Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phân thứ ngành Cá không hàm”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 11: Dòng 11:
}}
}}
[[Tập tin:Lamprey mouth.jpg|nhỏ|phải|200 px|Miệng cá mút đá.]]
[[Tập tin:Lamprey mouth.jpg|nhỏ|phải|200 px|Miệng cá mút đá.]]
'''Siêu lớp Cá không hàm''' ([[danh pháp|danh pháp khoa học]]: '''''Agnatha''''') (từ [[tiếng Hy Lạp]], nghĩa là "không quai hàm") là một siêu lớp [[cận ngành]] gồm các loài cá không có hàm, thuộc phân ngành [[Động vật có xương sống]], ngành [[Động vật có dây sống]]. Hiện nay còn hai nhóm cá không hàm đang tồn tại (đôi khi được gọi là [[cá]] miệng tròn-''Cyclostomata'') là [[cá mút đá]] và [[cá mút đá myxin]], với khoảng 60 loài. Ngoài việc không có hàm, nhóm Agnatha còn được đặc trưng bởi sự thiếu vắng các cặp vây; sự hiện diện của [[dây sống]] ở cả ấu trùng và cá trưởng thành; cũng như 7 hoặc nhiều hơn các cặp túi [[mang (cá)|mang]]. Các vòm mang hỗ trợ các túi mang nằm gần với bề mặt cơ thể. Chúng có các cặp mắt hình quả thông nhạy sáng (tương tự như tuyến nội tiết trong não (tuyến quả thông) ở [[lớp Thú|động vật có vú]]). [[Dạ dày]] không xác định rõ. Việc thụ tinh diễn ra bên ngoài. Nhóm Agnatha là [[động vật máu lạnh]], với bộ xương được tạo thành từ chất sụn và [[tim]] có 2 ngăn.
'''Siêu lớp Cá không hàm''' ([[danh pháp|danh pháp khoa học]]: '''''Agnatha''''') (từ [[tiếng Hy Lạp]], nghĩa là "không quai hàm") là một phân thứ ngành<ref>{{cite journal |journal=PLoS ONE |date=April 2015 |title=A Higher Level Classification of All Living Organisms |doi=10.1371/journal.pone.0119248 |author1=Michael Ruggiero |author2=Dennis P Gordon
|author3=Thomas M. Orrell |author4=Nicolas Bailly |volume=10(4) |url=https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0119248}}</ref> hay siêu lớp [[cận ngành]] gồm các loài cá không có hàm, thuộc phân ngành [[Động vật có xương sống]], ngành [[Động vật có dây sống]]. Hiện nay còn hai nhóm cá không hàm đang tồn tại (đôi khi được gọi là [[cá]] miệng tròn-''Cyclostomata'') là [[cá mút đá]] và [[cá mút đá myxin]], với khoảng 60 loài. Ngoài việc không có hàm, nhóm Agnatha còn được đặc trưng bởi sự thiếu vắng các cặp vây; sự hiện diện của [[dây sống]] ở cả ấu trùng và cá trưởng thành; cũng như 7 hoặc nhiều hơn các cặp túi [[mang (cá)|mang]]. Các vòm mang hỗ trợ các túi mang nằm gần với bề mặt cơ thể. Chúng có các cặp mắt hình quả thông nhạy sáng (tương tự như tuyến nội tiết trong não (tuyến quả thông) ở [[lớp Thú|động vật có vú]]). [[Dạ dày]] không xác định rõ. Việc thụ tinh diễn ra bên ngoài. Nhóm Agnatha là [[động vật máu lạnh]], với bộ xương được tạo thành từ chất sụn và [[tim]] có 2 ngăn.
Mặc dù về bề ngoài chúng khá tương tự, nhưng phần nhiều các điểm tương tự này có lẽ đã được chia sẻ từ các đặc trưng nguyên thủy của động vật có xương sống cổ đại và các phân loại hiện đại có xu hướng chuyển các loài cá mút đá myxin thành vài nhóm tách biệt (Myxini hoặc Hyperotreti), với các loài [[cá mút đá]] (Hyperoartii) được cho là có quan hệ họ hàng gần gũi hơn với cá có quai hàm.
Mặc dù về bề ngoài chúng khá tương tự, nhưng phần nhiều các điểm tương tự này có lẽ đã được chia sẻ từ các đặc trưng nguyên thủy của động vật có xương sống cổ đại và các phân loại hiện đại có xu hướng chuyển các loài cá mút đá myxin thành vài nhóm tách biệt (Myxini hoặc Hyperotreti), với các loài [[cá mút đá]] (Hyperoartii) được cho là có quan hệ họ hàng gần gũi hơn với cá có quai hàm.

Phiên bản lúc 03:25, ngày 9 tháng 1 năm 2022

Phân thứ ngành Cá không hàm
Thời điểm hóa thạch: 535–0 triệu năm trước đây[1][2]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Liên lớp (superclass)Agnatha
Các nhóm
Xem văn bản.
Miệng cá mút đá.

Siêu lớp Cá không hàm (danh pháp khoa học: Agnatha) (từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là "không quai hàm") là một phân thứ ngành[3] hay siêu lớp cận ngành gồm các loài cá không có hàm, thuộc phân ngành Động vật có xương sống, ngành Động vật có dây sống. Hiện nay còn hai nhóm cá không hàm đang tồn tại (đôi khi được gọi là miệng tròn-Cyclostomata) là cá mút đácá mút đá myxin, với khoảng 60 loài. Ngoài việc không có hàm, nhóm Agnatha còn được đặc trưng bởi sự thiếu vắng các cặp vây; sự hiện diện của dây sống ở cả ấu trùng và cá trưởng thành; cũng như 7 hoặc nhiều hơn các cặp túi mang. Các vòm mang hỗ trợ các túi mang nằm gần với bề mặt cơ thể. Chúng có các cặp mắt hình quả thông nhạy sáng (tương tự như tuyến nội tiết trong não (tuyến quả thông) ở động vật có vú). Dạ dày không xác định rõ. Việc thụ tinh diễn ra bên ngoài. Nhóm Agnatha là động vật máu lạnh, với bộ xương được tạo thành từ chất sụn và tim có 2 ngăn.

Mặc dù về bề ngoài chúng khá tương tự, nhưng phần nhiều các điểm tương tự này có lẽ đã được chia sẻ từ các đặc trưng nguyên thủy của động vật có xương sống cổ đại và các phân loại hiện đại có xu hướng chuyển các loài cá mút đá myxin thành vài nhóm tách biệt (Myxini hoặc Hyperotreti), với các loài cá mút đá (Hyperoartii) được cho là có quan hệ họ hàng gần gũi hơn với cá có quai hàm.

Hóa thạch

Hình minh họa cá mút đá.

Mặc dù chỉ là một thành phần nhỏ của hệ động vật biển ngày nay, nhưng nhóm Agnatha là nổi tiếng trong số các loại cá đầu tiên trong thời kỳ đầu đại Cổ Sinh. Hai dạng động vật thời kỳ Tiền Cambridường như có các vây, hệ thống cơ-xương và mang được biết từ đầu kỷ Cambri tại đá phiến sét Mạo Thiên Sơn tại Trung Quốc: HaikouichthysMyllokunmingia. Chúng được Janvier đưa vào nhóm Agnatha một cách không dứt khoát. Dạng thứ ba có thể cũng thuộc nhóm Agnatha từ cùng khu vực này là Haikouella. Một dạng Agnatha có thể khác nữa, vẫn chưa được miêu tả chính thức, đã được Simonetti thông báo có trong đá phiến sét BurgessBritish Columbia thuộc thời kỳ Trung Cambri.

Nhiều loài cá không hàm thời kỳ kỷ Ordovic, Silur và Devon đã có áo giáp là các tấm xương nặng. Nhóm cá không hàm đầu tiên có bọc giáp là lớp Ostracodermi, tiền thân của cá xương và vì thế là của động vật bốn chân (siêu lớp Tetrapoda) (bao gồm cả loài người)—được biết đến từ giữa kỷ Ordovic và vào cuối kỷ Silur thì cá không hàm đã đạt tới đỉnh cao của sự tiến hóa của chúng. Cá không hàm bắt đầu suy giảm trong kỷ Devon và không bao giờ phục hồi được nữa.

Các nhóm chính

Chú thích

  1. ^ Shu DG, Luo HL, Conway MS, Zhang XL, Hu SX, Chen L, Han J, Zhu M, Li Y, Chen LZ (1999). “Lower Cambrian vertebrates from south China”. Nature. 402 (6757): 42–46. Bibcode:1999Natur.402...42S. doi:10.1038/46965. S2CID 4402854.
  2. ^ Xian-guang H, Aldridge RJ, Siveter DJ, Siveter DJ, Xiang-hong F (tháng 9 năm 2002). “New evidence on the anatomy and phylogeny of the earliest vertebrates”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 269 (1503): 1865–1869. doi:10.1098/rspb.2002.2104. PMC 1691108. PMID 12350247.
  3. ^ Michael Ruggiero; Dennis P Gordon; Thomas M. Orrell; Nicolas Bailly (tháng 4 năm 2015). “A Higher Level Classification of All Living Organisms”. PLoS ONE. 10(4). doi:10.1371/journal.pone.0119248.

Tham khảo