Allen M. Sumner (lớp tàu khu trục)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lớp tàu khu trục Allen M. Sumner
USS Allen M. Sumner, chiếc dẫn đầu của lớp, 1970
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Lớp Allen M. Sumner
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác
Lớp trước lớp Fletcher
Lớp sau lớp Gearing
Lớp con lớp Robert H. Smith
Kinh phí 8 triệu Đô la không kể vũ khí
Dự tính 70
Hoàn thành 58
Bị mất 4
Giữ lại 2
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu khu trục
Trọng tải choán nước
  • 2.200 tấn Anh (2.200 t) (tiêu chuẩn);
  • 3.515 tấn Anh (3.571 t) (đầy tải)
Chiều dài
  • 369 ft (112 m) (mực nước);
  • 376 ft 6 in (114,76 m) (chung)
Sườn ngang
  • 40 ft (12 m) (DD 692-709);
  • 41 ft 3 in (12,57 m) (DD 770-776)
Mớn nước
  • 15 ft 9 in (4,80 m) (tiêu chuẩn);
  • 19 ft (5,8 m) (đầy tải)
Động cơ đẩy
Tốc độ 34 kn (39 mph; 63 km/h)
Tầm xa 6.000 nmi (11.000 km) ở tốc độ 15 kn (17 mph; 28 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 336-363 sĩ quan và thủy thủ
Vũ khí

Lớp tàu khu trục Allen M. Sumner là một nhóm 58 tàu khu trục được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai; và thêm mười hai chiếc khác được hoàn tất như những tàu khu trục rải mìn. Thường được gọi ngắn gọn là lớp Sumner, lớp tàu này mang đặc trưng tháp pháo 5-inch/38 caliber nòng đôi, hai bánh lái, vũ khí phòng không được bổ sung cùng nhiều cải tiến khác so với lớp Fletcher dẫn trước. Thiết kế của Allen M. Sumner được kéo dài thêm 14 foot (4,3 m) phía giữa tàu để trở thành lớp Gearing tiếp nối theo sau, vốn được chế tạo với số lượng lớn hơn.

Được hoàn tất trong những năm 1943-1945, bốn chiếc đã bị mất trong chiến tranh và một chiếc thứ năm bị hư hai nặng đến mức phải tháo dỡ không sửa chữa; những chiếc sống sót tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ cho đến thập niên 1970. Sau khi nghỉ hưu khỏi hạm đội, 29 chiếc đã được bán cho hải quân các nước đồng minh, và tiếp tục phục vụ trong nhiều năm tiếp theo. Hai chiếc trong lớp hiện đang được giữ lại như những tàu bảo tàng tại South Carolina, Hoa Kỳ và tại Đài Loan.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc đầu tiên trong lớp được đặt lườn vào tháng 5 năm 1943, và chiếc cuối cùng được hạ thủy vào tháng 4 năm 1945. Giữa hai thời điểm này Hoa Kỳ đã chế tạo 58 tàu khu trục lớp Allen M. Sumner. Lớp tàu khu trục này là một cải tiến dựa trên lớp Fletcher dẫn trước, vốn được chế tạo từ năm 1941 đến năm 1944. Ngoài ba tháp pháo 5 in (130 mm)/38 caliber nòng đôi thay thế cho năm tháp pháo nòng đơn trên lớp Fletcher, Sumner còn có bánh lái kép giúp nó cơ động tốt hơn trong hoạt động chống tàu ngầm. Pháo chính 5-inch được dẫn bắn bởi Bộ điều khiển hỏa lực Mark 37 với radar điều khiển hỏa lực Mark 25 kết nối bởi Máy tính điều khiển hỏa lực Mark 1 và ổn định bởi con quay Mark 6 8.500 rpm. Hệ thống điều khiển hỏa lực này cho phép có được hỏa lực mặt nước hoặc phòng không tầm xa hiệu quả.

Allen M. Sumner còn có hỏa lực phòng không tầm gần mạnh hơn lớp Fletcher, với 12 khẩu Bofors 40 mm và 11 khẩu Oerlikon 20 mm, so với chỉ có 8 nòng 40 mm và 7 nòng 20 mm tiêu biểu trên những chiếc Fletcher được nâng cấp vào thời kỳ cuối chiến tranh. Thiết kế vũ khí ngư lôi hạng nặng ban đầu của Fletcher được giữ lại, với 10 ống phóng 21 inch (533 mm) trên hai bệ 5 nòng, phóng ra ngư lôi Mark 15. Nhưng với mối đe dọa nghiêm trọng của máy bay tấn công tự sát Kamikaze vào đầu năm 1945, và với số lượng ít ỏi hạm tàu nổi của Hải quân Nhật Bản còn sót lại, đa số những chiếc trong lớp đã tháo dỡ bệ phóng ngư lôi 21-inch phía sau, thay thế bằng một khẩu đội Bofors 40 mm bốn nòng, nâng tổng số nòng pháo 40 mm lên đến 16 khẩu.[1][2]

So với lớp Fletcher, lớp Allen M. Sumner tăng thêm 20% hỏa lực pháo 5-inch và xấp xỉ 50% hỏa lực phòng không hạng nhẹ trên một chiều dài chung tương đương, chỉ rộng hơn 15 inch (38 cm) và mớn nước sâu hơn 15 inch (38 cm). Trọng lượng choán nước chỉ tăng thêm 150 tấn, khoảng 7%; do đó lớp Allen M. Sumner là sự cải thiện đáng kể năng lực chiến đấu với chi phí tăng thêm không đáng kể.

Lớp tàu khu trục rải mìn (DM) Robert H. Smith, bao gồm mười hai chiếc, được chế tạo dựa trên cấu trúc lườn tàu được dự định cho lớp Allen M. Sumner. Gearing, lớp tàu khu trục tiếp nối theo sau Sumner, cũng có thiết kế tương tự, chỉ với chiều dài được kéo dài thêm 14 foot (4,3 m) phía giữa tàu để mang thêm nhiên liệu nhằm tăng tầm xa hoạt động.

Chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Mười tám chiếc được đóng bởi hãng Federal Shipbuilding and Drydock Company tại Kearny, New Jersey. Mười bốn chiếc được đóng bởi hãng Bath Iron Works tại Bath, Maine. Mười chiếc được đóng tại xưởng Mariners Harbor của hãng Bethlehem Steel tại Staten Island. Sáu chiếc được đóng tại xưởng Union Iron Works của hãng Bethlehem Steel tại San Francisco, California. Năm chiếc được đóng bởi hãng Bethlehem Steel tại San Pedro, California. Năm chiếc được đóng bởi hãng Todd Pacific Shipyards tại Seattle, Washington. USS Barton là chiếc đầu tiên trong lớp được đặt lườn và nhập biên chế, trong khi USS Henley là chiếc nhập biên chế sau cùng.

Phục vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Những chiếc lớp Allen M. Sumner đã phục vụ trong vai trò cột mốc radar canh phòng trong trận Okinawa, cũng như trong nhiều nhiệm vụ khác, và đã chịu đựng nhiều thiệt hại. Cooper, Meredith, Mannert L. AbeleDrexler đã bị mất trong chiến đấu, và Hugh W. Hadley bị hư hại nặng do máy bay tấn công cảm tử Kamikaze đâm trúng, đến mức nó được tháo dỡ không sau khi chiến tranh kết thúc. Ngoài ra Frank E. Evans bị cắt làm đôi do tai nạn va chạm với tàu sân bay Australia HMAS Melbourne  (R21) ngoài khơi Việt Nam, và không bao giờ được sửa chữa.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Destroyer Online - The Sumner Class As Built”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2009.
  2. ^ Friedman 2004

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]