Chiến tranh Chechnya lần thứ hai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Chechnya lần thứ hai

Pháo binh Nga đang khai hỏa gần làng Duba-Yurt trong tháng 1 năm 2000
Thời gianGiai đoạn chiến tranh: 26 tháng 8 năm 1999 – tháng 5 năm 2000
Giai đoạn đánh du kích: tháng 6 năm 2000 – 15 tháng 4 năm 2009
(9 năm, 7 tháng và 3 tuần)
Địa điểm
Chechnya, một phần Dagestan, IngushetiaGruzia. Đã có những vụ khủng bố cũng xảy ra trên lãnh thổ Nga.
Kết quả

Nga chiến thắng

  • Chính phủ thân Nga được thành lập ở Chechnya
  • Chủ quyền lãnh thổ của Nga được bảo vệ
  • Các cuộc xung đột, chiến tranh du kích lẻ tẻ đang diễn ra
Tham chiến

 Nga

Gruzia (xung đột biên giới)
Cộng hòa Chechnya Ichkeria
(1999–2007)
Mặt trận Hồi giáo
(2005–2007)
Các tiểu vương quốc Caucasus
(2007–2009)
Chiến binh nước ngoài[1][2][3][4]
Chỉ huy và lãnh đạo
Boris Yeltsin
(cho đến 31 tháng 12 năm 1999)
Vladimir Putin
(sau 31 tháng 12 năm 1999)
Igor Sergeyev
Viktor Kazantsev
Gennady Troshev
Vladimir Boldyrev
Alexander Baranov
Anatoliy Serdyukov
Sergei Ivanov
Nikolai Patrushev
Valentin Korabelnikov
Anatoly Kvashnin
Yuri Baluyevsky
Akhmad Kadyrov 
Alu Alkhanov
Ramzan Kadyrov
Sergey Abramov
Mukhu Aliyev
Aslan Maskhadov 
Abdul Halim Sadulayev 
Dokka Umarov
Ilyas Akhmadov
Turpal-Ali Atgeriyev 
Isa Munayev
Akhmed Avtorkhanov 
Ibn al-Khattab 
Abu al-Walid 
Abu Hafs al-Urduni 
Muhannad 
Ali Taziev
Supyan Abdullayev
Shamil Basayev 
Ruslan Gelayev 
Salman Raduyev 
Sulim Yamadayev 
Rappani Khalilov 
Yassir al-Sudani 
Abdulla Kurd
Lực lượng
80,000 binh sĩ(vào năm 1999) 22,000-30,000 tay súng
Thương vong và tổn thất
7,425 16,299

Cuộc chiến Chechnya lần thứ II (tiếng Nga: Втора́я чече́нская война́, tiếng Chechen: ШолгIа оьрсийн-нохчийн тӀом, lit: 'Chiến tranh Nga-Chechen lần thứ hai') là giai đoạn sau của cuộc chiến tranh ở Bắc Kavkaz, đã được phát động bởi Liên bang Nga bắt đầu từ ngày 26 tháng 8 năm 1999, để trả đũa cuộc xâm lược Dagestan của quân Chechnya ly khai.

Ngày 01 tháng 10, sau các vụ đánh bom mà Nga đổ lỗi cho quân Chechnya ly khai, quân Nga tiến vào Chechnya. Các chiến dịch đã kết thúc nền độc lập của Cộng hòa Chechnya Ichkeria và khôi phục lại quyền kiểm soát của liên bang Nga trên toàn lãnh thổ. Mặc dù được coi là một cuộc xung đột nội bộ bên trong Liên bang Nga, cuộc chiến đã thu hút một số lượng lớn chiến binh nước ngoài, chủ yếu là các chiến binh Hồi giáo sang hỗ trợ cho quân Chechnya ly khai.

Quân đội Nga và lực lượng bán quân sự Chechnya thân Nga đã thể hiện trình độ chiến thuật tốt hơn nhiều so với cuộc chiến Chechnya lần 1. Họ chiếm được thủ đô Grozny sau một cuộc vây hãm từ cuối năm 1999 đến tháng 2 năm 2000.

Phiến quân Chechnya tiếp tục đánh du kích, gây thương vong cho quân Nga khắp khu vực Bắc Kavkaz trong vài năm tiếp theo. Một số phiến quân Chechnya cũng tiến hành các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào thường dân ở Nga. Các cuộc tấn công khủng bố của phiến quân, cũng như các hành vi vi phạm nhân quyền của lực lượng Nga, đã bị quốc tế lên án.

Cho đến năm 2009, về cơ bản quân Nga đã dập tắt được phiến quân Chechnya. Phần lớn quân Nga được rút về, gánh nặng đối phó với các cuộc nổi dậy lẻ tẻ được giao cho lực lượng cảnh sát địa phương. Lãnh đạo lưu vong của chính phủ ly khai, Akhmed Zakayev, kêu gọi ngưng dùng vũ trang chống lại các lực lượng cảnh sát Chechnya từ ngày 1 tháng 8, và nói rằng ông hy vọng "Bắt đầu từ ngày này người Chechnya sẽ không bao giờ bắn vào nhau".

Số thương vong chính xác từ cuộc xung đột này chưa được biết rõ. Ước lượng không chính thức nằm trong khoảng từ 25.000 đến 50.000 người chết hoặc mất tích, tính cả thường dân Chechnya. Nga bị thiệt hại hơn 5.200 quân (con số thương vong chính thức của Nga).

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Turkish Volunteers in Chechnya”. The Jamestown Foundation. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ The Chechens: A Handbook, tr. 237, tại Google Books
  3. ^ Politics of Conflict: A Survey, tr. 68, tại Google Books
  4. ^ Energy and Security in the Caucasus, tr. 66, tại Google Books

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Niên biểu
Tóm lược
Các vấn đề nhân quyền
Các bài viết