến đường cao tốc vốn của Nhà nước vẫn là chủ yếu. Để đầu tư có hiệu quả phải xem xét từng dự án cụ thể.

Tham khảo