Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Neanderthal”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 104: Dòng 104:
Người Neanderthal và người Denisova có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau hơn so với người hiện đại, tức là sự phân tách giữa người Neanderthal và Denisova xảy ra sau khi họ chia tách với người hiện đại.<ref name=meyer2016/><ref name="Prufer2014">{{cite journal |first=K. |last=Prüfer |display-authors=etal |year=2014 |title=The complete genome sequence of a Neanderthal from the Altai Mountains |journal=Nature |volume=505 |issue=7481 |pages=43–49|doi=10.1038/nature12886 |pmid=24352235 |pmc=4031459 |bibcode=2014Natur.505...43P}}</ref><ref name=rogers2017/><ref>{{cite journal |first1=S. |last1=Sawyer |first2=G. |last2=Renaud |first3=B. |last3=Viola |first4=J. J. |last4=Hublin |year=2015 |title=Nuclear and mitochondrial DNA sequences from two Denisovan individuals |journal=Proceedings of the National Academy of Sciences |volume=112 |issue=51 |pages=15696–15700 |doi=10.1073/pnas.1519905112 |pmc=4697428 |pmid=26630009 |bibcode=2015PNAS..11215696S|doi-access=free }}</ref> Giả sử tỷ lệ đột biến là 1x10<sup>−9</sup> hoặc 0.5x10<sup>−9</sup> trên mỗi [[cặp bazơ]] (bp) mỗi năm, sự phân tách Neanderthal/Denisovan xảy ra vào khoảng 236–190 hoặc 473–381 nghìn năm trước.<ref name="Prufer2014"/> Nếu áp dụng giả thiết 1.1x10<sup>−8</sup> mỗi thế hệ mà cứ sau 29 năm lại có thế hệ mới, thì thời điểm phân tách cách đây 744.000 năm. Nếu áp dụng giả thiết 5x10<sup>−10</sup> điểm [[nucleotide]] mỗi năm, thì thời điểm phân tách cách đây 644.000 năm. Nếu chấp nhận niên đại 644.000 năm, sự phân tách có lẽ đã diễn ra trước thời điểm hominin lan rộng khắp châu Âu, và các đặc điểm sinh học của người Neanderthal đã manh nha xuất hiện từ 600–500 nghìn năm trước.<ref name=rogers2017>{{cite journal |first1=A. R. |last1=Rogers |first2=R. J. |last2=Bohlender |first3=C. D. |last3=Huff |title=Early history of Neanderthals and Denisovans |journal=Proceedings of the National Academy of Sciences |volume=114 |issue=37 |year=2017 |pages=9859–9863 |doi=10.1073/pnas.1706426114 |pmid=28784789 |pmc=5604018|doi-access=free }}</ref> Trước khi rẽ nhánh, tổ tiên chung của Neanderthal/Denisova (còn gọi là "người Neandersova") di cư ra khỏi châu Phi vào châu Âu rồi dường như lai tạo với một loài người "siêu thái cổ" chưa xác định đã có mặt ở đó từ trước; loài siêu thái cổ này là hậu duệ của cuộc di cư ra khỏi châu Phi thuở sớm vào khoảng 1,9 triệu năm trước.<ref name=Rogers2020>{{cite journal |first1=A. R. |last1=Rogers |first2=N. S. |last2=Harris |first3=A. A. |last3=Achenbach |year=2020 |title=Neanderthal-Denisovan ancestors interbred with a distantly related hominin |journal=Science Advances |volume=6 |issue=8 |page=eaay5483 |doi=10.1126/sciadv.aay5483 |pmid=32128408 |pmc=7032934 |bibcode=2020SciA....6.5483R}}</ref>
Người Neanderthal và người Denisova có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau hơn so với người hiện đại, tức là sự phân tách giữa người Neanderthal và Denisova xảy ra sau khi họ chia tách với người hiện đại.<ref name=meyer2016/><ref name="Prufer2014">{{cite journal |first=K. |last=Prüfer |display-authors=etal |year=2014 |title=The complete genome sequence of a Neanderthal from the Altai Mountains |journal=Nature |volume=505 |issue=7481 |pages=43–49|doi=10.1038/nature12886 |pmid=24352235 |pmc=4031459 |bibcode=2014Natur.505...43P}}</ref><ref name=rogers2017/><ref>{{cite journal |first1=S. |last1=Sawyer |first2=G. |last2=Renaud |first3=B. |last3=Viola |first4=J. J. |last4=Hublin |year=2015 |title=Nuclear and mitochondrial DNA sequences from two Denisovan individuals |journal=Proceedings of the National Academy of Sciences |volume=112 |issue=51 |pages=15696–15700 |doi=10.1073/pnas.1519905112 |pmc=4697428 |pmid=26630009 |bibcode=2015PNAS..11215696S|doi-access=free }}</ref> Giả sử tỷ lệ đột biến là 1x10<sup>−9</sup> hoặc 0.5x10<sup>−9</sup> trên mỗi [[cặp bazơ]] (bp) mỗi năm, sự phân tách Neanderthal/Denisovan xảy ra vào khoảng 236–190 hoặc 473–381 nghìn năm trước.<ref name="Prufer2014"/> Nếu áp dụng giả thiết 1.1x10<sup>−8</sup> mỗi thế hệ mà cứ sau 29 năm lại có thế hệ mới, thì thời điểm phân tách cách đây 744.000 năm. Nếu áp dụng giả thiết 5x10<sup>−10</sup> điểm [[nucleotide]] mỗi năm, thì thời điểm phân tách cách đây 644.000 năm. Nếu chấp nhận niên đại 644.000 năm, sự phân tách có lẽ đã diễn ra trước thời điểm hominin lan rộng khắp châu Âu, và các đặc điểm sinh học của người Neanderthal đã manh nha xuất hiện từ 600–500 nghìn năm trước.<ref name=rogers2017>{{cite journal |first1=A. R. |last1=Rogers |first2=R. J. |last2=Bohlender |first3=C. D. |last3=Huff |title=Early history of Neanderthals and Denisovans |journal=Proceedings of the National Academy of Sciences |volume=114 |issue=37 |year=2017 |pages=9859–9863 |doi=10.1073/pnas.1706426114 |pmid=28784789 |pmc=5604018|doi-access=free }}</ref> Trước khi rẽ nhánh, tổ tiên chung của Neanderthal/Denisova (còn gọi là "người Neandersova") di cư ra khỏi châu Phi vào châu Âu rồi dường như lai tạo với một loài người "siêu thái cổ" chưa xác định đã có mặt ở đó từ trước; loài siêu thái cổ này là hậu duệ của cuộc di cư ra khỏi châu Phi thuở sớm vào khoảng 1,9 triệu năm trước.<ref name=Rogers2020>{{cite journal |first1=A. R. |last1=Rogers |first2=N. S. |last2=Harris |first3=A. A. |last3=Achenbach |year=2020 |title=Neanderthal-Denisovan ancestors interbred with a distantly related hominin |journal=Science Advances |volume=6 |issue=8 |page=eaay5483 |doi=10.1126/sciadv.aay5483 |pmid=32128408 |pmc=7032934 |bibcode=2020SciA....6.5483R}}</ref>


==Nhân khẩu==
== Tuyệt chủng ==
===Phạm vi===
{{Chính|Tuyệt chủng của người Neanderthal}}
[[File:Homo Neanderthalensis Tabun 1 Mount Carmel Israel About 1200,000-50,000 BP.jpg|thumb|left|upright|Sọ Neanderthal tìm thấy ở [[Hang Tabun]], Israel, thuộc bộ sưu tập của [[Bảo tàng Israel]]|alt=A skull missing most of the left side of the face from the mid-orbit to the teeth]]

Ta biết rất ít về người tiền-Neanderthal và sơ kỳ Neanderthal sống trước giai đoạn [[băng hà Eemian]] (130.000 năm trước), và chủ yếu được tìm thấy tại các địa điểm phía Tây Âu. Từ thời điểm 130.000 năm trước trở đi, chất lượng các mẫu hóa thạch Neanderthal (cổ điển) tốt lên đáng kể, có thể được tìm thấy tại Tây Âu, Trung Âu, Đông Âu và vùng Địa Trung Hải thuộc châu Âu,<ref name=klein1983>{{cite journal |first=R. G. |last=Klein |year=1983 |title=What Do We Know About Neanderthals and Cro-Magnon Man? |journal=Anthropology |volume=52 |issue=3 |pages=386–392 |jstor=41210959}}</ref> cũng như Tây Nam, Trung và Bắc Á rồi tới tận dãy núi Altay ở miền nam Siberia. Mặt khác, lãnh thổ của người tiền-Neanderthal và sơ kỳ Neanderthal dường như chỉ thu gọn tại Pháp, Tây Ban Nha và Ý, tuy cũng có một số tiến ra khỏi "khu vực lõi" này để lập các khu tạm cư về phía đông, chưa hoàn toàn thoát khỏi châu Âu. Miền tây nam nước Pháp là nơi có mật độ di chỉ tiền-Neanderthal, Neanderthal sơ kỳ và Neanderthal cổ điển dày đặc nhất.<ref name=Serangeli>{{cite journal |first1=J. |last1=Serangeli |first2=M. |last2=Bolus |url=http://www.quartaer.eu/pdfs/2008/2008_serangeli.pdf |year=2008 |title=Out of Europe - The dispersal of a successful European hominin form |journal=Quartär |volume=55 |pages=83–98}}</ref>

Di chỉ Neanderthal cực nam hiện được biết là [[Hang Shuqba]], [[Levant]];<ref>{{cite journal |first=J. |last=Callander |year=2004 |title=Dorothy Garrod's excavations in the Late Mousterian of Shukbah Cave in Palestine reconsidered |journal=Proceedings of the Prehistoric Society |volume=70 |pages=207–231 |doi=10.1017/S0079497X00001171 |s2cid=191630165}}</ref> các báo cáo về sự hiện diện của Neanderthal tại [[Jebel Irhoud]] ở [[Bắc Phi]]<ref>{{cite journal |last1=Smith |first1=T. M. |last2=Tafforeau |first2=P. |last3=Reid |first3=D. J. |display-authors=et al. |title=Earliest evidence of modern human life history in North African early ''Homo sapiens'' |journal=Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America |volume=104 |issue=15 |pages=6128–6133 |year=2007 |pmid=17372199 |pmc=1828706 |doi=10.1073/pnas.0700747104 |bibcode=2007PNAS..104.6128S|doi-access=free }}</ref> và [[Haua Fteah]]<ref>{{Cite journal |title=The chronostratigraphy of the Haua Fteah cave (Cyrenaica, northeast Libya) |first1=K. |last1=Douka |first2=Zenobia |last2=J. |first3=C. |last3=Lane |display-authors=et al. |year=2014 |journal=Journal of Human Evolution |doi=10.1016/j.jhevol.2013.10.001 |pmid = 24331954 |volume=66 |pages=39–63 |doi-access=free}}</ref> đã được đính chính là ''H. sapiens''. Di chỉ Neanderthal cực đông hiện được biết là [[hang Denisova]], Siberia 85° Đông. Hộp sọ với biệt danh [[Mã Bá Nhân]] được tìm thấy tại đông nam Trung Quốc chia sẻ một số đặc điểm hình thái với người Neanderthal, mặc dù đây có thể chỉ là kết quả của sự [[tiến hóa hội tụ]] chứ chưa chắc người Neanderthal đã mở rộng phạm vi đến Thái Bình Dương.<ref>{{cite journal |first1=X.-J. |last1=Wu |first2=E. |last2=Bruner |year=2016 |title=The endocranial anatomy of Maba 1 |journal=American Journal of Physical Anthropology |volume=160 |issue=4 |pages=633–643 |doi=10.1002/ajpa.22974 |pmid=26972814}}</ref> Biên cực bắc thường được chấp nhận là 55° Bắc, với các di chỉ không bàn cãi nằm trong khoảng từ 50° Bắc–53° Bắc, song vẫn rất khó để đánh giá chính xác vì sự xâm lấn của băng hà đã tàn phá hầu hết các di tích cổ xưa. Nhà cổ sinh vật học Trine Kellberg Nielsen cho rằng sự thiếu thốn bằng chứng tại Nam Scandinavia (ít nhất là các bằng chứng thuộc thời kỳ băng hà Eemian) chính bởi một phần lý do trên.<ref>{{cite journal |first1=T. K. |last1=Nielsen |first2=B. M. |last2=Benito |display-authors=et al. |year=2017 |title=Investigating Neanderthal dispersal above 55°N in Europe during the Last Interglacial Complex |journal=Quaternary International |volume=431 |pages=88–103 |doi=10.1016/j.quaint.2015.10.039 |bibcode=2017QuInt.431...88N}}</ref><ref>{{cite journal |first1=T. K. |last1=Nielsen |first2=F. |last2=Riede |year=2018 |title=On research history and Neanderthal occupation at its northern margins |journal=European Journal of Archaeology |volume=21 |issue=4 |pages=506–527 |doi=10.1017/eaa.2018.12 |s2cid=165849999}}</ref> Các đồ tạo tác [[thời đại đồ đá cũ giữa]] đã được tìm thấy ở 60° Bắc vùng [[Đồng bằng Đông Âu|đồng bằng Nga]],<ref>{{Cite journal |last1=Pavlov |first1=P. |last2=Roebroeks |first2=W. |last3=Svendsen |first3=J. I. |title=The Pleistocene colonization of northeastern Europe: a report on recent research |journal=Journal of Human Evolution |volume=47 |issue=1–2 |pages=3–17 |year=2004 |pmid=15288521 |doi=10.1016/j.jhevol.2004.05.002}}</ref><ref name=slimak2011>{{cite journal |first1=L. |last1=Slimak |first2=J. I. |last2=Svendsen |first3=J. |last3=Mangerud |first4=H. |last4=Plisson |year=2011 |title=Late Mousterian persistence near the Arctic Circle |journal=Science |volume=332 |issue=6031 |pages=841–845 |doi=10.1126/science.1203866 |pmid=21566192 |jstor=29784275 |bibcode=2011Sci...332..841S |s2cid=24688365}}</ref><ref name=slimak2012>{{cite journal |last=Slimak |first=L. |year=2012 |title=Response to "Comment on Late Mousterian persistence near the Arctic Circle" |journal=Science |volume=335 |issue=6065 |pages=167 |doi=10.1126/science.1210211 |pmid=22246757 |bibcode=2012Sci...335..167S |doi-access=free}}</ref> but these are more likely attributed to modern humans.<ref name=zwyns2012>{{cite journal |last=Zwyns |first=N. |year=2012 |title=Comment on Late Mousterian persistence near the Arctic Circle |journal=Science |volume=335 |issue=6065 |page=167 |doi=10.1126/science.1209908 |pmid=22246757 |bibcode=2012Sci...335..167Z |doi-access=free}}</ref> nhưng nhiều khả năng chúng là sản phẩm của người tinh khôn.<ref name=zwyns2012>{{cite journal |last=Zwyns |first=N. |year=2012 |title=Comment on Late Mousterian persistence near the Arctic Circle |journal=Science |volume=335 |issue=6065 |page=167 |doi=10.1126/science.1209908 |pmid=22246757 |bibcode=2012Sci...335..167Z |doi-access=free}}</ref> Một nghiên cứu năm 2017 khẳng định sự tồn tại của chi ''Homo'' tại [[địa điểm Cerutti Mastodon]] 130.000 năm tuổi ở California Bắc Mỹ,<ref>{{cite journal |first1=S. R. |last1=Holan |first2=T. A. |last2=Deméré |first3=D. C. |last3=Fisher |first4=R. |last4=Fullager |first5=J. B. |last5=Paces |first6=G. T. |last6=Jefferson |year=2017 |title=A 130,000-year-old archaeological site in southern California, USA |journal=Nature |volume=544 |issue=7651 |pages=479–483 |doi=10.1038/nature22065 |pmid=28447646 |bibcode=2017Natur.544..479H}}</ref> nhưng hiện bị bác bỏ.<ref>{{cite journal |first1=M. Q. |last1=Sutton |first2=J. |last2=Parkinson |first3=M. D. |last3=Rosen |year=2019 |title=Observations regarding the Cerutti Mastodon |journal=PaleoAmerica |volume=5 |issue=1 |pages=8–15 |doi=10.1080/20555563.2019.1589409 |s2cid=155596679}}</ref><ref>{{cite journal |first1=M. I. |last1=Eren |first2=M. R. |last2=Bebber |year=2019 |title=The Cerutti Mastodon site and experimental archaeology's quiet coming of age |journal=Antiquity |volume=93 |issue=369 |pages=796–797 |doi=10.15184/aqy.2019.50 |s2cid=197853460}}</ref><ref>{{cite journal |first=P. M. |last=Ferrel |year=2019 |title=The Cerutti Mastodon site reinterpreted with reference to freeway construction plans and methods |journal=PaleoAmerica |volume=5 |issue=1 |pages=1–7 |doi=10.1080/20555563.2019.1589663 |s2cid=167172979}}</ref>

Không rõ khí hậu dao động nhanh chóng của [[thời kỳ băng hà cuối cùng]] ([[sự kiện Dansgaard-Oeschger]]) tác động thế nào đến người Neanderthal, bởi lẽ thời kỳ ấm lên sẽ tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi nhưng lại khiến cho rừng cây phát triển và xua đuổi các đàn [[động vật lớn]], còn thời kỳ băng giá sẽ tạo ra hiệu ứng ngược lại.<ref name=bocquet2013/> Tuy vậy, người Neanderthal có lẽ thích nghi với cảnh quan rừng cây hơn.<ref name=stewart2019/> Cỡ quần thể có thể đạt đỉnh trong những khoảng thời gian mà khí hậu không quá lạnh, chẳng hạn như giai đoạn đồng vị biển 8 và 6 (tức là 300 và 191 nghìn năm trước, một phần của giai đoạn [[băng hà Saale]]). Phạm vi sinh sống của người Neanderthal có thể co giãn tùy theo các chu kỳ băng hà tiến thoái bởi họ phải di cư để tránh các [[Tầng đất đóng băng vĩnh cửu|tầng băng vĩnh cửu]], và cư trú tại các [[refugium]] trong giai đoạn băng hà cực đại.<ref name=bocquet2013/> Vào năm 2021, nhà nhân chủng học Israel Hershkovitz và các đồng nghiệp báo cáo di cốt [[Nesher Ramla]] 140-120 nghìn năm tuổi ở Israel có đặc điểm pha trộn giữa người Neanderthal và ''H. erectus'' cổ hơn, đại diện cho một quần thể nguồn tái chiếm châu Âu hậu kỳ băng hà.<ref>{{cite journal |first1=I. |last1=Hershkovitz |first2=H. |last2=May |first3=R. |last3=Sarig |display-authors=et al. |year=2021 |title=A Middle Pleistocene ''Homo'' from Nesher Ramla, Israel |journal=Science |volume=372 |issue=6549 |pages=1424–1428 |doi=10.1126/science.abh3169 |bibcode=2021Sci...372.1424H |s2cid=235628111}}</ref>
[[File:Weichsel-Würm-Glaciation.png|thumb|upright=1.35|Bản đồ châu Âu thời kỳ [[băng hà Würm]], 70–20&nbsp;nghìn năm trước]]


== Tham khảo ==
== Tham khảo ==

Phiên bản lúc 17:43, ngày 22 tháng 5 năm 2022

Neanderthal
Thời điểm hóa thạch: Canh Tân giữa tới Canh Tân thượng 0.43–0.04 triệu năm trước đây
220px
Phục dựng gần đúng khung xương của người Neanderthal. Lồng ngực trung tâm (bao gồm xương ức) và nhiều mẩu khối chậu được mô phỏng bằng xương người hiện đại.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primate
Phân thứ bộ (infraordo)Simiiformes
Họ (familia)Hominidae
Phân họ (subfamilia)Homininae
Tông (tribus)Hominini
Chi (genus)Homo
Loài (species)H. neanderthalensis
Danh pháp hai phần
Homo neanderthalensis
King, 1864
Phạm vi sinh sống của người Neanderthal dựa trên bằng chứng tạm thời tại châu Âu (lam), Tây Nam Á (cam), Uzbekistan (lục), và dãy núi Altay (tía)
Phạm vi sinh sống của người Neanderthal dựa trên bằng chứng tạm thời tại châu Âu (lam), Tây Nam Á (cam), Uzbekistan (lục), và dãy núi Altay (tía)
Danh pháp đồng nghĩa[6]

Người Neanderthal (phát âm tiếng Anh: /niˈændərˌtɑːl, n-, -ˌθɑːl/,[7] còn được gọi là Neandertal, phiên âm tiếng Việt: Nêanđectan, với các danh pháp khoa học là Homo neanderthalensis hay Homo sapiens neanderthalensis)[8] là một loài hoặc phân loài của người cổ xưa sinh sống tại đại lục Á-Âu cho tới tầm 40.000 năm trước.[9][10][11][12] Tuy nguyên nhân tuyệt chủng của họ còn là đề tài “bị tranh cãi gay gắt”, các yếu tố nhân khẩu như cỡ quần thể nhỏ, giao phối cận huyết, và sự biến động ngẫu nhiên được coi là những căn do khả dĩ.[13][14] Nhiều học giả khác đề xuất các giả thuyết như: sự cạnh tranh thay thế,[15] sự bị-đồng-hóa vào bộ gen người hiện đại (giao giống cho tới khi tuyệt chủng),[16] sự biến đổi khí hậu quy mô lớn,[17][18][19] dịch bệnh,[20][21] hoặc là kết hợp nhiều nguyên nhân trên.[19]

Không rõ từ khi nào dòng người Neanderthal tách khỏi dòng người hiện đại; các nghiên cứu suy đoán nhiều khoảng thời gian khác nhau, có khi vào tầm 315.000 năm trước,[22] cũng có khi sớm tận 800.000 năm trước.[23] Niên đại phân tách của người Neanderthal với tổ tiên H. heidelbergensis của họ cũng chưa sáng tỏ. Những di cốt lâu đời nhất có khả năng thuộc về người Neanderthal đã 430.000 năm tuổi song phân loại của chúng vẫn còn mơ hồ.[24] Ta có rất nhiều hóa thạch của người Neanderthal, hầu hết có niên đại sau thời điểm 130.000 năm trước.[25] Mẫu chuẩn Neanderthal 1 được phát hiện vào năm 1856 tại Thung lũng Neander ở Đức ngày nay. Hồi đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu mô tả người Neanderthal là nguyên thủy, không thông minh và tàn bạo. Nhưng với các kiến ​​thức và phát hiện gần đây, nhận thức của cộng đồng khoa học về giống người này đã thay đổi rõ rệt, tuy rằng hình ảnh người Neanderthal man dã chui rúc trong hang động vẫn còn phổ biến trong văn hóa đại chúng.[26][27]

Thủ công nghệ của người Neanderthal rất phát triển, có thể thấy ở kỹ nghệ đồ đá Mousterian.[28][29] Họ biết cách tạo lửa,[30][31] biết chế tác bếp sưởi trong hang,[32][33] biết chiết xuất hắc ín từ vỏ cây bạch dương,[34] biết chế tác vật dùng để giữ ấm thân thể giống như chănponcho,[35] biết dệt,[36] có khả năng đóng bè đi biển tại Địa Trung Hải,[37][38] biết tận dụng các loại cây thuốc,[39][40][41] biết điều trị vết thương nặng,[42] biết bảo quản thực phẩm,[43] và biết áp dụng các kỹ thuật nấu ăn như quay, đun sôi,[44]hun khói.[45] Người Neanderthal ăn chủ yếu thú có móng,[46] ngoài ra còn ăn nhiều loài động vật lớn,[26][47] thực vật,[48][49][50] động vật có vú cỡ nhỏ, chim chóc và thủy hải sản.[51] Tuy người Neanderthal dường như là kẻ săn mồi đầu bảng, họ vẫn thường xuyên phải cạnh tranh với gấu hang, sư tử hang, linh cẩu hang và nhiều loài dã thú lớn khác.[52] Một số bằng chứng chỉ tới sự tồn tại của tư duy biểu tượng (symbolic thought) và khả năng biểu đạt nghệ thuật ở người Neanderthal song chưa phải điều xác đáng,[53] cụ thể là các đồ trang trí làm từ móng và lông chim,[54][55] hoặc vỏ sò,[56] bộ sưu tập các vật như tinh thể và hóa thạch,[57] bản khắc,[58] nhạc khí ví dụ như cây sáo Divje Babe,[59] và các bức tranh hang động Tây Ban Nha[60] (hiện bị tranh cãi) có niên đại trước 65.000 năm trước.[61][62] Một số nhà khảo cổ cho rằng người Neanderthal có tín ngưỡng tôn giáo.[63] Người Neanderthal dường như có khả năng nói, mặc dù ta chưa rõ độ phức tạp của ngôn ngữ mà họ sử dụng.[64][65]

So với người hiện đại, người Neanderthal sở hữu vóc dáng cường tráng hơn và các chi vận động ngắn hơn (tương đối với cơ thể). Các nhà nghiên cứu cho rằng những đặc điểm này là sự thích nghi để bảo tồn nhiệt trong khí hậu lạnh, hoặc có lẽ là sự thích nghi để chạy nước rút trong môi trường rừng rậm, ấm áp hơn mà người Neanderthal thường sinh sống.[66] Tuy vậy đúng là họ sở hữu nhiều đặc điểm sinh học thích nghi với giá rét, chẳng hạn như khả năng tích trữ chuyên biệt chất béo trong cơ thể[67] và mũi to để làm ấm không khí hít vào[68] (có người cho rằng đặc điểm mũi to là do sự phiêu bạt di truyền[69]). Đàn ông Neanderthal trung bình cao khoảng 165 cm còn đàn bà trung bình cao 153 cm, tương tự như người hiện đại thời tiền-công nghiệp.[70] Dung tích hộp sọ trung bình của đàn ông và đàn bà Neanderthal lần lượt là 1.600 cm3 (98 in khối) và 1.300 cm3 (79 in khối),[71][72][73] nằm trong phạm vi của người hiện đại. Hộp sọ của người Neanderthal dài hơn so với người hiện đại và có các thùy đỉnh[74][75][76] và vùng tiểu não nhỏ hơn.[77][78], các nhà khảo cổ nhờ vào đó để phân loại các mẫu vật.

Tổng dân số của người Neanderthal rất thấp, khiến tăng sinh các biến thể gen yếu và có hại,[79] góp phần loại trừ mối liên kết đường dài hiệu quả giữa các cộng đồng sống xa cách nhau. Dẫu vậy ta vẫn có bằng chứng về các nền văn hóa địa phương và sự giao thiệp thường xuyên giữa các cộng đồng Neanderthal.[80][81] Họ có lẽ thường lui tới các hang động và di chuyển luân phiên giữa các hang theo mùa.[82] Người Neanderthal sống trong môi trường căng thẳng cao với tỷ lệ chấn thương cao, nghiên cứu chỉ ra khoảng 80% cá thể người này chết trước tuổi 40.[83] Báo cáo sơ thảo của dự án bộ gen người Neanderthal năm 2010 đã trình bày bằng chứng về sự giao phối giữa người Neanderthal và người hiện đại.[84][85][86] Sự giao hợp này có lẽ đã xảy ra cách đây tận 316–219 nghìn năm,[87] nhưng ước tính 100.000 năm và 65.000 năm trước có vẻ khả dĩ hơn.[88] Người Neanderthal dường như cũng lai hợp với một nhóm người cổ khác gọi là người Denisova sinh sống ở Siberia.[89][90] Khoảng 1–4% bộ gen của người Âu-Á, người Australo-Melanesia, người Mỹ bản địangười Bắc Phi thuộc về dòng dõi tổ tiên Neanderthal, trong khi cư dân châu Phi cận Sahara chỉ có 0,3% gen Neanderthal, điều này có vẻ lưu lại dấu vết hướng luồng gen từ Sapiens-sang-Neanderthal, hoặc ám chỉ một cuộc di cư ngược trở lại Châu Phi gần đây của người Á-Âu. Tóm lại, khoảng 20% ​​các biến thể gen Neanderthal vẫn tồn tại rõ ràng cho đến ngày nay.[91] Mặc dù nhiều biến thể gen thừa kế từ người Neanderthal gây bất lợi và được chọn lọc,[79] sự nhập gen Neanderthal vào gen Sapiens (introgression) có vẻ đã ảnh hưởng đến hệ miễn dịch,[92][93][94][95] cùng một số chức năng và cấu trúc sinh học của người hiện đại,[96] tuy vậy phần lớn số gen đó chỉ là tập hợp những ADN không mã hóa (Non-coding DNA hay ncDNA).[97]

Phân loại học

Danh pháp

A grass field with 16 white-red-white-red poles spaced in diagonal lines, several plus-shaped stone blocks behind them, and a road is visible behind trees in the background
Địa điểm khảo cổ Kleine Feldhofer Grotte nơi phát hiện mẫu Neanderthal 1[a]

Người Neanderthal được đặt tên theo thung lũng Neander, nơi tìm thấy mẫu vật được nhận dạng đầu tiên. Chính tả tên gọi của thung lũng này là Neanderthal và tên gọi của loài người này là Neanderthaler trong tiếng Đức cho đến cải cách chính tả năm 1901.[b] Sách báo tiếng Anh đôi khi viết Neandertal, ngay cả trong các ấn phẩm khoa học, nhưng tên khoa học H. neanderthalensis phải luôn được viết với chữ th theo luật ưu tiên danh pháp. Tên bản ngữ của loài này trong tiếng Đức luôn là Neandertaler (nghĩa đen là "cư dân Thung lũng Neander"), còn Neandertal được dùng để chỉ thung lũng.[c] Bản thân thung lũng này được đặt theo tên của nhà thần học và thi hào người Đức cuối thế kỷ 17 là Joachim Neander.[98] Trong tiếng Anh, Neanderthal có thể được phát âm với âm /t/ (kiểu như /niˈændərtɑːl/)[101] hoặc với âm sát /θ/ (kiểu như /niˈændərθɔːl/).[102][103]

Mẫu chuẩn (type specimen) Neanderthal 1 có tên khác là "hộp sọ Neanderthal" ("Neanderthal cranium" hoặc "Neanderthal skull") trong các tài liệu nhân chủng học, và cá thể được tái tạo dựa trên cơ sở hộp sọ đó đôi khi được gọi là "người đàn ông Neanderthal" ("the Neanderthal man").[104] Danh pháp hai phần Homo neanderthalensis — tức là ta đã mở rộng tên gọi "người Neanderthal" ban đầu thuộc về một cá thể duy nhất để chỉ toàn bộ một giống loài và chính thức công nhận loài người kia khác biệt với người hiện đại (H. sapiens) — lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà địa chất học người Ireland tên là William King trong một bài báo đọc trước Hiệp hội Khoa học Anh lần thứ 33 vào năm 1863.[105][106][107] Tuy nhiên vào năm 1864, ông khuyến nghị nên tách người Neanderthal và người hiện đại thành hai chi khác nhau sau khi đối chiếu sọ người Neanderthal với sọ tinh tinh, cho rằng họ "không có khả năng quan niệm đạo đức và [ hữu thần[d] ]".[108]

Cây phát sinh nhóm Linh trường của Ernst Haeckel (hiện mô hình này đã lỗi thời) cho thấy H. stupidus (tức Neanderthal) là tổ tiên của H. sapiens[1]

Phân loại

Đôi khi, các nhà khoa học tranh luận rằng người Neanderthal nên được phân loài là Homo neanderthalensis hay Homo sapiens neanderthalensis, trong đó cách thứ hai xem người Neanderthal là phân loài H. sapiens.[109][110] Vài nghiên cứu hình thái học khẳng định rằng H. neanderthalensis là một loài riêng biệt và không phải phân loài.[111] ví dụ như giáo sư Paul Mellars của Đại học Cambridge, nói "không có bằng chứng về sự tương tác văn hóa được tìm thấy"[112] và chứng minh từ nghiên cứu DNA ti thể cho thấy H. neanderthalensis không phải phân loài của H. sapiens.[113]

Tiến hóa

A skull missing its incisors and canines
Giai đoạn 1: tiền-Neanderthal sớm, có lẽ là H. erectus (người đàn ông Tautavel, 450.000 năm trước)
A skull with jaw missing its lower incisors and canines, and all of its upper teeth except for one incisor and its molars, and a broken right brow ridge
Giai đoạn 2: Neanderthal thái cổ, có lẽ là H. heidelbergensis (Miguelón, 430.000 năm trước)
A skull missing teeth with a large gash between its eyes, and a well-defined gaping hole on its left braincase
Giai đoạn 3: Neanderthal sớm (Saccopastore I, 130.000 năm trước)
A skull missing all of its teeth
Giai đoạn 4: Neanderthal châu Âu cổ điển (La Chapelle-aux-Saints 1, 50.000 năm trước)
Mô hình bồi tụ[114]

Phần lớn giới chuyên gia cho rằng H. heidelbergensis là tổ tiên chung cuối cùng của người Neanderthal, người Denisova, và người hiện đại trước khi các quần thể này trở nên biệt lập lần lượt tại châu Âu, châu Á và châu Phi.[115] Cách để phân biệt H. heidelbergensis và người Neanderthal chủ yếu dựa trên khoảng trống hóa thạch ở châu Âu từ 300-243 nghìn năm trước thuộc giai đoạn đồng vị biển 8. "Người Neanderthal", theo quy ước, là những hóa thạch có niên đại sau khoảng trống này.[114][26][22] Tuy nhiên, di cốt 430 nghìn năm tuổi (ka) tại Sima de los Huesos nhiều khả năng là cá thể đại diện cho người Neanderthal sơ khai hoặc một nhóm liên quan mật thiết,[24][116][117] và di cốt Aroeira 3 400.000 năm tuổi có lẽ đại diện cho giai đoạn tiến hóa chuyển tiếp. Ta phải chú ý rằng hình thái tổ tiên (basal) và phái sinh (derived) hoàn toàn có thể tồn tại đồng thời.[118] Có lẽ từng xảy ra một sự kiện lưu chuyển gen giữa Tây Âu và Châu Phi trong kỷ Pleistocen giữa, làm che khuất đặc điểm Neanderthal ở các mẫu vật thuộc khoảng thời gian này, cụ thể là những mẫu được khai quật từ Ceprano, ÝSićevo Gorge, Serbia.[24] Bản ghi hóa thạch bắt đầu hoàn chỉnh hơn từ 130.000 năm trước trở đi,[119] và phần lớn di cốt Neanderthal hiện có đều có niên đại vào sau thời điểm đó.[120][121] Di tích nha khoa từ các di chỉ Visogliano và Fontana Ranuccio tại Ý chứng tỏ các đặc điểm nha khoa của người Neanderthal đã tiến hóa vào khoảng 450–430 nghìn năm trước trong thời kỳ Pleistocen giữa.[122]

Hiện có hai giả thuyết chính về sự tiến hóa của người Neanderthal hậu kỳ phân tách của họ với người tinh khôn, đó là: thuyết hai giai đoạn (two-phase) và thuyết bồi tụ (accretion). Giả thuyết hai giai đoạn cho rằng một đại sự kiện môi trường duy nhất — chẳng hạn như băng hà Saale — đã khiến quần thể H. heidelbergensis ở châu Âu tăng nhanh kích thước và độ chắc khỏe của cơ thể, làm cho hộp sọ dãn ra (giai đoạn 1), rồi dẫn đến những thay đổi khác ở hộp sọ (giai đoạn 2).[123] Tuy nhiên cũng phải xét rằng đặc điểm giải phẫu của Neanderthal không hoàn toàn được thúc đẩy bởi riêng thời tiết lạnh giá.[66] Giả thuyết bồi tụ cho rằng người Neanderthal dần dần tiến hóa theo thời gian từ tổ tiên H. heidelbergensis, và được chia thành 4 giai đoạn: sơ kỳ tiền-Neanderthal (MIS 12, băng hà Elster), tiền-Neanderthal sensu lato (MIS 11-9, liên băng hà Holstein), người Neanderthal sơ khai (MIS 7–5, băng hà Saale – Eemian), và người Neanderthal cổ điển sensu stricto (MIS 4–3, băng hà Würm).[114]

Có nhiều ước tính về thời điểm người Neanderthal và người tinh khôn phân tách. Thời điểm 250.000 năm trước được đưa ra nếu coi "H. helmei" là tổ tiên chung cuối cùng (LCA), theo đó sự phân tách hai dòng gắn liền với sự xuất hiện của kỹ thuật Levallois để chế tạo công cụ bằng đá. Ước tính 400.000 năm trước lấy H. heidelbergensis làm mốc LCA. Ước tính 600.000 năm trước lấy "H. rhodesiensis" làm mốc LCA, tổ tiên mà phân tách thành nhánh người hiện đại và nhánh người Neanderthal/H. heidelbergensis.[124] Ước tính 800.000 năm trước lấy H. antecessor làm mốc LCA, nhưng cũng có các biến thể của mô hình này tính ra thời điểm 1 triệu năm trước.[24][124] Tuy vậy, phân tích hệ protein men răng của H. antecessor năm 2020 chỉ ra rằng loài này có quan hệ họ hàng nhưng không phải là tổ tiên trực tiếp.[125] Các nghiên cứu ADN đưa ra nhiều kết quả khác nhau về thời điểm phân tách Neanderthal/người tinh khôn, ví dụ như 538–315,[22] 553–321,[126] 565–503,[127] 654–475,[124] 690–550,[128] 765–550,[24][89] 741–317,[129] hoặc 800–520 nghìn năm trước.[130] Ngoài ra một phân tích nha khoa năm 2019 kết luận sự phân tách xảy ra 800.000 năm trước.[23]

Người Neanderthal và người Denisova có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau hơn so với người hiện đại, tức là sự phân tách giữa người Neanderthal và Denisova xảy ra sau khi họ chia tách với người hiện đại.[24][89][131][132] Giả sử tỷ lệ đột biến là 1x10−9 hoặc 0.5x10−9 trên mỗi cặp bazơ (bp) mỗi năm, sự phân tách Neanderthal/Denisovan xảy ra vào khoảng 236–190 hoặc 473–381 nghìn năm trước.[89] Nếu áp dụng giả thiết 1.1x10−8 mỗi thế hệ mà cứ sau 29 năm lại có thế hệ mới, thì thời điểm phân tách cách đây 744.000 năm. Nếu áp dụng giả thiết 5x10−10 điểm nucleotide mỗi năm, thì thời điểm phân tách cách đây 644.000 năm. Nếu chấp nhận niên đại 644.000 năm, sự phân tách có lẽ đã diễn ra trước thời điểm hominin lan rộng khắp châu Âu, và các đặc điểm sinh học của người Neanderthal đã manh nha xuất hiện từ 600–500 nghìn năm trước.[131] Trước khi rẽ nhánh, tổ tiên chung của Neanderthal/Denisova (còn gọi là "người Neandersova") di cư ra khỏi châu Phi vào châu Âu rồi dường như lai tạo với một loài người "siêu thái cổ" chưa xác định đã có mặt ở đó từ trước; loài siêu thái cổ này là hậu duệ của cuộc di cư ra khỏi châu Phi thuở sớm vào khoảng 1,9 triệu năm trước.[133]

Nhân khẩu

Phạm vi

A skull missing most of the left side of the face from the mid-orbit to the teeth
Sọ Neanderthal tìm thấy ở Hang Tabun, Israel, thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Israel

Ta biết rất ít về người tiền-Neanderthal và sơ kỳ Neanderthal sống trước giai đoạn băng hà Eemian (130.000 năm trước), và chủ yếu được tìm thấy tại các địa điểm phía Tây Âu. Từ thời điểm 130.000 năm trước trở đi, chất lượng các mẫu hóa thạch Neanderthal (cổ điển) tốt lên đáng kể, có thể được tìm thấy tại Tây Âu, Trung Âu, Đông Âu và vùng Địa Trung Hải thuộc châu Âu,[25] cũng như Tây Nam, Trung và Bắc Á rồi tới tận dãy núi Altay ở miền nam Siberia. Mặt khác, lãnh thổ của người tiền-Neanderthal và sơ kỳ Neanderthal dường như chỉ thu gọn tại Pháp, Tây Ban Nha và Ý, tuy cũng có một số tiến ra khỏi "khu vực lõi" này để lập các khu tạm cư về phía đông, chưa hoàn toàn thoát khỏi châu Âu. Miền tây nam nước Pháp là nơi có mật độ di chỉ tiền-Neanderthal, Neanderthal sơ kỳ và Neanderthal cổ điển dày đặc nhất.[134]

Di chỉ Neanderthal cực nam hiện được biết là Hang Shuqba, Levant;[135] các báo cáo về sự hiện diện của Neanderthal tại Jebel IrhoudBắc Phi[136]Haua Fteah[137] đã được đính chính là H. sapiens. Di chỉ Neanderthal cực đông hiện được biết là hang Denisova, Siberia 85° Đông. Hộp sọ với biệt danh Mã Bá Nhân được tìm thấy tại đông nam Trung Quốc chia sẻ một số đặc điểm hình thái với người Neanderthal, mặc dù đây có thể chỉ là kết quả của sự tiến hóa hội tụ chứ chưa chắc người Neanderthal đã mở rộng phạm vi đến Thái Bình Dương.[138] Biên cực bắc thường được chấp nhận là 55° Bắc, với các di chỉ không bàn cãi nằm trong khoảng từ 50° Bắc–53° Bắc, song vẫn rất khó để đánh giá chính xác vì sự xâm lấn của băng hà đã tàn phá hầu hết các di tích cổ xưa. Nhà cổ sinh vật học Trine Kellberg Nielsen cho rằng sự thiếu thốn bằng chứng tại Nam Scandinavia (ít nhất là các bằng chứng thuộc thời kỳ băng hà Eemian) chính bởi một phần lý do trên.[139][140] Các đồ tạo tác thời đại đồ đá cũ giữa đã được tìm thấy ở 60° Bắc vùng đồng bằng Nga,[141][142][143] but these are more likely attributed to modern humans.[144] nhưng nhiều khả năng chúng là sản phẩm của người tinh khôn.[144] Một nghiên cứu năm 2017 khẳng định sự tồn tại của chi Homo tại địa điểm Cerutti Mastodon 130.000 năm tuổi ở California Bắc Mỹ,[145] nhưng hiện bị bác bỏ.[146][147][148]

Không rõ khí hậu dao động nhanh chóng của thời kỳ băng hà cuối cùng (sự kiện Dansgaard-Oeschger) tác động thế nào đến người Neanderthal, bởi lẽ thời kỳ ấm lên sẽ tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi nhưng lại khiến cho rừng cây phát triển và xua đuổi các đàn động vật lớn, còn thời kỳ băng giá sẽ tạo ra hiệu ứng ngược lại.[149] Tuy vậy, người Neanderthal có lẽ thích nghi với cảnh quan rừng cây hơn.[66] Cỡ quần thể có thể đạt đỉnh trong những khoảng thời gian mà khí hậu không quá lạnh, chẳng hạn như giai đoạn đồng vị biển 8 và 6 (tức là 300 và 191 nghìn năm trước, một phần của giai đoạn băng hà Saale). Phạm vi sinh sống của người Neanderthal có thể co giãn tùy theo các chu kỳ băng hà tiến thoái bởi họ phải di cư để tránh các tầng băng vĩnh cửu, và cư trú tại các refugium trong giai đoạn băng hà cực đại.[149] Vào năm 2021, nhà nhân chủng học Israel Hershkovitz và các đồng nghiệp báo cáo di cốt Nesher Ramla 140-120 nghìn năm tuổi ở Israel có đặc điểm pha trộn giữa người Neanderthal và H. erectus cổ hơn, đại diện cho một quần thể nguồn tái chiếm châu Âu hậu kỳ băng hà.[150]

Bản đồ châu Âu thời kỳ băng hà Würm, 70–20 nghìn năm trước

Tham khảo

  1. ^ a b Haeckel, E. (1895). Systematische Phylogenie: Wirbelthiere (bằng tiếng Đức). G. Reimer. tr. 601.
  2. ^ Schwalbe, G. (1906). Studien zur Vorgeschichte des Menschen [Studies on the pre-history of man] (bằng tiếng Đức). Stuttgart, E. Nägele. doi:10.5962/bhl.title.61918. hdl:2027/uc1.b4298459.
  3. ^ Klaatsch, H. (1909). “Preuves que l'Homo Mousteriensis Hauseri appartient au type de Neandertal” [Evidence that Homo Mousteriensis Hauseri belongs to the Neanderthal type]. L'Homme Préhistorique (bằng tiếng Pháp). 7: 10–16.
  4. ^ Romeo, L. (1979). Ecce Homo!: a lexicon of man. John Benjamins Publishing Company. tr. 92. ISBN 978-90-272-2006-6.
  5. ^ a b c d e McCown, T.; Keith, A. (1939). The stone age of Mount Carmel. The fossil human remains from the Levalloisso-Mousterian. 2. Clarenden Press.
  6. ^ Szalay, F. S.; Delson, E. (2013). Evolutionary history of the Primates. Academic Press. tr. 508. ISBN 978-1-4832-8925-0.
  7. ^ Wells, J. (2008). Longman pronunciation dictionary (ấn bản 3). Harlow, England: Pearson Longman. ISBN 978-1-4058-8118-0.
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Pääbo2014
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên higham2014
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên higham2011
  11. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên pinhasi2011
  12. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên galvan2014
  13. ^ Vaesen, Krist; Dusseldorp, Gerrit L.; Brandt, Mark J. (2021). “An emerging consensus in palaeoanthropology: Demography was the main factor responsible for the disappearance of Neanderthals”. Scientific Reports. 11 (1): 4925. Bibcode:2021NatSR..11.4925V. doi:10.1038/s41598-021-84410-7. PMC 7921565. PMID 33649483.
  14. ^ Vaesen, Krist; Dusseldorp, Gerrit L.; Brandt, Mark J. (2021). “Author correction: 'An Emerging Consensus in Palaeoanthropology: Demography Was the Main Factor Responsible for the Disappearance of Neanderthals'. Scientific Reports. 11 (1): 8450. Bibcode:2021NatSR..11.8450V. doi:10.1038/s41598-021-88189-5. PMC 8044239. PMID 33850254. S2CID 233232999.
  15. ^ Wynn, Thomas; Overmann, Karenleigh A; Coolidge, Frederick L (2016). “The false dichotomy: A refutation of the Neandertal indistinguishability claim”. Journal of Anthropological Sciences. 94 (94): 201–221. doi:10.4436/jass.94022. PMID 26708102.
  16. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Villa2014
  17. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên bradtmoller2012
  18. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên wolf2018
  19. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên black2015
  20. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên underdown2008
  21. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên sullivan2017
  22. ^ a b c Stringer, C. (2012). “The status of Homo heidelbergensis (Schoetensack 1908)”. Evolutionary Anthropology. 21 (3): 101–107. doi:10.1002/evan.21311. PMID 22718477. S2CID 205826399.
  23. ^ a b Gómez-Robles, A. (2019). “Dental evolutionary rates and its implications for the Neanderthal–modern human divergence”. Science Advances. 5 (5): eaaw1268. Bibcode:2019SciA....5.1268G. doi:10.1126/sciadv.aaw1268. PMC 6520022. PMID 31106274.
  24. ^ a b c d e f Meyer, M.; Arsuaga, J.; de Filippo, C.; Nagel, S. (2016). “Nuclear DNA sequences from the Middle Pleistocene Sima de los Huesos hominins”. Nature. 531 (7595): 504–507. Bibcode:2016Natur.531..504M. doi:10.1038/nature17405. PMID 26976447. S2CID 4467094.
  25. ^ a b Klein, R. G. (1983). “What Do We Know About Neanderthals and Cro-Magnon Man?”. Anthropology. 52 (3): 386–392. JSTOR 41210959.
  26. ^ a b c Papagianni & Morse 2013.
  27. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên drell2000
  28. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Shaw1999
  29. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Lycett2013
  30. ^ Sorensen, A. C.; Claud, E.; Soressi, M. (2018). “Neandertal fire-making technology inferred from microwear analysis”. Scientific Reports. 8 (1): 10065. Bibcode:2018NatSR...810065S. doi:10.1038/s41598-018-28342-9. ISSN 2045-2322. PMC 6053370. PMID 30026576.
  31. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Brittingham2019
  32. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên hayden2012
  33. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên kedar2019
  34. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên schmidt
  35. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên hoffecker2009
  36. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Hardy2020
  37. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ferentinos2012
  38. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên strasser2011
  39. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên buckley
  40. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên lev2005
  41. ^ Power, R. C.; Salazar-García, D. C.; Rubini, M.; Darlas, A.; Harvati, K.; Walker, M.; Hublin, J.; Henry, A. G. (2018). “Dental calculus indicates widespread plant use within the stable Neanderthal dietary niche”. Journal of Human Evolution. 119: 27–41. doi:10.1016/j.jhevol.2018.02.009. hdl:10550/65536. ISSN 0047-2484. PMID 29685752. S2CID 13831823.
  42. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Spikins2019
  43. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Valensi2013
  44. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên krief2015
  45. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên hardy2012
  46. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên dusseldorp2013
  47. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên neandercarnivore
  48. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Henry2011
  49. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên shipley2016
  50. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Madella2002
  51. ^ Brown 2011.
  52. ^ Shipman 2015, tr. 120–143.
  53. ^ Tattersall 2015.
  54. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Errico2017
  55. ^ Finlayson 2019.
  56. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Hoffman
  57. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Moncel2012
  58. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Majkic2018
  59. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Turk2018
  60. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Aubert2018
  61. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên pike2017
  62. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên hoffmann2018
  63. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên wunn2000
  64. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên dediu2018
  65. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên danastasio2013
  66. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên stewart2019
  67. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Kislev2018
  68. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Azevedo2017
  69. ^ Rae, T. C.; Koppe, T.; Stringer, C. B. (2011). “The Neanderthal face is not cold adapted”. Journal of Human Evolution. 60 (2): 234–239. doi:10.1016/j.jhevol.2010.10.003. PMID 21183202.
  70. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Helmuth1998
  71. ^ Stringer, C. (1984). “Human evolution and biological adaptation in the Pleistocene”. Trong Foley, R. (biên tập). Hominid evolution and community ecology. Academic Press. ISBN 978-0-12-261920-5.
  72. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên holloway1985
  73. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên amano2015
  74. ^ Bruner, Emiliano (2004). “Geometric Morphometrics and Paleoneurology: Brain Shape Evolution in the Genus Homo”. Journal of Human Evolution. 47 (5): 279–303. doi:10.1016/j.jhevol.2004.03.009. PMID 15530349.
  75. ^ Bruner, Emiliano (2010). “Morphological Differences in the Parietal Lobes with the Human Genus: A Neurofunctional Perspective”. Current Anthropology. 51 (1): S77–S88. doi:10.1086/650729. S2CID 146587487.
  76. ^ Bruner, Emiliano; Manzi, Giorgio; Arsuaga, Juan Luis (2003). “Encephalization and Allometric Trajectories in the Genus Homo: Evidence from the Neandertal and Modern Lineages”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 100 (26): 15335–15340. Bibcode:2003PNAS..10015335B. doi:10.1073/pnas.2536671100. PMC 307568. PMID 14673084.
  77. ^ Hublin, Jean-Jacques; Neubauer, Simon; Gunz, Philipp (2015). “Brain Ontogeny and Life History in Pleistocene Hominins”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. Series B, Biological Sciences. 370 (1663): 1–11. doi:10.1098/rstb.2014.0062. PMC 4305163. PMID 25602066. S2CID 1518695.
  78. ^ Weaver, Anne (2005). “Reciprocal Evolution of the Cerebellum and Neocortex in Fossil Humans”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 102 (10): 3576–3580. Bibcode:2005PNAS..102.3576W. doi:10.1073/pnas.0500692102. PMC 553338. PMID 15731345.
  79. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên juric
  80. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Ruebens2013
  81. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Fabre2009
  82. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Demay2012
  83. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên trinkaus1995
  84. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên green
  85. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên SankararamanMallick2016
  86. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên sankararaman2014
  87. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Peyrégne
  88. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Kuhlwilm
  89. ^ a b c d Prüfer, K.; và đồng nghiệp (2014). “The complete genome sequence of a Neanderthal from the Altai Mountains”. Nature. 505 (7481): 43–49. Bibcode:2014Natur.505...43P. doi:10.1038/nature12886. PMC 4031459. PMID 24352235.
  90. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Pennisi
  91. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vernot2014
  92. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Nedelec2016
  93. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Segurel2014
  94. ^ Zeberg, Hugo; Pääbo, Svante (2 tháng 3 năm 2021). “A genomic region associated with protection against severe COVID-19 is inherited from Neandertals”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 118 (9): e2026309118. doi:10.1073/pnas.2026309118. ISSN 0027-8424. PMC 7936282. PMID 33593941. S2CID 231943450.
  95. ^ Zeberg, Hugo; Pääbo, Svante (30 tháng 9 năm 2020). “The major genetic risk factor for severe COVID-19 is inherited from Neanderthals”. Nature. 587 (7835): 610–612. Bibcode:2020Natur.587..610Z. doi:10.1038/s41586-020-2818-3. ISSN 1476-4687. PMID 32998156. S2CID 222148977.
  96. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Dolgova2018
  97. ^ Reich 2018.
  98. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Schmitz2002
  99. ^ Howell, F. C. (1957). “The evolutionary significance of variation and varieties of 'Neanderthal' man”. The Quarterly Review of Biology. 32 (4): 330–347. doi:10.1086/401978. JSTOR 2816956. PMID 13506025. S2CID 10857962.
  100. ^ a b “Neandertal oder Neanderthal? Was ist denn nun richtig?” [Neandertal or Neanderthal? So which is actually right?]. Kreisstadt Mettmann. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2017. Heute sollten Ortsbezeichnungen das 'Neandertal' ohne 'h' bezeichnen. Alle Namen, die sich auf den prähistorischen Menschen beziehen, führen das 'h'. (Nowadays, place names should refer to the Neander Valley ['Neandertal'] without an 'h'. All names referring to the prehistoric humans have the 'h'.)
  101. ^ “Neanderthal”. Collins English Dictionary. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2020.
  102. ^ “Neanderthal”. Merriam-Webster Dictionary. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2020.
  103. ^ “Neanderthal”. American Heritage Dictionary. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2020.
  104. ^ Vogt, K. C. (1864). Lectures on man: his place in creation, and in the history of the earth. London, UK: Longman, Green, Longman and Roberts. tr. 302, 473.
  105. ^ King, W. (1864). “On the Neanderthal skull, or reasons for believing it to belong to the Clydian Period and to a species different from that represented by man”. Report of the British Association for the Advancement of Science, Notices and Abstracts, Newcastle-upon-Tyne, 1863. 33: 81–82 – qua Biodiversity Heritage Library.
  106. ^ Murray, J.; Nasheuer, H. P.; Seoighe, C.; McCormack, G. P.; Williams, D. M.; Harper, D. A. T. (2015). “The contribution of William King to the early development of palaeoanthropology”. Irish Journal of Earth Sciences. 33: 1–16. doi:10.3318/ijes.2015.33.1. JSTOR 10.3318/ijes.2015.33.1.
  107. ^ Winner, A. K. (1964). “Terminology”. Current Anthropology. 5 (2): 119–122. doi:10.1086/200469. JSTOR 2739959. S2CID 224796921.
  108. ^ King, W. (1864). “The reputed fossil man of the Neanderthal” (PDF). Quarterly Journal of Science. 1: 96.
  109. ^ Tattersall, Ian; Schwartz, Jeffrey H. (1999). “Hominids and hybrids: The place of Neanderthals in human evolution”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 96 (13): 7117–9. Bibcode:1999PNAS...96.7117T. doi:10.1073/pnas.96.13.7117. JSTOR 48019. PMC 33580. PMID 10377375.
  110. ^ Duarte, Cidália; Mauricio, João; Pettitt, Paul B.; Souto, Pedro; Trinkaus, Erik; Van Der Plicht, Hans; Zilhao, João (1999). “The early Upper Paleolithic human skeleton from the Abrigo do Lagar Velho (Portugal) and modern human emergence in Iberia”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 96 (13): 7604–9. Bibcode:1999PNAS...96.7604D. doi:10.1073/pnas.96.13.7604. JSTOR 48106. PMC 22133. PMID 10377462.
  111. ^ Harvati, K.; Frost, S.R.; McNulty, K.P. (tháng 2 năm 2004). “Neanderthal taxonomy reconsidered: Implications of 3D primate models of intra- and interspecific differences”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 101 (5): 1147–52. Bibcode:2004PNAS..101.1147H. doi:10.1073/pnas.0308085100. PMC 337021. PMID 14745010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  112. ^ “Modern humans, Neanderthals shared earth for 1,000 years”. ABC News (Australia). ngày 1 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2006.
  113. ^ Hedges SB (tháng 12 năm 2000). “Human evolution. A start for population genomics”. Nature. 408 (6813): 652–3. doi:10.1038/35047193. PMID 11130051.
  114. ^ a b c Dean, D.; Hublin, J.-J.; Holloway, R.; Ziegler, R. (1998). “On the phylogenetic position of the pre-Neandertal specimen from Reilingen, Germany”. Journal of Human Evolution. 34 (5): 485–508. doi:10.1006/jhev.1998.0214. PMID 9614635. S2CID 6996233.
  115. ^ Ko, K. W. (2016). “Hominin interbreeding and the evolution of human variation”. Journal of Biological Research-Thessaloniki. 23: 17. doi:10.1186/s40709-016-0054-7. PMC 4947341. PMID 27429943.
  116. ^ Bischoff, J. L.; Shamp, D. D.; Aramburu, A.; và đồng nghiệp (2003). “The Sima de los Huesos hominids date to beyond U/Th equilibrium (>350kyr) and perhaps to 400–500kyr: new radiometric dates”. Journal of Archaeological Science. 30 (3): 275–280. doi:10.1006/jasc.2002.0834.
  117. ^ Arsuaga, J. L.; Martínez, I.; Gracia, A.; Lorenzo, C. (1997). “The Sima de los Huesos crania (Sierra de Atapuerca, Spain). A comparative study”. Journal of Human Evolution. 33 (2–3): 219–281. doi:10.1006/jhev.1997.0133. PMID 9300343.
  118. ^ Daura, J.; Sanz, M.; Arsuaga, J. L.; Hoffman, D. L. (2017). “New Middle Pleistocene hominin cranium from Gruta da Aroeira (Portugal)”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 114 (13): 3397–3402. doi:10.1073/pnas.1619040114. PMC 5380066. PMID 28289213.
  119. ^ Stringer 1993, tr. 65–70.
  120. ^ Vandermeersch, B.; Garralda, M. D. (2011). “Neanderthal geographical and chronological variation”. Trong S. Condemi; G.-C. Weniger (biên tập). Continuity and discontinuity in the peopling of Europe. Vertebrate Paleobiology and Paleoanthropology. Springer Netherlands. tr. 113–125. doi:10.1007/978-94-007-0492-3_10. ISBN 978-94-007-0491-6.
  121. ^ Richter, J. (2011). “When did the Middle Paleolithic begin?”. Trong Conard, N. J.; Richter, J. (biên tập). Neanderthal lifeways, subsistence and technology: one hundred and fifty years of Neanderthal study. Vertebrate paleobiology and paleoanthropology. 19. Springer. tr. 7–14. doi:10.1007/978-94-007-0415-2_2. ISBN 978-94-007-0414-5.
  122. ^ Zanolli, C.; Martinón-Torres, M.; Bernardini, F.; và đồng nghiệp (2018). “The Middle Pleistocene (MIS 12) human dental remains from Fontana Ranuccio (Latium) and Visogliano (Friuli-Venezia Giulia), Italy. A comparative high resolution endostructural assessment”. PLOS ONE. 13 (10): e0189773. Bibcode:2018PLoSO..1389773Z. doi:10.1371/journal.pone.0189773. PMC 6169847. PMID 30281595.
  123. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên speciation
  124. ^ a b c Endicott, P.; Ho, S. Y. W.; Stringer, C. (2010). “Using genetic evidence to evaluate four palaeoanthropological hypotheses for the timing of Neanderthal and modern human origins” (PDF). Journal of Human Evolution. 59 (1): 87–95. doi:10.1016/j.jhevol.2010.04.005. PMID 20510437.
  125. ^ Welker, F.; và đồng nghiệp (2020). “The dental proteome of Homo antecessor. Nature. 580 (7802): 235–238. Bibcode:2020Natur.580..235W. doi:10.1038/s41586-020-2153-8. PMC 7582224. PMID 32269345. S2CID 214736611.
  126. ^ Briggs, A. W.; Good, J. M.; Green, R. E. (2009). “Targeted retrieval and analysis of five Neandertal mtDNA genomes” (PDF). Science. 325 (5, 938): 318–321. Bibcode:2009Sci...325..318B. doi:10.1126/science.1174462. PMID 19608918. S2CID 7117454. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2019.
  127. ^ Hajdinjak, M.; Fu, Q.; Hübner, A.; và đồng nghiệp (1 tháng 3 năm 2018). “Reconstructing the genetic history of late Neanderthals”. Nature. 555 (7698): 652–656. Bibcode:2018Natur.555..652H. doi:10.1038/nature26151. ISSN 1476-4687. PMC 6485383. PMID 29562232.
  128. ^ Krings, M.; Stone, A.; Schmitz, R. W.; Krainitzki, H.; Stoneking, M.; Pääbo, S. (1997). “Neandertal DNA sequences and the origin of modern humans”. Cell. 90 (1): 19–30. doi:10.1016/s0092-8674(00)80310-4. hdl:11858/00-001M-0000-0025-0960-8. PMID 9230299. S2CID 13581775.
  129. ^ Krings, M.; Geisert, H.; Schmitz, R. W.; Krainitzki, H.; Pääbo, S. (1999). “DNA sequence of the mitochondrial hypervariable region II from the Neandertal type specimen”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 96 (10): 5581–5585. Bibcode:1999PNAS...96.5581K. doi:10.1073/pnas.96.10.5581. PMC 21903. PMID 10318927.
  130. ^ Green, R. E.; Malaspinas, A. S.; Krause, J.; Briggs, A. W.; và đồng nghiệp (2008). “A complete Neandertal mitochondrial genome sequence determined by high-throughput sequencing”. Cell. 134 (3): 416–426. doi:10.1016/j.cell.2008.06.021. PMC 2602844. PMID 18692465.
  131. ^ a b Rogers, A. R.; Bohlender, R. J.; Huff, C. D. (2017). “Early history of Neanderthals and Denisovans”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 114 (37): 9859–9863. doi:10.1073/pnas.1706426114. PMC 5604018. PMID 28784789.
  132. ^ Sawyer, S.; Renaud, G.; Viola, B.; Hublin, J. J. (2015). “Nuclear and mitochondrial DNA sequences from two Denisovan individuals”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 112 (51): 15696–15700. Bibcode:2015PNAS..11215696S. doi:10.1073/pnas.1519905112. PMC 4697428. PMID 26630009.
  133. ^ Rogers, A. R.; Harris, N. S.; Achenbach, A. A. (2020). “Neanderthal-Denisovan ancestors interbred with a distantly related hominin”. Science Advances. 6 (8): eaay5483. Bibcode:2020SciA....6.5483R. doi:10.1126/sciadv.aay5483. PMC 7032934. PMID 32128408.
  134. ^ Serangeli, J.; Bolus, M. (2008). “Out of Europe - The dispersal of a successful European hominin form” (PDF). Quartär. 55: 83–98.
  135. ^ Callander, J. (2004). “Dorothy Garrod's excavations in the Late Mousterian of Shukbah Cave in Palestine reconsidered”. Proceedings of the Prehistoric Society. 70: 207–231. doi:10.1017/S0079497X00001171. S2CID 191630165.
  136. ^ Smith, T. M.; Tafforeau, P.; Reid, D. J.; và đồng nghiệp (2007). “Earliest evidence of modern human life history in North African early Homo sapiens. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 104 (15): 6128–6133. Bibcode:2007PNAS..104.6128S. doi:10.1073/pnas.0700747104. PMC 1828706. PMID 17372199.
  137. ^ Douka, K.; J., Zenobia; Lane, C.; và đồng nghiệp (2014). “The chronostratigraphy of the Haua Fteah cave (Cyrenaica, northeast Libya)”. Journal of Human Evolution. 66: 39–63. doi:10.1016/j.jhevol.2013.10.001. PMID 24331954.
  138. ^ Wu, X.-J.; Bruner, E. (2016). “The endocranial anatomy of Maba 1”. American Journal of Physical Anthropology. 160 (4): 633–643. doi:10.1002/ajpa.22974. PMID 26972814.
  139. ^ Nielsen, T. K.; Benito, B. M.; và đồng nghiệp (2017). “Investigating Neanderthal dispersal above 55°N in Europe during the Last Interglacial Complex”. Quaternary International. 431: 88–103. Bibcode:2017QuInt.431...88N. doi:10.1016/j.quaint.2015.10.039.
  140. ^ Nielsen, T. K.; Riede, F. (2018). “On research history and Neanderthal occupation at its northern margins”. European Journal of Archaeology. 21 (4): 506–527. doi:10.1017/eaa.2018.12. S2CID 165849999.
  141. ^ Pavlov, P.; Roebroeks, W.; Svendsen, J. I. (2004). “The Pleistocene colonization of northeastern Europe: a report on recent research”. Journal of Human Evolution. 47 (1–2): 3–17. doi:10.1016/j.jhevol.2004.05.002. PMID 15288521.
  142. ^ Slimak, L.; Svendsen, J. I.; Mangerud, J.; Plisson, H. (2011). “Late Mousterian persistence near the Arctic Circle”. Science. 332 (6031): 841–845. Bibcode:2011Sci...332..841S. doi:10.1126/science.1203866. JSTOR 29784275. PMID 21566192. S2CID 24688365.
  143. ^ Slimak, L. (2012). “Response to "Comment on Late Mousterian persistence near the Arctic Circle". Science. 335 (6065): 167. Bibcode:2012Sci...335..167S. doi:10.1126/science.1210211. PMID 22246757.
  144. ^ a b Zwyns, N. (2012). “Comment on Late Mousterian persistence near the Arctic Circle”. Science. 335 (6065): 167. Bibcode:2012Sci...335..167Z. doi:10.1126/science.1209908. PMID 22246757.
  145. ^ Holan, S. R.; Deméré, T. A.; Fisher, D. C.; Fullager, R.; Paces, J. B.; Jefferson, G. T. (2017). “A 130,000-year-old archaeological site in southern California, USA”. Nature. 544 (7651): 479–483. Bibcode:2017Natur.544..479H. doi:10.1038/nature22065. PMID 28447646.
  146. ^ Sutton, M. Q.; Parkinson, J.; Rosen, M. D. (2019). “Observations regarding the Cerutti Mastodon”. PaleoAmerica. 5 (1): 8–15. doi:10.1080/20555563.2019.1589409. S2CID 155596679.
  147. ^ Eren, M. I.; Bebber, M. R. (2019). “The Cerutti Mastodon site and experimental archaeology's quiet coming of age”. Antiquity. 93 (369): 796–797. doi:10.15184/aqy.2019.50. S2CID 197853460.
  148. ^ Ferrel, P. M. (2019). “The Cerutti Mastodon site reinterpreted with reference to freeway construction plans and methods”. PaleoAmerica. 5 (1): 1–7. doi:10.1080/20555563.2019.1589663. S2CID 167172979.
  149. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên bocquet2013
  150. ^ Hershkovitz, I.; May, H.; Sarig, R.; và đồng nghiệp (2021). “A Middle Pleistocene Homo from Nesher Ramla, Israel”. Science. 372 (6549): 1424–1428. Bibcode:2021Sci...372.1424H. doi:10.1126/science.abh3169. S2CID 235628111.

Tài liệu

Liên kết ngoài


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu