Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Victoria của Anh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{reflist| → {{Tham khảo|
n r2.7.3) (Bot: Sửa tr:Victoria (Britanya)
Dòng 174: Dòng 174:
{{Liên kết chọn lọc|af}}
{{Liên kết chọn lọc|af}}
{{Liên kết chọn lọc|pt}}
{{Liên kết chọn lọc|pt}}

[[af:Victoria van die Verenigde Koninkryk]]
[[af:Victoria van die Verenigde Koninkryk]]
[[ar:فيكتوريا ملكة المملكة المتحدة]]
[[ar:فيكتوريا ملكة المملكة المتحدة]]
Dòng 255: Dòng 256:
[[te:బ్రిటన్‌ రాణి విక్టోరియా]]
[[te:బ్రిటన్‌ రాణి విక్టోరియా]]
[[th:สมเด็จพระราชินีนาถวิกตอเรียแห่งสหราชอาณาจักร]]
[[th:สมเด็จพระราชินีนาถวิกตอเรียแห่งสหราชอาณาจักร]]
[[tr:Victoria (Britanya Kraliçesi)]]
[[tr:Victoria (Britanya)]]
[[uk:Вікторія (королева Великої Британії)]]
[[uk:Вікторія (королева Великої Британії)]]
[[ur:ملکہ وکٹوریہ]]
[[ur:ملکہ وکٹوریہ]]

Phiên bản lúc 14:02, ngày 10 tháng 1 năm 2013

Victoria
Nữ hoàng của Liên hiệp Vương quốc Anh và Ailen; Nữ hoàng Ấn Độ
Tại vị20 June 1837– 22 January 1901
Đăng quang28 June 1838
Tiền nhiệmWilliam IV
Kế nhiệmEdward VII
Thông tin chung
Sinh(1819-05-24)24 tháng 5 năm 1819
Mất22 tháng 1 năm 1901(1901-01-22) (81 tuổi)
Phối ngẫuHoàng thân Albert xứ Saxe-Coburg-Gotha
Hậu duệVictoria, Hoàng hậu Đức
Edward VII, Vua nước Anh
Công chúa Alice, Đại Công tước xứ Hesse
Alfred, Công tước xứ Saxe-Coburg và Gotha
Helena, Công chúa Christian xứ Schleswig-Holstein
Công chúa Louise, Công tước xứ Argyll
Hoàng tử Arthur, Công tước xứ Connaught
Hoàng tử Leopold, Công tước xứ Albany
Beatrice, Công chúa Henry xứ Battenberg
Tên đầy đủ
Alexandrina Victoria
Tước vịHM Nữ hoàng
HRH Công chúa Victoria xứ Kent
Hoàng tộcNhà Hanover
Thân phụHoàng tử Edward, Công tước xứ Kent và Strathearn
Thân mẫuCông chúa Victoria xứ Saxe-Coburg-Saalfeld
Rửa tội24 June 1819
Cung điện Kensington, London
Chữ kýChữ ký của Victoria

Bản mẫu:House of Hanover

Nữ hoàng Victoria (24 tháng 5, 1819 – 22 tháng 1, 1901), hay Alexandrina Victoria, là nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ailen từ 20 tháng 7, 1837 và là Nữ hoàng Ấn Độ đầu tiên của Đế chế Anh từ 1 tháng 5, 1876 cho tới khi bà chết. Sự cai trị của bà với tư cách nữ hoàng kéo dài 63 năm và 7 tháng, dài hơn sự trị vì của bất cứ vị quân chủ Anh nào trước đó. Giai đoạn với tâm điểm là thời kì trị vì của bà được biết đến với tên gọi Thời đại Victoria, một thời kì với những tiến bộ công nghiệp, chính trị và quân sự tại Vương quốc Anh.

Dù Victoria lên ngai vàng tại thời điểm Vương quốc Anh đã là một nền quân chủ lập hiến hoàn chỉnh trong đó vua hoặc nữ hoàng nắm quyền lực hạn chế và thực thi các quyền đó với lời khuyên của thủ tướng, bà vẫn thể hiện là một nhân vật biểu tượng quan trọng của thời kì đó. Thời đại Victoria thể hiện rõ đỉnh cao của Cách mạng Công nghiệp, một giai đoạn của những tiến bộ xã hội, kinh tế và công nghệ đáng kể tại Vương quốc Anh. Sự trị vì của Victoria được đánh dấu bởi sự bành trướng vĩ đại của Đế quốc Anh; trong giai đoạn này đế quốc Anh đạt được đỉnh cao, trở thành cường quốc hàng đầu của thời đại đó.

Victoria, gần như hoàn toàn dòng giống Đức, là con gái của hoàng tử Edward Augustus, Công tước xứ Kent và công chúa Victoria xứ Saxe-Coburg-Saalfeld, và cháu gái của vua George III và cháu gọi vua William IV là chú. Bà đã sắp đặt hôn lễ cho 9 đứa con và 42 đứa cháu xuyên suốt châu lục, ràng buộc châu Âu với nhau; điều này đã tạo cho bà biệt hiệu "bà ngoại của châu Âu".[1] Bà là quân vương Anh cuối cùng của Nhà Hanover; con của bà, Vua Edward VII thuộc về Nhà Saxe-Coburg và Gotha.

Dòng dõi và gia đình

Cha của Victoria là Hoàng tử Edward, Công tước xứ Kent và Strathearn, con trai thứ tư của vua George III. Cho đến năm 1819, cháu gái của Edward, Công chúa Charlotte của xứ Wales là người cháu hợp pháp duy nhất của vua George III. Cái chết của công chúa vào năm 1817 mau chóng trở thành một cuộc khủng hoảng trong việc thừa kế ngai vàng tại Anh, và điều đó đã tạo ra sức ép đối với Công tước xứ Kent buộc ông phải kết hôn và có con. Vào năm 1818, ông cưới Công chúa Victoria của Saxe-Coburg-Saalfeld, một công chúa Đức có anh trai là Leopold, chồng của Công chúa Charlotte. Đứa con duy nhất của công tước và công nương xú Kent, Victoria, sinh vào lúc 4h15 ngày 24 tháng 5 năm 1819 tại cung điện Kensington ở Luân Đôn.[2]

Victoria aged 4
Công chúa Victoria năm 4 tuổi.
Được vẽ bởi Stephen Poyntz Denning, 1823

Công chúa được rửa tội riêng bởi Tổng giám mục xứ Canterbury, Charles Manners-Sutton, vào ngày 24 tháng 6 năm 1819 tại cung điện Kensington.[3] Công chúa được đặt tên là Alexandrina, theo tên của cha đỡ đầu, Hoàng đế Aleksandr I của Nga, và theo tên Victoria của mẹ. Khi sinh ra, Victoria đứng thứ năm trong dòng dõi kế thừa sau cha mình và 3 người anh trai là: Hoàng tử Regent, Hoàng tử Frederick và Công tước xứ Clarence (sau là vua William IV).[4] Hoàng tử Regent xa lánh vợ mình và Công nương xứ York lúc đó đã 52 tuổi, vì thế hai người anh trai gần như không thể có thêm con được nữa. Công tước xứ Kent và Clarence kết hôn vào cùng ngày 12 tháng trước khi Victoria sinh ra, nhưng cả hai đứa con gái của nhà Clarence (sinh vào hai năm liên tiếp 1819 và 1820) đều chết khi mới sinh. Cha và ông của công chúa mất vào năm 1820, và công tước xứ York chết vào năm 1827. Trước cái chết của chú mình là vua George IV vào năm 1830, công chúa trở thành người thừa kế hợp pháp cho vị vua còn sống kế tiếp, đồng thời là chú của công chúa, vua William IV. Đạo luật Nhiếp chính năm 1830 tạo ra một điều khoản đặc biệt cho Công nương xứ Kent có thể làm nhiếp chính trong troừng hợp William chết trong khi Victoria vẫn còn là một đứa trẻ.[5] Vua William không tin tưởng vào khả năng của nữ Công tước để làm nhiếp chính, và vào năm 1836 ông tuyên bố trước mặt nữ Công tước rằng ông muốn sống cho đến sinh nhật lần thứ 18 của Victoria để bà không thể nắm được quyền nhiếp chính.[6]

Người thừa kế hợp pháp

Công chúa Victoria với con chó Dash vào năm 1833
Vẽ bởi George Hayter

Sau này Victoria đã miêu tả thời thơ ấu của mình "khá u sầu".[7] Mẹ của bà cực kỳ bảo vệ và che chở bà, và Victoria được nuôi dưỡng cách ly với những đứa trẻ khác dưới một hệ thống gọi là "Hệ thống Kensington", một tập hợp những điều lệ và nghi thức được đặt ra bởi Công nương và tên quản gia tham vọng và độc đoán của bà, ông John Conroy, người bị đồn đại là nhân tình của Công nương.[8] Hệ thống này không cho phép công chúa gặp những người mà mẹ công chúa và Conroy xem là có thể gây phiền phức (bao gồm hầu hết gia đình bên nội của công chúa), và được đặt ra để làm cho công chúa trở nên yếu ớt và phải phụ thuộc vào bọn họ.[9] Công nương lảng tránh cung điện của nhà vua bởi vì những đứa con khác của Vua xem bà ta là cái gai trong mắt,[10] và có lẽ sẽ làm xuất hiện Giáo lý thời Victorian bằng cách khăng khăng rằng con gái của bà tránh bất cứ sự xuất hiện nào của những biểu hiện tình dục không đứng đắn.[11] Victoria cùng ngủ chung phòng với mẹ mình mỗi đêm, học với gia sư riêng theo một thời khóa biểu đều đặn, và dành giờ chơi với những con búp bê và chú chó Dash giống Xpanhơn.[12] Công chúa học tiếng Pháp, Đức, Ý và tiếng Lantin,[13] nhưng công chúa chỉ nói tiếng Anh ở nhà.[14]

Victoria's sketch of herself
Chân dung tự họa năm 1835

Vào năm 1830, Công nương xứ Kent và Conroy dẫn Victoria đến trung tâm Anh để thăm Đồi Malvern, dừng chân ở các thị trấn và dinh thự lớn trên đường đi.[15] Những chuyến đi tương tự tới nhiều vùng của Anh và xứ Wales được thực hiện vào các năm 1832, 1833, 1834, và 1835. Nhằm làm Vua William phải bực mình, Victoria luôn được chào đón nồng nhiệt ở những nơi dừng chân.[16] William so sánh những chuyến đi này với những chuyến du hành hoàng gia của vua và ông lo rằng họ đang vẽ nên chân dung của Victoria như là một đối thủ của ông hơn là một người kế thừa hợp pháp.[17] Victoria không thích những chuyến đi này cho lắm, những sự xuất hiện trước công chúng liên tục như vậy khiến cô bé mệt mỏi và đổ bệnh, cô bé hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi.[18] Công chúa đã phản đối với lý do là không được nhà Vua chấp thuận, nhưng mẹ công chúa gạt bỏ những phàn nàn của đứa vua vì cho rằng ông ta chỉ ghen tức, và bắt Victoria tiếp tục những chuyến du hành này.[19] Tại thị trấn Ramsgate vào tháng 10 năm 1835, Victoria bị sốt rất nặng, nhưng Conroy lại gạt bỏ chuyện bị ốm và cho rằng đó chỉ là bệnh giả vờ của trẻ con.[20] Trong lúc Victoria bị ốm, Conroy và Công nương đã không thành công trong việc thúc ép công chúa cho ông ta làm thư ký riêng của công chúa.[21] Đến lúc là một thiếu nữ, Victoria đã kịch liệt phản đối những cố gắng của mẹ mình và Conroy để bổ nhiệm ông ta làm thư ký riêng.[22] Khi trở thành Nữ hoàng, bà đã cấm ông ta không được xuất hiện trước mặt mình, nhưng ông ta vẫn còn ở tại nhà của công nương.[23]

Đến năm 1836, anh trai của công nương là Leopold, là vua của Bỉ từ năm 1831, mong cháu gái của ông là công chúa kết hôn với cháu trai mình là Hoàng tử Albert xứ Saxe-Coburg và Gotha.[24] Leopold, mẹ của Victoria, và cha của Albert (Ernest I, Công tước xứ Saxe-Coburg và Gotha) là anh em. Leopold sắp xếp cho mẹ của Victoria mời bà con ở xứ Coburg đến thăm bà vào tháng 5 năm 1836, với mục đích là giới thiệu Albert cho Victoria.[25] William IV lại không chấp thuận bất cứ hôn nhân nào với nhà Coburg, và thay vào đó ông lại muốn Victoria kết hôn với Hoàng tử Alexander của Hà Lan, con trai thứ hai của Hoàng tử xứ Orange.[26] Victoria cảnh giác với những kế hoạch hôn nhân và đánh giá một cách kỹ càng về sự phô trương những tư cách của các hoàng tử.[27] Theo nhật ký của công chúa, bà rất thích thú với nhóm của Albert ngay từ đầu. Sau chuyến thăm này, bà viết "Albert thật là đẹp trai, tóc của anh ấy giống với màu tóc của ta, mắt của anh ấy thật to và có màu xanh, và anh ấy còn có một cái mũi đẹp và một đôi môi rất ngọt ngào cùng những hàm răng chắc khỏe; nhưng sự hấp dẫn của gương mặt anh ấy chính là nét mặt, đó là thứ thú vị nhất."[28] Alexander thì lại "quá đơn điệu".[29]

Victoria viết thư cho chú của mình là Leopold, người mà Victoria xem là "vị cố vấn giỏi và tốt bụng nhất",[30] để cám ơn ông "cho triển vọng về một hạnh phúc "lớn lao" mà bác đã mang lại cho cháu, trong con người của Albert thân yêu... Anh ấy sở hữu mọi phẩm chất mà cháu ao ước và làm cho cháu hoàn toàn hài lòng. Anh ấy thật là nhạy cảm, thật tốt bụng, thật là giỏi, và cũng thật dễ thương. Bên cạnh đó anh ấy có vẻ bề ngoài dễ chịu và thú vị mà bác có thể thấy ngay."[31] Tuy nhiên vào năm 17 tuổi, cho dù Victoria rất thích Albert, nhưng công chúa chưa sẵn sàng để kết hôn. Các bên chưa thể thực hiện một cam kết chính thức, nhưng cho rằng việc kết hôn sẽ diễn ra trong thời gian thích hợp.[32]

Thời kì đầu trị vì

Victoria nhận tin mình được kế tục ngai vàng từ Huân tước Francis Conyngham (trái) và William Howley, Tổng giám mục Canterbury.

Victoria được 18 tuổi vào ngày 24 tháng 5 năm 1837, và do đó vấn đề nhiếp chính không cần phải xem xét nữa. Vào ngày 20 tháng 6 năm 1837, William IV chết vào năm 71 tuổi, và Victoria trở thành Nữ hoàng của Vương quốc Anh. Trong nhật ký của mình, bà viết, "Tôi được mẹ đánh thức vào lúc 6 giờ, bà nói Tổng giám mục xứ CanterburyHuân tước Conyngham đang ở đây và muốn được gặp tôi. Tôi ra khỏi giường và vào phòng khách (chỉ khoác thêm áo choàng) và đi một mình, và gặp họ. Sau đó Huân tước Conyngham cho tôi biết rằng người Chú đáng thương của tôi, nhà Vua, đã không còn nữa, và ông chết vào 2 giờ 12 phút sáng nay, và do đó TôiNữ hoàng."[33] Các văn bản chính thức chuẩn bị cho ngày đầu tiên lên ngôi của Nữ hoàng cho rằng tên bà là Alexandrina Victoria, nhưng tên thánh của bà không làm bà ưng ý và không được sử dụng lại lần nữa.[34]

Từ năm 1714, nước Anh đã chia quyền cai trị cho Hanover ở Đức, nhưng dưới Đạo luật Salic, phụ nữ không được có mặt trong dòng dõi kế vị của Hanover. Trong khi Victoria được thừa hưởng toàn bộ lãnh thổ và thuộc địa của Anh, Hanover đã trao chức vua cho người chú ít tiếng tăm của bà là Công tước xứ Cumberland và Teviotdale, chính là vua Ernest Augustus I của Hanover. Ông là người kế vị hợp pháp cho đến khi bà kết hôn và có con.[35]

Chân dung đăng quang được vẽ bởi George Hayter

Trong thời gian bà lên ngôi, chính phủ được lãnh đạo bởi thủ tướng chính phủ thuộc đảng Whig, Huân tước Melbourne, ông đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến vị Nữ hoàng thiếu kinh nghiệm chính trị, và bà tin cẩn trao cho ông chức cố vấn.[36] Charles Greville cho rằng ông Melbourne góa vợ và không có con này "thích thú một cách nồng nhiệt đối với Nữ hoàng bởi vì có lẽ ông xem bà là đứa con gái mà ông đã từng có trước đây", và Victoria có lẽ cũng xem ông như một người cha.[37] Lễ đăng quang Nữ hoàng diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1838, và bà trở thành vị quốc chủ đầu tiên sinh sống tại Cung điện Buckingham.[38] Bà hưởng thu nhập của các công tước Lancaster và Cornwall, và được cấp tiền nghị viện 385 000 bảng một năm. Bà rất cẩn trọng khi trả các khoản nợ cho cha mình.[39]

Vào buổi đầu triều đại, Victoria rất nổi tiếng,[40] nhưng danh tiếng của bà đã phải trải qua một mưu đồ triều đình vào năm 1839 khi một trong những thị nữ của mẹ bà, Quý bà Flora Hastings, với cái bụng ngày càng to (thực chất là bị khối u) và bị đồn đại rằng bà đang mang thai ngoài giá thú với Ông John Conroy.[41] Victoria đã tin những tin đồn này.[42] Nữ hoàng rất ghét Conroy, và khinh miệt "Bà Flora ghê tởm" ấy,[43] bởi vì bà ta đã thông đồng với Conroy và Công nương xứ Kent đặt ra Hệ thống Kensington.[44] Ban đầu, Bà Flora từ chối một cuộc kiểm tra sức khỏe rõ ràng, cho đến giữa tháng hai thì bà cũng đồng ý, và kết quả là Bà Flora vẫn còn trinh trắng.[45] Conroy, gia đình Hasting và Đảng Bảo thủ đối lập đã tổ chức một cuộc vận động đông đảo và lôi kéo Nữ hoàng trong việc truyền những tin đồn không đúng sự thật về Bà Flora.[46] Khi Bà Flora chết vào tháng 7, khám nghiệm tử thi phát hiện một khối u lớn trong gan của bà đã sưng to ra phần bụng.[47] Khi xuất hiện trước công chúng, Victoria đã bị chế giễu và gọi là "Bà Melbourne".[48]

Vào năm 1839, Melbourne từ chức sau khi Đảng Cấp tiến và Đảng Bảo Thủ (cả hai đảng mà Victoria rất ghét) bỏ phiếu cho một dự luật để hủy bỏ hiến pháp ở Jamaica. Dự luật xóa bỏ quyền lực chính trị của các chủ đồn điền đang kháng cự những phương sách liên quan đến việc bãi bỏ nô lệ.[49] Nữ hoàng đã ủy thác cho một thành viên của Đảng Bảo thủ, ông Robert Peel, thành lập một Chính phủ mới. Vào thời điểm đó, theo thường lệ thì Thủ tướng sẽ bổ nhiệm những thành viên thường là đồng minh chính trị của ông ta và vợ chồng của họ. Nhiều Thị nữ của Nữ hoàng là vợ của những thành viên đảng Whig, và Peel có dự tính thay thế họ bằng những bà vợ của thành viên đảng Bảo thủ. Vào thời điểm mà sau này gọi là "cuộc khủng hoảng phòng ngủ", Victoria nghe theo lời của Melbourne, đã phản đối sự xóa bỏ đó của Thủ tướng. Peel từ chối cầm quyền dưới sự áp đặt hạn chế của Nữ hoàng, và do đó ông đã từ bỏ phận sự của mình, cho phép Melbourne hồi phục chức vụ.[50]

Kết hôn

Painting of a lavish wedding attended by richly dressed people in a magnificent room
Đám cưới của Victoria và Albert
Vẽ bởi George Hayter

Mặc dù là nữ hoàng, nhưng một người phụ nữ trẻ chưa lập gia đình như Victoria theo tục lệ thường phải ở với mẹ, mặc cho sự bất hòa giữa hai mẹ con do Hệ thống Kensington cộng với việc mẹ Nữ hoàng vẫn tiếp tục dựa dẫm vào Conroy.[51] Mẹ của bà bị đưa đến một căn phòng biệt lập trong Cung điện Buckingham, và Victoria thường từ chối gặp mẹ mình.[52] Khi Victoria phàn nàn với Melbourne rằng sự gần gũi như thế với mẹ có thể làm cho bà "dằn vặt đau khổ trong nhiều năm", Melbourne rất thông cảm nhưng ông nói rằng điều đó có thể tránh được bằng hôn nhân, cái mà Victoria gọi là một "khả năng bất ngờ" (nguyên văn: schocking alternative).[53] Bà có vẻ lấy làm hứng thú về học thức của Albert cho vai trò tương lai của ông chính là người chồng của bà, nhưng bà kháng cự lại những nỗ lực đẩy bà vào hôn nhân.[54]

Victoria tiếp tục khen ngợi Albert trong chuyến viếng thăm thứ hai của ông vào tháng 10 năm 1839. Albert và Victoria đã yêu mến nau và Nữ hoàng cầu hôn ông vào ngày 15 tháng 10 năm 1839, chỉ năm ngày sau khi ông đến Windsor.[55] Họ đã kết hôn vào ngày 10 tháng 2 năm 1840, tại Nhà thờ Hoàng gia của Cung điện St. Jame, Luân Đôn. Bà dành cả buổi tối sau lễ cưới của họ nằm trên giường ngủ trong cơn nhức đầu, nhưng vẫn kịp viết một cách đê mê trong cuốn nhật ký của chính bà:

Ta CHƯA BAO GIỜ, CHƯA BAO GIỜ có một buổi tối như thế nào!!! Albert YÊU DẤU YÊU DẤU NHẤT NHẤT CỦA TA... tình yêu và tình cảm quá mức anh trao cho ta nặng trĩu tình yêu và hạnh phúc mà ta không bao giờ có thể hi vọng được cảm nhận như thế trước đây! Anh siết chặt ta trong cánh tay của anh ấy, và chúng ta đã hôn nhau lần nữa và lần nữa! Vẻ đẹp của anh, sự ngọt ngào và lịch lãm của anh - thật sự ta không bao giờ có thể cảm ơn đủ khi có một Người chồng! ... để có thể được gọi bằng những cái tên âu yếm, ta chưa bao nghe ai gọi ta như thế bao giờ - là niềm hạnh phúc và xa hơn là niềm tin! Ôi! Đây là ngày hạnh phúc nhất trong đời ta![56]

Albert trở thành một cố vấn chính trị quan trọng đồng thời là người bạn đời của Nữ hoàng, thế chỗ cho Huân tước Melbourne vốn là một nhân vật có ảnh hướng lớn lao trong nửa đầu đời của Nữ hoàng.[57] Mẹ của Victoria đã bị đuổi ra khỏi cung điện đến Nhà Ingestre tại Quảng trường Belgrave. Sau khi Công chúa Augusta qua đời vào năm 1840, mẹ của Victoria bị chuyển đến cả Nhà Clarence và Frogmore.[58] Nhờ sự hòa giải của Albert mà mối quan hệ giữa hai mẹ con dần dần được cải thiện[59]

Tranh in thạch đương đại vẽ cảnh Edward Oxford đang cố ám sát Victoria vào năm 1840

Trong thời gian Victoria mang thai đứa con đầu tiên vào năm 1840, trong những tháng đầu tiên kết hôn, Edward Oxford lúc đó mới mười tám tuổi đã cố gắng ám sát bà khi bà đang ngồi xe ngựa với Hoàng tử Albert trên đường đến thăm mẹ. Oxford đã bắn hai phát súng, nhưng cả hai lần đều không trúng. Hắn ta đã bị gán cho tội danh phản quốc, nhưng lại được trắng án vì người ta cho rằng hắn bị điên.[60] Hậu quả trực tiếp của cuộc tấn công chính là sự nổi tiếng của Victoria ngày càng cao, giảm thiểu những sự bất bình bấy lâu trong vụ việc của thị nữ Hastings và cuộc khủng hoảng giường ngủ.[61] Con gái của bà cũng tên là Victoria, sinh vào ngày 21 tháng 11 năm 1840. Nữ hoàng ghét việc mang thai,[62] bà chán ghét việc cho con bú,[63] và nghĩ rằng những đứa bé mới sinh đều xấu xí.[64] Tuy vậy, bà và Albert tiếp tục có thêm 8 đứa con.

Gia đình Victoria được quản lý bởi quản gia từ thời nhỏ của Victoria là Nữ nam tước Louise Lehzen đến từ Hanover. Lehzen có một sức ảnh hưởng lớn đến Victoria, và đã khuyến khích bà chống lại Hệ thống Kensington.[65] Tuy nhiên Albert lại cho rằng Lehzen không có trình độ, và sự quản lý tồi tệ của bà đe dọa cho sức khỏe con gái ông. Sau một loạt những cuộc tranh cãi điên tiết giữa Victoria và Albert về vấn đề này, Lehzen được cho về hưu, và mối quan hệ thân thiết giữa Nữ hoàng và bà quản gia xem như chấm dứt.[66]

Victoria cuddling a child next to her
Bức ảnh được biết đến sớm nhất của Victoria với cô con gái đầu lòng. c. 1844[67]

Tham khảo

  1. ^ Carolly Erickson (1997). Her Little Majesty: The Life of Queen Victoria. Simon & Schuster. ISBN 0-7432-3657-2.
  2. ^ Hibbert, pp. 3–12; Strachey, pp. 1–17; Woodham-Smith, pp. 15–29
  3. ^ Cha mẹ đỡ đầu của công chúa là Hoàng đế Aleksandr I của Nga (được đại diện bởi người chú là Công tước xứ York), chú của công chúa là Hoàng tử Regent, dì của công chúa là Công chúa Augusta) và bà ngoại là Dowager Duchess của Saxe-Coburg-Saalfeld (đại diện bởi dì của Victoria Công chúa Mary, Nữ bá tước xứ Gloucester và Edinburgh).
  4. ^ Longford, p. 24
  5. ^ Hibbert, p. 31; St Aubyn, p. 26; Woodham-Smith, p. 81
  6. ^ Hibbert, p. 46; Longford, p. 54; St Aubyn, p. 50; Waller, p. 344; Woodham-Smith, p. 126
  7. ^ Hibbert, p. 19; Marshall, p. 25
  8. ^ Hibbert, p. 27; Longford, pp. 35–38, 118–119; St Aubyn, pp. 21–22; Woodham-Smith, pp. 70–72. Tin đồn này bị cho là sai bởi những người viết tiểu sử.
  9. ^ Hibbert, pp. 27–28; Waller, pp. 341–342; Woodham-Smith, pp. 63–65
  10. ^ Hibbert, pp. 32–33; Longford, pp. 38–39, 55; Marshall, p. 19
  11. ^ Lacey, Robert (2006) Great Tales from English History, Volume 3, London: Little, Brown, and Company, ISBN 0-316-11459-6, pp. 133–136
  12. ^ Waller, pp. 338–341; Woodham-Smith, pp. 68–69, 91
  13. ^ Hibbert, p. 18; Longford, p. 31; Woodham-Smith, pp. 74–75
  14. ^ Longford, p. 31; Woodham-Smith, p. 75
  15. ^ Hibbert, pp. 34–35
  16. ^ Hibbert, pp. 35–39; Woodham-Smith, pp. 88–89, 102
  17. ^ Hibbert, p. 36; Woodham-Smith, pp. 89–90
  18. ^ Hibbert, pp. 35–40; Woodham-Smith, pp. 92, 102
  19. ^ Hibbert, pp. 38–39; Longford, p. 47; Woodham-Smith, pp. 101–102
  20. ^ Hibbert, p. 42; Woodham-Smith, p. 105
  21. ^ Hibbert, p. 42; Longford, pp. 47–48; Marshall, p. 21
  22. ^ Hibbert, pp. 42, 50; Woodham-Smith, p. 135
  23. ^ Marshall, p. 46; St Aubyn, p. 67; Waller, p. 353
  24. ^ Longford, pp. 29, 51; Waller, p. 363; Weintraub, pp. 43–49
  25. ^ Longford, p. 51; Weintraub, pp. 43–49
  26. ^ Longford, pp. 51–52; St Aubyn, p. 43; Weintraub, pp. 43–49; Woodham-Smith, p. 117
  27. ^ Weintraub, pp. 43–49
  28. ^ Victoria quoted in Weintraub, p. 49 and Marshall, p. 27
  29. ^ Victoria quoted in Hibbert, p. 99; St Aubyn, p. 43; Weintraub, p. 49 and Woodham-Smith, p. 119
  30. ^ Victoria's journal, October 1835, quoted in St Aubyn, p. 36 and Woodham-Smith, p. 104
  31. ^ Hibbert, p. 102; Marshall, p. 60; Waller, p. 363; Weintraub, p. 51; Woodham-Smith, p. 122
  32. ^ Waller, pp. 363–364; Weintraub, pp. 53, 58, 64, and 65
  33. ^ St Aubyn, pp. 55–57; Woodham-Smith, p. 138
  34. ^ Woodham-Smith, p. 140
  35. ^ Packard, pp. 14–15
  36. ^ Hibbert, pp. 66–69; St Aubyn, p. 76; Woodham-Smith, pp. 143–147
  37. ^ Greville quoted in Hibbert, p. 67; Longford, p. 70 and Woodham-Smith, p. 143–144
  38. ^ St Aubyn, p. 69; Waller, p. 353
  39. ^ Hibbert, p. 58; Longford, pp. 73–74; Woodham-Smith, p. 152
  40. ^ Marshall, p. 42; St Aubyn, pp. 63, 96
  41. ^ Marshall, p. 47; Waller, p. 356; Woodham-Smith, pp. 164–166
  42. ^ Hibbert, pp. 77–78; Longford, p. 97; St Aubyn, p. 97; Waller, p. 357; Woodham-Smith, p. 164
  43. ^ Victoria's journal, 25 April 1838, quoted in Woodham-Smith, p. 162
  44. ^ St Aubyn, p. 96; Woodham-Smith, pp. 162, 165
  45. ^ Hibbert, p. 79; Longford, p. 98; St Aubyn, p. 99; Woodham-Smith, p. 167
  46. ^ Hibbert, pp. 80–81; Longford, pp. 102–103; St Aubyn, pp. 101–102
  47. ^ Longford, p. 122; Marshall, p. 57; St Aubyn, p. 104; Woodham-Smith, p. 180
  48. ^ Hibbert, p. 83; Longford, pp. 120–121; Marshall, p. 57; St Aubyn, p. 105; Waller, p. 358
  49. ^ St Aubyn, p. 107; Woodham-Smith, p. 169
  50. ^ Hibbert, pp. 94–96; Marshall, pp. 53–57; St Aubyn, pp. 109–112; Waller, pp. 359–361; Woodham-Smith, pp. 170–174
  51. ^ Longford, p. 84; Marshall, p. 52
  52. ^ Longford, p. 72; Waller, p. 353
  53. ^ Woodham-Smith, p. 175
  54. ^ Hibbert, pp. 103–104; Marshall, pp. 60–66; Weintraub, p. 62
  55. ^ Hibbert, pp. 107–110; St Aubyn, pp. 129–132; Weintraub, pp. 77–81; Woodham-Smith, pp. 182–184, 187
  56. ^ Hibbert, p. 123; Longford, p. 143; Woodham-Smith, p. 205
  57. ^ St Aubyn, p. 151
  58. ^ Hibbert, p. 265, Woodham-Smith, p. 256
  59. ^ Marshall, p. 152; St Aubyn, pp. 174–175; Woodham-Smith, p. 412
  60. ^ Hibbert, pp. 421–422; St Aubyn, pp. 160–161
  61. ^ Woodham-Smith, p. 213
  62. ^ Hibbert, pp. 130; Longford, p. 154; Marshall, p. 122; St Aubyn, p. 159; Woodham-Smith, p. 220
  63. ^ Hibbert, p. 149; St Aubyn, p. 169
  64. ^ Hibbert, p. 149; Longford, p. 154; Marshall, p. 123; Waller, p. 377
  65. ^ Longford, p. 56; St Aubyn, p. 29
  66. ^ Hibbert, pp. 150–156; Marshall, p. 87; St Aubyn, pp. 171–173; Woodham-Smith, pp. 230–232
  67. ^ Queen Victoria and the Princess Royal, Royal Collection, truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2010

Tham khảo thư loại

Công bố những nguồn chính

  • Benson, A.C.; Esher, Viscount (editors, 1907) The Letters of Queen Victoria: A Selection of Her Majesty's Correspondence Between the Years 1837 and 1861, London: John Murray
  • Bolitho, Hector (editor, 1938) Letters of Queen Victoria from the Archives of the House of Brandenburg-Prussia, London: Thornton Butterworth
  • Buckle, George Earle (editor, 1926) The Letters of Queen Victoria, 2nd Series 1862–1885, London: John Murray
  • Buckle, George Earle (editor, 1930) The Letters of Queen Victoria, 3rd Series 1886–1901, London: John Murray
  • Connell, Brian (1962) Regina v. Palmerston: The Correspondence between Queen Victoria and her Foreign and Prime Minister, 1837–1865, London: Evans Brothers
  • Duff, David (editor, 1968) Victoria in the Highlands: The Personal Journal of Her Majesty Queen Victoria, London: Muller
  • Dyson, Hope; Tennyson, Charles (editors, 1969) Dear and Honoured Lady: The Correspondence between Queen Victoria and Alfred Tennyson, London: Macmillan
  • Esher, Viscount (editor, 1912) The Girlhood of Queen Victoria: A Selection from Her Majesty's Diaries, 1832–40, London: John Murray
  • Fulford, Roger (editor, 1964) Dearest Child: Letters Between Queen Victoria and the Princess Royal, 1858–61, London: Evans Brothers
  • Fulford, Roger (editor, 1968) Dearest Mama: Letters Between Queen Victoria and the Crown Princess of Prussia, 1861–64, London: Evans Brothers
  • Fulford, Roger (editor, 1971) Beloved Mama: Private Correspondence of Queen Victoria and the German Crown Princess, 1878–85, London: Evans Brothers
  • Fulford, Roger (editor, 1971) Your Dear Letter: Private Correspondence of Queen Victoria and the Crown Princess of Prussia, 1863–71, London: Evans Brothers
  • Fulford, Roger (editor, 1976) Darling Child: Private Correspondence of Queen Victoria and the German Crown Princess of Prussia, 1871–78, London: Evans Brothers
  • Hibbert, Christopher (editor, 1984) Queen Victoria in Her Letters and Journals, London: John Murray, ISBN 0719541077
  • Hough, Richard (editor, 1975) Advice to a Grand-daughter: Letters from Queen Victoria to Princess Victoria of Hesse, London: Heinemann, ISBN 0434348619
  • Jagow, Kurt (editor, 1938) Letters of the Prince Consort 1831–61, London: John Murray
  • Mortimer, Raymond (editor, 1961) Queen Victoria: Leaves from a Journal, New York: Farrar, Straus & Cudahy
  • Ponsonby, Sir Frederick (editor, 1930) Letters of the Empress Frederick, London: Macmillan
  • Ramm, Agatha (editor, 1990) Beloved and Darling Child: Last Letters between Queen Victoria and Her Eldest Daughter, 1886–1901, Stroud: Sutton Publishing, ISBN 9780862998806
  • Victoria, Queen (1868) Leaves from the Journal of Our Life in the Highlands from 1848 to 1861, London: Smith, Elder
  • Victoria, Queen (1884) More Leaves from the Journal of Our Life in the Highlands from 1862 to 1882, London: Smith, Elder

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Victoria của Anh
Nhánh thứ của Nhà Welf
Sinh: 24 tháng năm, 1819 Mất: 22 tháng , 1901
Tước hiệu
Tiền nhiệm
William IV
Nữ hoàng Anh Quốc
20 tháng 6 1837 – 22 tháng 1 1901
Kế nhiệm
Edward VII
Trống
Danh hiệu cuối cùng được tổ chức bởi
Bahadur Shah II
như Hoàng đế Mogul
Nữ hoàng Ấn Độ
1 tháng 5 1876 – 22 tháng 1 1901
Vương thất Liên hiệp Anh
Tiền nhiệm
Hoàng tử William, Công tước của Clarence
'Người thừa kế ngai vàng'
26 tháng 6 1830 – 20 tháng 6 1837
Kế nhiệm
Ernest Augustus I của Hanover

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt

Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA