Cá mú chấm nâu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá mú chấm nâu
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Chi (genus)Cephalopholis
Loài (species)C. argus
Danh pháp hai phần
Cephalopholis argus
Schneider, 1801
Danh pháp đồng nghĩa

Cá mú chấm nâu[2] (danh pháp hai phần: Cephalopholis argus) là một loài cá biển thuộc chi Cephalopholis trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Không rõ nguyên gốc của từ định danh. Có lẽ, loài cá này được đặt theo tên của Argus Panoptes, người khổng lồ nhiều mắt trong thần thoại Hy Lạp, hàm ý đề cập đến các đốm nhỏ màu xanh óng trên cơ thể của chúng.[3]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Cá mú chấm nâu là loài có phân bố rộng rãi nhất trong số các loài cá mú. Từ Biển Đỏ, cá mú chấm nâu được phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trải dài về phía đông đến Polynésie thuộc Phápquần đảo Pitcairn.[1] Trước đó vào năm 1956, hơn 500 cá thể cá mú chấm nâu từ đảo Moorea được vận chuyển và thả ở quần đảo Hawaii.[4]

Cá mú chấm nâu lần đầu được ghi nhận ở Địa Trung Hải, khi 10 cá thể được đánh bắt ở bờ đông Tunisia (gần quần đảo Kerkennah).[5]

Việt Nam, cá mú chấm nâu được ghi nhận tại cù lao Chàm[6] và dọc theo bờ biển Quảng Nam;[7] vịnh Nha Trang (Khánh Hòa);[8] Ninh Thuận;[9] Phú YênBình Thuận;[10] quần đảo An Thới (Kiên Giang);[11] quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[12]

Cá mú chấm nâu ưa sống trên các rạn san hô từ vũng thủy triều ra đến rạn viền bờ, độ sâu đến ít nhất là 40 m.[13]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá mú chấm nâu là 60 cm.[13] Cá có màu nâu sẫm, được phủ đầy những đốm xanh óng viền đen. Cá lớn hơn thường có các sọc nhạt màu ở phần thân sau cùng với một vùng trắng trên ngực. Rìa các vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có viền trắng; vùng gần rìa của vây ngực đôi khi có màu hạt dẻ. Chóp các gai vây lưng có màu vàng cam.

Cá mú chấm nâu có thể nhầm lẫn với Cephalopholis cyanostigma do có chung kiểu hình thân nâu/đỏ với đốm xanh. Nhìn chung, C. cyanostigma thường có thêm các đốm tròn màu trắng nhạt, vây ngực có màu đỏ cam ở vùng rìa.[14]

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 15–17; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 9; Số tia vây ở vây ngực: 16–18; Số vảy đường bên: 46–51.[14]

Sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của cá mú chấm nâu là các loài cá nhỏ và và động vật giáp xác.[13]

Biển Đỏ, cá mú chấm nâu sống cùng nhau với số lượng cá thể mỗi nhóm khoảng 12 trở lại đã được quan sát, đứng đầu đàn là một con đực. Mỗi nhóm chiếm giữ một lãnh thổ có thể lên đến 2.000 m2, trong mỗi lãnh thổ như vậy lại chia thành nhiều vùng nhỏ hơn dành cho những con cá cái trong hậu cung.[15]

Cá mú chấm nâu có thể sống được đến 39 năm tuổi.[16]

Cá mú chấm nâu là loài gây ra nhiều vụ ngộ độc ciguatera ở khu vực Thái Bình Dương.[14][17][18]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Choat, J. H.; Samoilys, M.; Liu, M. & Robinson, J. (2018). Cephalopholis argus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T132781A100453441. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T132781A100453441.en. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Trần Công Thịnh; Võ Văn Quang; Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Phi Uy Vũ; Trần Thị Hồng Hoa (2015). “Thành phần loài mẫu vật cá Mú (họ Serranidae) lưu trữ ở Bảo tàng Hải dương học” (PDF). Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật (Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ sáu): 327–333. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Perciformes: Suborder Serranoidei (part 5)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ Randall, John E. (1987). “Introductions of marine fishes to the Hawaiian Islands”. Bulletin of Marine Science. 41 (2): 490–502.
  5. ^ Chérif, Mourad; Ben Amor, Mohamed Mourad; Zaouali, Jeanne; Capapé, Christian (2022). “First Mediterranean record of peacock hind, Cephalopholis argus (Osteichthyes: Serranidae) from the Tunisian coast” (PDF). Cahiers de Biologie Marine. 63 (2): 185–188. doi:10.21411/CBM.A.3C090AE7. ISSN 2262-3094.
  6. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  7. ^ Võ Văn Quang; Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Thị Tường Vi; Trần Thị Hồng Hoa; Nguyễn Phi Uy Vũ; Trần Công Thịnh (2016). “Đa dạng thành phần loài và hiện trạng khai thác họ cá Mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 16 (4): 405–417. doi:10.15625/1859-3097/16/4/7506.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Võ Văn Quang, Trần Thị Hồng Hoa, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh (2015). “Đa dạng thành phần loài và kích thước khai thác của một số loài thuộc họ Cá mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Khánh Hòa” (PDF). Tạp chí Sinh học. 37 (1): 10–19.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  10. ^ Võ Văn Quang (2018). “Đa dạng loài họ cá Mú (Serranidae) vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (4A): 101–113.
  11. ^ Nguyễn Hữu Phụng; Nguyễn Văn Long (1996). “Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 7: 84–93.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  12. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  13. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Cephalopholis argus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  14. ^ a b c Phillip C. Heemstra & John E. Randall (1993). “Cephalopholis” (PDF). Vol.16. Groupers of the world (Family Serranidae, Subfamily Epinephelinae). Roma: FAO. tr. 34–35. ISBN 92-5-103125-8.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  15. ^ Shpigel, M.; Fishelson, L. (1991). “Territoriality and associated behaviour in three species of the genus Cephalopholis (Pisces: Serranidae) in the Gulf of Aqaba, Red Sea”. Journal of Fish Biology. 38 (6): 887–896. doi:10.1111/j.1095-8649.1991.tb03628.x. ISSN 0022-1112.
  16. ^ Currey, Leanne M.; Simpfendorfer, Colin A.; Williams, Ashley J. (2009). “Resilience of reef fish species on the Great Barrier Reef and in Torres Strait” (PDF). Project Milestone Report: 1–32.
  17. ^ Hokama, Y.; Shirai, J. L.; Islam, M. A. (1994). “Evaluation of bioassay for toxicity of ciguateric fish and associated toxins”. Journal of Clinical Laboratory Analysis. 8 (2): 63–69. doi:10.1002/jcla.1860080202.
  18. ^ Dierking, Jan; Campora, Cara E. (2009). “Ciguatera in the Introduced Fish Cephalopholis argus (Serranidae) in Hawai'i and Implications for Fishery Management” (PDF). Pacific Science. 63 (2): 193–204. doi:10.2984/049.063.0203. ISSN 0030-8870.