Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vuốt”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Vuốt
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 10:47, ngày 16 tháng 4 năm 2016

Móng vuốt
Móng vuốt của loài hổ và cơ chế hoạt động của vuốt hổ (qua giải phẫu)

Vuốt hay móng vuốt là những cái móng cong, có đầu nhọn, được tìm thấy ở phần cuối của một ngón chân hoặc ngón tay trong hầu hết các loài móng vuốt (gồm động vật có vú, bò sátchim). Trong tiếng Anh, từ "móng vuốt" (claw) cũng thường được sử dụng để chỉ đến một vài động vật không xương sống hơi giống kết cấu được tìm thấy ở động vật chân đốt như bọ cánh cứngnhện là những cái móc chúng được đính vào đốt cuối cùng của xương chân như một cái móc để phục vụ cho việc di chuyển. Cua, tôm hùmbọ cạp thì càng của chúng đôi khi được gọi là móng vuốt[1]. Một móng vuốt thật sự được hình thành bằng một loại protein cứng gọi là keratin (tương tự sừng).

Vuốt cùng với nanh hợp thành bộ nanh vuốt là vũ khí tối thượng sinh tồn trong tự nhiên của các động vật săn mồi đỉnh cao. Vuốt được sử dụng để bắt và giữ con mồi (với động tác vồ) ở động vật có vú ăn thịt như chómèo, đặc biệt là các loại mèo lớn, nhưng cũng có thể được sử dụng cho các mục đích như đào bới (ở chó, cầy), leo cây, tự vệ, và chải chuốt (gải ngứa) hay ở các loài chim là công cụng trong việc quắp mồi, siết mồi, các loài bò sát thì sử dụng để leo cây. Móng phụ hay huyền đề thì thường cùn và không được gọi được gọi là móng tay. Móng vuốt của động vật như hổ, sư tử, gấu đã được sử dụng như các mặt hàng như đồ trang sức, mặt dây chuyền, và trâm cài. Nhiều niềm tin hoang đường vào công dụng của những loại móng vuốt của dã thú.

Các dạng động vật

Động vật bốn chân

Ở động vật bốn chân, móng vuốt được hình thành bằng keratin và bao gồm hai lớp. Các lớp unguis là lớp bên ngoài cứng hơn, trong đó bao gồm các sợi keratin xếp vuông góc với hướng của sự phát triển và trong các lớp ở một góc xiên. Các subunguis là mềm hơn, lớp dưới flaky có hạt là song song với hướng của sự phát triển. Các móng vuốt mọc lộ ra từ móng tay tại các cơ sở của unguis và subunguis mọc dày hơn khi đi dài trên móng. Các unguis mọc ra ngoài nhanh hơn subunguis để tạo một đường cong và các mặt mỏng của móng vuốt mòn nhanh hơn tạo nên một điểm tiếp xúc nhiều hơn hoặc ít sắc nét. Động vật bốn chân sử dụng móng vuốt của chúng bằng nhiều cách, thường để vồ bắt hoặc giết con mồi (họ nhà mèo), đào bới (chó, chồn) và leo trèo (mèo, báo, chồn) và treo ngược (như dơi, khỉ, đười ươi).

Tất cả các động vật trong bộ Carnivora đều có móng vuốt, mà thay đổi đáng kể trong chiều dài và hình dạng. Vuốt phát triển ra khỏi các đốt ngón thứ ba của bàn chân và được làm bằng chất sừng. Nhiều động vật có vú ăn thịt có móng vuốt có thể căng ra rằng một phần có thể ẩn bên trong chân của con vật, đặc biệt là các họ mèo, Felidae, gần như tất cả các thành viên nào có móng vuốt đầy đủ protractible và móng vuốt của chúng đều có thể thu lại hay co rút được (trừ báo săn). Ngoài họ nhà mèo, móng vuốt thu chỉ được tìm thấy ở một số loài của họ cầy (và Nimravidae đã tuyệt chủng). Móng vuốt mà là thu vào được để bảo vệ chúng khỏi bị mòn hoặc gãy.

Hầu hết mèo và chó cũng có một vuốt phụ (huyền đề) ở phần phía trong của bàn chân trước. Nó ít nhiều chức năng hơn so với móng vuốt khác nhưng giúp những con mèo bắt con mồi (găm vào). Bởi vì móng vuốt này không chạm đất, nó bị ít mòn hơn và có xu hướng sắc hơn. Móng tay là tương đồng với một móng vuốt nhưng nó phẳng hơn và có cả một cạnh cong thay vì một điểm. Một móng tay đủ lớn để chịu trọng lượng được gọi là "móng guốc". (Tuy nhiên, một mặt của móng chẻ của động vật móng guốc artiodactyl cũng có thể được gọi là một cái móng).

Ở các loài linh trưởng linh trưởng móng chỉ bao gồm các unguis còn subunguis đã biến mất. Với sự phát triển của nắm tay và bàn chân, móng vuốt không còn cần thiết cho sự vận động, và thay vào đó hầu hết là để làm cảnh. Tuy nhiên, móng tay giống móng vuốt giống như được tìm thấy trong họ khỉ đuôi sóc callitrichids nhỏ và trong khỉ lùn tarsier và khỉ Aye-Aye, một móng vuốt chải chuốt cũng được tìm thấy trên loài khỉ đêm (Aotus) và Callicebus và một số loài khỉ Tân thế giới khác[2].

Các loài chim

Một móng là móng vuốt của một con chim săn mồi là công cụ săn bắn chính của nó. Các móng vuốt rất quan trọng. Nếu không có nó, hầu hết các loài chim săn mồi sẽ không thể bắt được mồi của chúng[3]. Một số loài chim cũng sử dụng móng vuốt để phòng thủ. Giống đà điểu sử dụng móng vuốt trên ngón chân bên trong của chúng (chữ số II) cho việc phòng vệ, và đã được biết đến là để sử dụng để mổ bụng người. Các con chim opisthocomus hoazin là duy nhất trong số các loài chim còn tồn tại trong việc có móng vuốt chức năng trên ngón tay cái và ngón trỏ (chữ số I và II) trên chi trước như gà con, cho phép chúng leo lên cây cho đến khi bộ lông trưởng thành với những chiếc lông bay phát triển[4]. Tuy nhiên, một số loài chim có một cấu trúc cựa hoặc móng vuốt giống như ẩn dưới lông nhất là vịt, ngan, ngỗngkiwi[5].

Bò sát, lưỡng cư

Hầu hết các loài thằn lằn ngón chân kết thúc bằng móng vuốt mập. Các móng vuốt hình thành từ quy mô cuối cùng trên những ngón chân[6]. Hầu hết các loài bò sát có móng vuốt phát triển tốt. Trong các loài rắn, bàn chân và móng vuốt bị tiêu biết, nhưng trong nhiều loài trăn như rắn xiết mồi lại có tàn tích nổi lên với một móng đơn như "cựa" vào mỗi bên của lỗ hậu môn. Móng vuốt của thằn lằn được sử dụng như hỗ trợ trong việc leo núi, và giữ con mồi trong các loài động vật ăn thịt. Các động vật lưỡng cư chỉ đã tiến hóa riêng biệt trong dòng động vật lưỡng cư và tiêu biến, chỉ có loài Ếch có vuốt châu Phi còn giữ lại được móng vuốt[7].

Quan niệm

Mê tín

Vuốt hổ và nanh hổ đang được bày bán ở chợ

Quan niệm việc đeo nanh vuốt sẽ đem lại may mắn, nắm bắt được thời cơ, giải trừ ma quái và ốm đau, bệnh tật nhiều người sẵn sàng bỏ tiền triệu, thậm chí hàng ngàn đô tìm mua bằng được nhiều nanh vuốt thú dữ. Vào những thập niên 1980 trở về trước ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam còn nhiều thú rừng. Mỗi lần nhìn thấy thú dữ, dân làng lại hò nhau thành đoàn săn bắn. Thú dữ được mổ chia cho dân làng ăn mừng. Lúc đó vẫn chưa có ai thu mua răng nanh, móng vuốt nên người dân địa phương thường dùng để đeo lên người giống như một vật trang sức. Sau này, dân sành chơi thích sở hữu những chiếc răng nanh, móng vuốt như để thể hiện đẳng cấp và họ coi đó là một món đồ đem lại may mắn, có thể hóa giải những tai ương trong cuộc sống[8]. nhu cầu săn lùng và đeo nanh vuốt chúa sơn lâm để thỏa nguyện mọi ước mong tiền tài, danh vọng, sức khỏe… đã trở thành niềm tin, nhu cầu vô hạn của nhiều người có máu dị đoan.

Kinh doanh

Những người có đầu óc tinh tế đã nhìn thấy việc buôn bán mặt hàng này sẽ đem lại nguồn lợi lớn nên họ đã đứng ra thu mua. Mấy chục năm trở về trước, Tây Bắc còn nhiều thú rừng nên răng nanh, móng vuốt được bán nhan nhản. Rồi thú dữ dần cạn kiệt dưới nòng súng của biết bao đoàn thợ săn lùng sục khắp các cánh rừng già. Chính vì vậy, răng nanh, móng vuốt vốn đã là hàng xa xỉ nay lại càng khan hiếm. Chính vì khan hiếm nên mặt hàng này càng có giá trị cao. Những chiếc móng gấu cỡ 4cm có giá 450.000đồng/móng, 4,5cm giá 500.000đồng/móng, móng dài 5cm có giá khoảng 650.000đồng[9] Nhiều người cất công lên tận các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, vùng đất mà họ tin tưởng là xứ hổ xứ voi để tuyển các món "binh khí" của chúa tể rừng xanh. Nhiều người sống qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với lắm già làng nên ít nhiều ảnh hưởng niềm tin tâm linh đeo càng nhiều nanh vuốt mãnh thú như gấu, heo rừng, beo lửa. Những nanh móng úa màu chứng tỏ hàng xưa cũ càng được các môn đồ nanh vuốt ưa chuộng[10].

Một số vuốt

Vuốt hổ

Hổ có móng vuốt sắc nhọn và dài lên đến 10cm, chúng có một vuốt cái nằm độc lập với 4 vuốt còn lại và tất cả đều có khả năng co rút móng (quắp vào). Và con hổ luôn luôn mài dũa sắc bộ vuốt bằng cách cào vào thân cây gỗ. Trong chuồng hổ ở vườn thú, thường có một khúc gỗ lớn, để thỏa mãn yêu cầu của con vật. Trong tự nhiên, cùng với nanh, vũ khí của hổ là bộ móng vuốt sắc nhọn hỗ trợ cho những cú tát, vồ và nâng cao khả năng chiến đấu của hổ, đặc biệt là hổ trảo[11], đòn mạnh nhất của loài hổ là vả thật mạnh vào khu vực mặt và cổ của đối phương, với nanh vuốt cực sắc nhọn, chiêu đòn này thường khiến con mồi bất động ngay tại chỗ[12].

Hổ được biết đến là động vật có chi trước với sức mạnh ghê gớm với bộ móng vuốt sắc nhọn, hổ có thể giết tươi con mồi của mình chỉ bằng một cú tát hay một cú cào vào chỗ hiểm, một cú tát của hổ đủ mạnh để làm vỡ sọ của một con gia súc[13] hay làm gãy lưng của một con gấu lười[14] hoặc đủ lấy mạng của một con sói lửa[15] chỉ cần vả một cái là hổ có thể móc gọn hàm dưới (móc họng) của con lợn lòi. Tại vườn thú Ankara ở Thổ Nhĩ Kỳ, một con hổ Bengal đã giết chết một con sư tử chỉ bằng một nhát cào bằng móng sắc vào tĩnh mạch cảnh của con sư tử. con hổ thò chân trước qua khe cửa ngăn cách và cào rất mạnh và nhanh vào cổ sư tử và sư tử gần như chết ngay lập tức, xác sư tử chết nằm trong vũng máu[16][17][18]

Con hổ trước khi kết thúc sự sống của con mồi bằng bộ hàm thép thì nó cần những chiếc vuốt chụp và bấu chắc vào con mồi làm cho con mồi không còn cơ hội trốn thoát[19] do móng vuốt hổ có khả năng thu lại nên chúng sử dụng để bấu vào con mồi, khi tiếp xúc móng hổ sẽ dương ra và cắm sâu vào rồi lập tức rút lại để tránh việc bị gãy và tạo thế bấu chặt. Vuốt hổ sắc, gân chân hổ rất dai và bền (để giữ mồi và làm nó vẫn đứng vững khi đã bị bắn chết). Bộ vuốt của hai bàn chân trước cũng khỏe và sắc, dùng để tát và giữ mồi. Nếu con mồi tránh thoát, nó đứng lên giang "tay" (hai chân trước) ra ngăn không cho chạy, hoặc đã chạy rồi thì nó nhảy vọt cao qua khỏi đầu để đón đường.

Khi phóng đến con mồi, hổ sẽ dùng cánh tay để thực hiện một cú tát, cú tát của hổ có thể hổ sẽ khiến cổ trâu, bò phải gãy, trẹo đi[20] Bàn "tay" hổ rất mạnh. Những thú lớn như heo rừng, nai, sơn dương nó chỉ vả một cái đủ đánh gãy đốt xương cổ, khiến con mồi chết ngay. Riêng khi giao đấu với người, hổ luôn muốn đoạt vũ khí của người rồi mới dùng chân tát một cú chí mạng, hay vồ đến cắn xé, lúc muốn đoạt vũ khí, chúng sẽ giương vuốt và chồm lên[21] Thậm chí khi con hổ trúng bẫy, dù bị vướng một chân vào dây thừng của bẫy nhưng nó hoàn toàn có thể giết người bởi móng vuốt và sức vóc to lớn của nó[22] Việc sử dụng móng vuốt và cánh tay trước linh hoạt đã làm hổ trở thành một biểu tượng của võ công với những môn vỏ mô phỏng động tác hổ như hổ hình quyền, trong đó lấy trảo pháp làm căn bản.

Hổ thường tấn công theo kiểu lao lên không trung rồi phóng xuống chụp mồi[23][24] Đặc tính của hổ là trên cao chụp xuống khi vồ mồi. Cho nên người đi rừng khi muốn ngủ, nghỉ chỉ cần chặt bốn cây tre hoặc nứa vót nhọn cắm bốn bên như cắm bốn góc cọc màn. Rồi cứ nằm, ngồi vào giữa bốn cọc đó. Nó cũng rất sợ lưới. Người ngủ trong màn (mùng) nó chỉ ngồi rình, cạnh bên ngoài, đợi khi chui ra mới lao tới vồ chứ không bao giờ bắt người trong màn. Nó sợ móng xòe ra vồ, khi cụp lại vướng màn như vướng lưới gỡ không ra. So với sư tử, báo các loài thú ăn thịt có vuốt khác thì vuốt hổ rất độc vì quá bẩn. Khi nó cào cấu vào đâu thì da thịt con người chỗ đó bị thối rữa ngay, ngoài ra, vết hổ cào rất độc, có thể khiến thịt thối, dòi bọ lổm ngổm bò trong da[25] Thế nên sau khi đã bắn được hổ, người ta thường hay đốt vuốt của nó để tránh nhỡ ra vô ý đụng chạm phải.

Đối với các loại móng vuốt thú rừng cũng có những cách nhìn nhận riêng. Hổ, báo cùng chung họ nhà mèo nên tinh tế sẽ phát hiện đâu là móng thật, đâu là móng giả dựa vào màu sắc của nó. Khi để dưới ánh sáng mặt trời hoặc dùng đèn pin soi, thì những đường vân tinh tế hiện ra. Vuốt hổ thật khi đưa lên ánh sáng sẽ thấy đục đục hình giọt nước ở chỗ vòng cung bụng vuốt. Vuốt hổ cấu tạo bằng sừng cho nên đốt sẽ có mùi khét đặc trưng. Đeo lâu ngày không bị ngả màu, cách hữu hiệu nhất là hơ qua lửa xem có mùi khét của nhựa không là biết ngay đâu là hàng giả, hàng thật[26][27].

Người dân quan niệm rằng, hổ là chúa tể của rừng xanh nên hội tụ đủ sức mạnh thiên nhiên. Chúng ăn toàn động vật quý, uống nước rừng, sống trong rừng sâu nên hấp thụ được linh khí của đất trời, đeo nanh vuốt hổ thì càng hưởng nhiều đặc ân của thần linh, trời đất[28]. Có những câu chuyện về Vuốt Hổ như rừng có cọp thì ma người, ma trâu, voi phải sợ hổ sống, mà nó không sợ ai khác. Có lẽ con cọp có giác quan thứ 6 hay thứ 7 nên am hiểu và giao du với chiều thứ 4 cuả không gian là chiều Âm. Nó gầm ghè, trấn áp đuợc tất thảy. Do ma quỷ có lợi thế là người trần không thấy chúng, song chúng biết rõ họ. Thế là chúng lợi dung, tấn công người nhiều lúc. Còn hổ duờng như thấy rõ, nên ma quỷ phải khúm núm. Bởi vậy, bất cứ cái gì trên thân thể con hổ đều dùng để trừ tà. Đắt nhất là những cái vuốt hay răng nanh hổ. Ngay từ lúc lọt lòng,trẻ con đã được đeo cái buà hộ mệnh ấy[29].

Nhiều người trẻ lại thích chơi móng hổ hơn chơi nanh hổ vì móng rẻ hơn nanh. Dân sành chơi thích sở hữu móng hổ không chỉ người trẻ mà dân kinh doanh, đặc biệt là những người khởi nghiệp muốn sở hữu những chiếc vuốt để nắm chắc hoặc tìm kiếm cơ hội chiến thắng trong cuộc sống cũng như trong thương trường. Việc đeo móng hổ ngoài việc đem lại cho người đeo một phong cách ngầu, sang trọng còn giúp chủ nhân tránh bị tà đạo, ma quỷ làm hại, đạn bắn không trúng. Giá cả của những chiếc móng hổ cũng rất đa dạng, nhưng rẻ nhất cũng phải đến tiền triệu. Đối với những chiếc móng được bọc, dát vàng hay kim loại thì giá có thể lên tới cả chục triệu[30][31].

Vuốt ưng

Một bộ móng vuốt của đại bàng
Một con chim ưng đang bắt cá bằng móng vuốt của mình

Móng vuốt là vũ khí hàng đầu của các loài chim, trong đó chim săn mồi là loài chim ăn thịt có móng và mỏ sắc như dao nhọn, chỉ cần chúng quắp vào tay là xước da, chảy máu, hàng tuần vết thương mới lành được. Đại bàng có một vũ khí lợi hại là đôi bàn chân với bộ móng nhọn và sắc như dao, khả năng sát thương rất lớn. Các móng vuốt trên chân của đại bàng cong và sắc nhọn, bộ móng vuốt sắc bén này chính là vũ khí lợi hại của chúng trong việc tấn công và bắt giữ con mồi. Chính đặc điểm này khiến đại bàng được gọi bằng một cái tên mà ý nghĩa của nó xuất phát từ một từ Latinh đó là Rapere (có nghĩa là kẹp chặt hay túm lấy). Móng vuốt chắc khỏe và chiếc mỏ sắt nhọn chính là vũ khí lợi hại của đại bàng vàng.

Đại bàng vàng đạt vận tốc lên tới 250 km/h với móng vuốt sắc nhọn có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ hay bắt sống chó sói. Đại bàng vàng có thể sà xuống quắp đi cả những con thú lớn như chó sói, với tốc độ bay lên tới 200 km/giờ. Móng vuốt chắc khỏe cùng chiếc mỏ sắc nhọn là vũ khí tấn công lợi hại giúp nó có thể hạ gục những con mồi lớn như chó sói. Từ trên cao đại bàng vàng lao xuống bằng tốc độ kinh khủng rồi dùng móng vuốt chắc khỏe của mình tấn công con sói, sau những chống cự yếu ớt thì con sói dường như nằm im chịu trận trước vuốt đại bàng.

Ở người, các vết thương do đại bàng gây ra thường dài và nhỏ, chủ yếu ở trên phần cánh tay vì thường xuyên tiếp xúc, đôi lúc bị trên vùng đầu và vùng thái dương. Những con đại bàng tấn công vào cột sống của con mồi, nó chộp lấy con mồi bằng các móng vuốt của mình, ví dụ như quăng một con chim chích còn sống vào tầm ngắm của con đại bàng, nhanh như cắt con đại bàng vồ lấy, dùng móng vuốt và chiếc mỏ sắc nhọn mổ từng nhát vào con chim chích trong tiếng kêu thảm thiết của con chim nhỏ. Đại bàng núi có bộ móng cực sắc, các móng chân sắc nhọn, Chúng có thể quắp cả con gà lên không trung, chộp cả con rắn độc bay lên trời xanh, thậm chí sẵn sàng quắp cả con rắn lớn mang lên bầu trời. Bộ móng sắc lẹm của nó có thể xé bất cứ con mồi nào [32].

Tham khảo

  1. ^ Rand, A.L. (1954). “On the Spurs on Birds' Wings” (PDF). The Willson Bulletin. 66 (2): 127–134. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2012.
  2. ^ Maiolino, S.; Boyer, D. M.; Rosenberger, A. (2011). “Morphological Correlates of the Grooming Claw in Distal Phalanges of Platyrrhines and Other Primates: A Preliminary Study” (PDF). The Anatomical Record. 294 (12): 1975–1990. doi:10.1002/ar.21498.
  3. ^ Fowler, D.W., Freedman, E.A., & Scannella, J.B. (2009). Pizzari, Tom (biên tập). “Predatory Functional Morphology in Raptors: Interdigital Variation in Talon Size Is Related to Prey Restraint and Immobilisation Technique”. PLoS ONE. 4 (11): e7999. doi:10.1371/journal.pone.0007999. PMC 2776979. PMID 19946365.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Parker, W. K. (1891). “On the Morphology of a Reptilian Bird, Opisthocomus hoazin. Transactions of the Zoological Society of London. 13 (2): 43–89. doi:10.1111/j.1096-3642.1891.tb00045.x.
  5. ^ Sir Walter Lawry Buller (1888): A History of the Birds of New Zealand. London excerpt from Zealand Electronic Text Centre collection
  6. ^ Alibardi, L. (2008). “Microscopic analysis of lizard claw morphogenesis and hypothesis on its evolution”. Acta Zoologica: Morphology and Evolution. 89 (2): 169–178. doi:10.1111/j.1463-6395.2007.00312.x.
  7. ^ Maddin, HC; Eckhart, L; Jaeger, K; Russell, AP; Ghannadan, M (2009). “The anatomy and development of the claws of Xenopus laevis (Lissamphibia: Anura) reveal alternate pathways of structural evolution in the integument of tetrapods”. Journal of Anatomy. 214 (4): 607–19. doi:10.1111/j.1469-7580.2009.01052.x. PMC 2736125. PMID 19422431.
  8. ^ http://www.nguoiduatin.vn/the-gioi-ngam-cua-nhung-ong-trum-buon-nanh-vuot-thu-du-vung-tay-bac-a86205.html
  9. ^ http://www.nguoiduatin.vn/the-gioi-ngam-cua-nhung-ong-trum-buon-nanh-vuot-thu-du-vung-tay-bac-a86205.html
  10. ^ http://www.nguoiduatin.vn/cuoc-choi-nanh-vuot-va-bieu-tuong-quyen-luc-bo-ngan-do-ruoc-ve-hang-gia-a87509.html
  11. ^ “Tản mạn về hình tượng Hổ trong quyền thuật”. Thanh Niên Online. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  12. ^ Hổ vằn ác chiến đẫm máu giành lãnh thổ - VTC News
  13. ^ Perry, Richard (1965). The World of the Tiger. p. 260. ASIN: B0007DU2IU
  14. ^ Mills, Stephen (2004). Tiger. Richmond Hill., Ont.: Firefly Books. p. 168. ISBN 1-55297-949-0
  15. ^ Perry 1968, tr. 150
  16. ^ “Tiger Kills Lion In Turkish Zoo”. BBC News. ngày 7 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2011.
  17. ^ Tiger kills lion at Turkish zoo | SBS World News
  18. ^ VietNamNet - Chuyện kinh hoàng ở vườn thú | Chuyen kinh hoang o vuon thu
  19. ^ http://www.nguoiduatin.vn/cuoc-choi-nanh-vuot-va-bieu-tuong-quyen-luc-bo-ngan-do-ruoc-ve-hang-gia-a87509.html
  20. ^ “Cọp khổng lồ và mối thù phải trả với thợ săn U Minh Hạ”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  21. ^ “Chiếc sọ cọp huyền bí ở chùa Diêu Quang”. Kienthuc.net.vn. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  22. ^ http://phapluattp.vn/2010011511113474p0c1015/bai-3-con-cop-cuoi-cung.htm [liên kết hỏng]
  23. ^ “Một mình truy lùng cọp chúa thành tinh”. 24h.com.vn. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  24. ^ http://dantri.com.vn/xa-hoi/vua-san-ho-va-cai-chet-tham-545380.htm
  25. ^ “Tóm sống hổ xám khổng lồ chuyên ăn thịt người ở Tuyên Quang”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 7 tháng 5 năm 2015.
  26. ^ http://www.nguoiduatin.vn/cuoc-choi-nanh-vuot-va-bieu-tuong-quyen-luc-bo-ngan-do-ruoc-ve-hang-gia-a87509.html
  27. ^ http://cstc.cand.com.vn/Phong-su-Tieu-diem/Ao-tuong-suc-manh-hay-dua-doi-mu-quang-321914/
  28. ^ http://www.nguoiduatin.vn/cuoc-choi-nanh-vuot-va-bieu-tuong-quyen-luc-bo-ngan-do-ruoc-ve-hang-gia-a87509.html
  29. ^ http://www.nguoiduatin.vn/cuoc-choi-nanh-vuot-va-bieu-tuong-quyen-luc-bo-ngan-do-ruoc-ve-hang-gia-a87509.html
  30. ^ http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/146092/thu-choi-mong-vuot-ngan-do-cua-dai-gia.html
  31. ^ http://cstc.cand.com.vn/Phong-su-Tieu-diem/Ao-tuong-suc-manh-hay-dua-doi-mu-quang-321914/
  32. ^ Chuyện chưa biết về loài ‘ác điểu’ khổng lồ ở Việt Nam

Liên kết ngoài

Xem thêm