Đại quyết chiến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại quyết chiến
大決戰
Thể loạiChính luận, chiến tranh, dã sử
Định dạngĐại vĩ tuyến
Sáng lậpHồ Diệu Bang
Kịch bảnVương Quân
Sử Siêu
Lý Bình Phân
Đạo diễnLý Tuấn
Dương Quang Viễn
Vi Liêm
Cảnh Mộ Quỳ
Trạch Tuấn Kiệt
Thái Kế Vị
Dẫn chuyệnTrương Gia Thanh
Quốc gia Trung Quốc
Ngôn ngữTiếng Hán
Tiếng Anh
Sản xuất
Địa điểmBắc Kinh
Sơn Đông
Thiểm Tây
Ninh Hạ
Hắc Long Giang
Chiết Giang
Kỹ thuật quay phimTiêu Mục
Thời lượng80 phút x 9 tập
Đơn vị sản xuấtXưởng phim Bát Nhất
Nhà phân phốiXưởng phim Bát Nhất
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc
Trình chiếu
Kênh trình chiếuCCTV6
Định dạng hình ảnh1080p
Quốc gia chiếu đầu tiên Trung Quốc
 Hồng Kông
 Hoa Kỳ
 Nhật Bản
Phát sóng1990 – 1992

Đại quyết chiến (tiếng Trung: 大決戰, tiếng Anh: The great decisive campaign) là một phim chiến tranh cách mạng do Xưởng phim Bát Nhất chế xuất giai đoạn 1988-92[1][2].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay từ thập niên 1950, Xưởng phim Bát Nhất đã lập kế hoạch thực hiện cuốn phim phỏng dựng Tam đại chiến dịch[3] - sự kiện được coi là trọng yếu nhất dẫn tới thành lập chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng vì điều kiện phương tiện hạn chế nên dự án không thành. Phải sang thập niên 1980, tiềm lực kĩ thuật nhân sự mới cho phép điện ảnh Trung Hoa thực hiện được những đề án lớn.

Tháng 01 năm 1986, tổng thư kí trung ương Đảng Hồ Diệu Bang ra một quyết định điện ảnh hóa Tam đại chiến dịch. Đại diện Quốc gia Quân ủy xúc tiến đàm phán với ban cán sự Xưởng phim Bát Nhất về việc chế tác phim truyện. Đến tháng 02 năm 1986, các tác gia Vương Quân, Sử Siêu, Lý Bình Phân kí hợp đồng dựng kịch bản phim.

Các nhà biên kịch phải khảo cứu rất nhiều dữ liệu liên quan, bao gồm cả hồi kí cựu quân nhân, thực hiện phỏng vấn chừng 300 người từng dự phần chiến dịch và đi khảo sát các chiến địa xưa. Phó chủ tịch Quân ủy Dương Thượng Côn và chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Dương Bạch Băng cũng nhiều lần triệu tập đại diện phía sản xuất để thảo luận về bộ phim. Đến cuối năm 1987, kịch bản hoàn thành. Nhan đề phim do chủ tịch Quân ủy Giang Trạch Dân đặt.

Bộ phim gồm 3 phần, mỗi phần 3 tập, công chiếu trên truyền hình lần lượt các năm 1990-2.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Kĩ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Phim được thực hiện tại Bắc Kinh, Sơn Đông, Thiểm Tây, Ninh Hạ, Hắc Long Giang, Chiết Giang giai đoạn 1988 - 1991, với khoảng 1000 công nhân và sự hỗ trợ của 5 chiến khu[4].

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

  • Điều phối: Từ Hoài Trung

Diễn xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu trường[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 01 tháng 08 năm 1991, nhân kỉ niệm thành lập Giải phóng quân, Đại quyết chiến được chiếu ra mắt tại Nhân dân Đại lễ đường.

Sau khi phát hành toàn quốc, bộ phim nhận được phản hồi tích cực không chỉ hải nội mà cả hải ngoại[5]. Chủ tịch Đặng Tiểu Bình nói: "Phim rất hay, tôi không bỏ sót năm nào" (拍得很好,我每年都要看一遍)[6][7].

Tháng 01 năm 1992, phim được trao thưởng Phim truyện xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Biên tập xuất sắc nhất, Mĩ thuật xuất sắc nhất, Đạo cụ xuất sắc nhất tại Giải Kim Kê XII (1992). Đồng thời được trao trưởng Phim truyện xuất sắc nhất tại Giải Bách Hoa XV (1992).

Đại quyết chiến vốn là đề án truyền hình đặc biệt được thực hiện bằng kĩ thuật điện ảnh đại vĩ tuyến, nên cuối thập niên 2010, đơn vị chế tác Bát Nhất quyết định phục chế sang định dạng Blu-ray phát hành rộng rãi hoàn cầu.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 解放战争时期:《大决战--辽沈战役》. China.com.cn (bằng tiếng Trung). ngày 31 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ 三十年经典电影:《大决战》系列(1991~1992). sina (bằng tiếng Trung). ngày 9 tháng 12 năm 2008.
  3. ^ 电影《大决战——辽沈战役》. Tencent (bằng tiếng Trung). ngày 20 tháng 5 năm 2011.
  4. ^ 《大决战》:三大战役组成鸿篇巨制. sina (bằng tiếng Trung). ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  5. ^ 如何評價八一電影製片廠的電影《大決戰》三部曲:《遼沈戰役》《淮海戰役》《平津戰役》?
  6. ^ 高层指示《大决战》拍摄细节 邓小平每年必看(图). haiwainet.cn (bằng tiếng Trung). ngày 30 tháng 10 năm 2013.
  7. ^ 高层指示《大决战》拍摄细节 邓小平每年必看(图). Hundred Year Tide (bằng tiếng Trung). Beijing. 10. 2008. ISSN 1007-4295.
  8. ^ 在這部影片中,林彪自從九一三事件以後,首次以正面形像出現在影片中。

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]