Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Androphilia và Gynephilia”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Thiên hướng tình dục}} nhỏ|Cờ của cộng đồng người Androphilie/Androsexual Tập tin:Gynesexual P…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 12:00, ngày 3 tháng 10 năm 2020

Cờ của cộng đồng người Androphilie/Androsexual
Cờ của cộng đồng người Gynephilie/Gynesexual

AndrophiliaGynephilia là những thuật ngữ được dùng trong ngành khoa học hành vi nhằm để mô tả các xu hướng tính dục và được coi là những thuật ngữ thay thế cho những thuật ngữ được coi là tuân theo hệ nhị phân giới như đồng tính luyến áidị tính luyến ái. Androphilia miêu tả sự hấp dẫn tính dục đối với đàn ông hoặc tính nam, còn gynephilia miêu tả sự hấp dẫn đối với phụ nữ hoặc tính nữ.ISBN 978-1-4094-0273-2</ref>Schmidt argues that in cultures where a third gender is recognized, a term like "homosexual transsexual" does not align with cultural categories.[1]

Ambiphilia mô tả sự hấp dẫn của cả androphilia và gynephilia của một cá nhân, hoặc là song tính luyến ái.[2]

Những thuật ngữ này được dùng chỉ để nhận diện đối tượng hấp dẫn của một người mà lược bỏ đi giới được chỉ định hay bản dạng giới của cá nhân đó. Điều này có thể tránh được sự thiên vị sẵn có tồn tại trong quan niệm chuẩn về tính dục ở con người, cũng như tránh được sự nhầm lẫn và xúc phạm khi mô tả người thuộc các nền văn hóa khác ngoài phương Tây, cũng như khi mô tả nhóm người liên giới tính và người chuyển giới, đặc biệt là những người phi nhị nguyên giới/đa dạng giới hoặc nằm bên ngoài hệ nhị phân giới.

Những cách dùng trong lịch sử

Androphilia

Magnus Hirschfeld, một nhà tình dục học và vật lý người Đức vào đầu thế kỉ thứ 20, chia người đồng tính nam thành bốn nhóm: ái nhi, những người bị thu hút tới trẻ tiền thiếu niên; ephebophiles, những người bị thu hút tới trẻ đổ từ tuổi dậy thì tới độ tuổi đầu 20; androphilia, những người bị thu hút tới những cá nhân thuộc độ tuổi đầu 20 tới độ tuổi 50; và gerontophiles, những người bị thu hút tới những người đàn ông già hơn.[3][4] Theo như Karen Franklin, Hirschfeld coi nhóm ephebophilia "phổ biến hơn và vẫn có thể kiềm chế được, cùng với ephebophiles và androphiles đóng góp vào 45% cộng đồng những người đồng tính".[5]

Trong cuốn sách "Androphilia, Một bản Tuyên ngôn: Chối bỏ Bản dạng Đồng tính, Đòi lại sự Nam tính", Jack Donovan sử dụng thuật ngữ này để nhấn mạnh vào tính nam trong cả khách thể và chủ thể của ham muốn của những người đồng tính nam mà ông quan sát được trong vài bộ phận của nhóm đồng tính luyến ái.[6][7]

Thuật ngữ Androsexuality được dùng như một từ đồng nghĩa của Androphilia.[8]

Những cách dùng khác trong sinh học và ngành dược

Trong sinh học, androphilic được dùng như từ đồng nghĩa của anthropophilic, mô tả những con kí sinh trùng mong muốn kí sinh ở người thay vì động vật.[9] Androphilic cũng được dùng để mô tả một vài proteinthụ thể androgen nhất định.[10]

Gynephilia

Một phiên bản khác của thuật ngữ này dường như đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ. Trong Idyll 8, dòng thứ 60, Theocritus dùng gynaikophilias (γυναικοφίλιας) nhằm để nhấn mạnh sự ham muốn của thần Zeus đối với phụ nữ.[11][12][13]

Sigmund Freud sử dụng thuật ngữ gynecophilic nhằm để mô tả case study Dora của ông.[14] Ông cũng sử dụng thuật ngữ này trong thư tính của mình. Cách viết khác như gynophilia cũng thường được sử dụng.[15][16] The variant spelling gynophilia is also sometimes used.[17]

Thuật ngữ Gynesexuality được dùng như từ đồng nghĩa của Gynephilia.[18]

Ham muốn tình dục ở người trưởng thành

Kế theo Hirschfeld, androphilia và gynephilia được dùng trong phân loại học nhằm cụ thể hóa ham muốn tình dục dựa trên độ tuổi, điều mà John Money gọi là chronophilia. Ở đây, hấp dẫn tình dục đối với người trưởng thành là teleiophilia[19] hoặc adultophilia.[20] Trong ngữ cảnh này, androphilia và gynephilia là những biến thể được gán giới mang nghĩa "thu hút tới những người nam trưởng thành" và "thu hút tới những người nữ trưởng thành". Nhà tâm lý học Dennis Howitt viết:

"Định nghĩa mới là vấn đề chính của lý thuyết, chứ không phải là sự phân loại, khi mà cách phân loại lại ngụ ý lý thuyết, bất kể chúng có thô sơ đến đâu đi chăng nữa. Freund et al. (1984) sử dụng những từ Latin nhằm để phân loại sự thu hút tình dục cùng với sự phân chia của giới tính và độ tuổi:

Gynephilia. Thu hút tình dục tới người nữ trưởng thành.

Androphilia. Thu hút tình dục tới người nam trưởng thành.[21]

Thang đo androphilia và gynephilia

Thang đo 9-item Gynephilia được tạo ra nhằm đo lường sự ham muốn luyến ái ở người nữ trưởng thành, và thang 13-item Androphilia được tạo ra nhằm đo lường sự ham muốn luyến ái ở người nam trưởng thành. Những thang đo này được phát triển bởi Kurt Freund và Betty Steiner vào năm 1982.[22] Chúng về sau được điều chỉnh bởi Ray Blanchard vào năm 1985, với tên "Thang đo Androphilia-Gynephilia đã điều chỉnh" (MAGI).[23]

Tham khảo

  1. ^ Schmidt J (2001). Redefining fa'afafine: Western discourses and the construction of transgenderism in Samoa. Intersections: Gender, history and culture in the Asian context
  2. ^ Diamond M (2010). Sexual orientation and gender identity. In Weiner IB, Craighead EW eds. The Corsini Encyclopedia of Psychology, Volume 4. p. 1578. John Wiley and Sons, ISBN 978-0-470-17023-6
  3. ^ Sexual anomalies: the origins, nature and treatment of sexual disorders : a summary of the works of Magnus Hirschfeld M. D. Emerson Books, ASIN: B0007ILEF0
  4. ^ Wayne R. Dynes, Stephen Donaldson. Encyclopedia of homosexuality, Volume 1. Garland Pub., ISBN 978-0-8240-6544-7
  5. ^ Franklin, K (2010). “Hebephilia: quintessence of diagnostic pretextuality”. Behavioral Sciences & the Law. 28 (6): 751–768. doi:10.1002/bsl.934. PMID 21110392.
  6. ^ Donovan J (2007). Androphilia, A Manifesto: Rejecting the Gay Identity, Reclaiming Masculinity Scapegoat Publishing, ISBN 0-9764035-8-7
  7. ^ Dynes, Wayne R. (ed.) (1990) Androphilia. Encyclopedia of Homosexuality, p. 58. St. James Press, ISBN 978-1-55862-147-3
  8. ^ Tucker, Naomi (1995). Bisexual politics: theories, queries, and visions. Psychology Press, ISBN 978-1-56024-950-4
  9. ^ Covell G, Russell PF, Hendrik N (1953). Malaria terminology: Report of a drafting committee appointed by the World Health Organization. World Health Organization
  10. ^ Calandra RS, Podestá EJ, Rivarola MA, Blaquier JA (1974). Tissue androgens and androphilic proteins in rat epididymis during sexual development Steroids, Volume 24, Issue 4, October 1974, Pages 507-518 doi:10.1016/0039-128X(74)90132-9
  11. ^ Cholmeley RJ (1901). The idylls of Theocritus. G. Bell & Sons, p. 98
  12. ^ Rummel, Erika (1996). Erasmus on Women, p. 82. University of Toronto Press, ISBN 978-0-8020-7808-7
  13. ^ Brown, G. W. (1979(. "Depression: A sociologist's view". Trends in Neurosciences, Volume 2, pp. 253–256 doi:10.1016/0166-2236(79)90099-7
  14. ^ Kahane C (2004). Freud and the passions of the voice. In O'Neill J (2004). Freud and the Passions. Penn State Press, ISBN 978-0-271-02564-3
  15. ^ Sigmund Freud to Sándor Ferenczi, March 25, 1908: "I have often seen it so: a woman unsatisfied by a man naturally turns to a woman and tries to invest her long-suppressed gynecophilic component with libido." Bản mẫu:Complete citation needed
  16. ^ Sigmund Freud to Wilhelm Fliess, March 23, 1900: "A good-natured and fine person, at a deeper layer gynecophilic, attached to the mother." Bản mẫu:Complete citation needed
  17. ^ Money, John (1986). Venuses Penuses: Sexology, Sexosophy, and Exigency Theory. Prometheus Books, ISBN 978-0-87975-327-6
  18. ^ Chodorow, Nancy (1999). The Reproduction of Mothering: Psychoanalysis and the Sociology of Gender. University of California Press, ISBN 978-0-520-22155-0
  19. ^ Blanchard, R.; Barbaree, H. E.; Bogaert, A. F.; Dickey, R.; Klassen, P.; Kuban, M. E.; Zucker, KJ (2000). “Fraternal birth order and sexual orientation in paedophiles”. Archives of Sexual Behavior. 29 (5): 463–478. doi:10.1023/A:1001943719964. PMID 10983250.
  20. ^ Jay R. Feierman: „Reply to Dickemann: The ethology of variant sexology", Human Nature, Springer New York, vol. 3, No 3, September 1992, pp. 279–297
  21. ^ Howitt D (1995). Introducing the paedophile. In Paedophiles and sexual offences against children. J. Wiley,
  22. ^ Freund, K.; Steiner, B. W.; Chan, S. (1982). “Two types of cross-gender identity”. Archives of Sexual Behavior. 11 (1): 49–63. doi:10.1007/bf01541365. PMID 7073469.
  23. ^ Blanchard, R (1985). “Typology of male-to-female transsexualism”. Archives of Sexual Behavior. 14 (3): 247–261. doi:10.1007/bf01542107. PMID 4004548.