Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 (Bảng B)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bảng B của giải vô địch bóng đá thế giới 2022[1] sẽ diễn ra từ ngày 21 đến ngày 29 tháng 11 năm 2022. Bảng này bao gồm Anh, Iran, Hoa KỳWales. Hai đội tuyển hàng đầu sẽ giành quyền vào vòng 16 đội.[2]

Bảng B có thể nói là "bảng tử thần" cho một kỳ World Cup, bởi các đội có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng FIFA nằm chung một bảng đấu, ngoài ra còn có những cuộc xung đột chính trị như quan hệ Iran – Anh và quan hệ Iran – Hoa Kỳ.[3][4][5]

Các đội tuyển[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí bốc thăm Đội tuyển Nhóm Liên đoàn Tư cách vòng loại Ngày vượt qua Tham dự chung kết Tham dự cuối cùng Thành tích tốt nhất lần trước Bảng xếp hạng FIFA
Tháng 3 năm 2022 (2022-03)[nb 1] Tháng 10 năm 2022 (2022-10)
B1  Anh 1 UEFA * Nhất bảng I khu vực châu Âu 15 tháng 11 năm 2021 (2021-11-15) 16 lần 2018 Vô địch (1966) 5 5
B2  Iran 3 AFC Nhất bảng A vòng 3 khu vực châu Á 27 tháng 1 năm 2022 (2022-01-27) 6 lần 2018 Vòng bảng (1978, 1998, 2006, 2014, 2018) 21 20
B3  Hoa Kỳ 2 CONCACAF Hạng ba khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe 3 tháng 6 năm 2022 (2022-30-03) 11 lần 2014 Hạng ba (1930) 15 16
B4  Wales 4 UEFA Thắng flay-off nhánh A khu vực châu Âu 5 tháng 6 năm 2022 (2022-06-05) 2 lần 1958 Tứ kết (1958) 18[a] 19
Ghi chú
  1. ^ Bảng xếp hạng vào Tháng 3 năm 2022 sẽ được sử dụng làm hạt giống cho buổi lễ bốc thăm.

Bảng xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Anh 3 2 1 0 9 2 +7 7 Đi tiếp vào vòng đấu loại trực tiếp
2  Hoa Kỳ 3 1 2 0 2 1 +1 5
3  Iran 3 1 0 2 4 7 −3 3
4  Wales 3 0 1 2 1 6 −5 1
Nguồn: FIFA

vòng 16 đội:

  • Đội nhất bảng B sẽ đấu với đội nhì bảng A.
  • Đội nhì bảng B sẽ đấu với đội nhất bảng A.

Các trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả thời gian được liệt kê là địa phương, AST (UTC+3).[1]

Anh vs Iran[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội chưa từng gặp nhau. Đây là lần đầu tiên hai đội gặp nhau trong một trận bóng đá.

Trận đấu bị hoãn bảy phút trong hiệp một sau pha va chạm trực diện giữa thủ môn Iran Alireza Beiranvand và hậu vệ Majid Hosseini. Pha va chạm này khiến Beiranvand phải rời sân và được thay bởi Hossein Hosseini vài phút sau đó. Tuyển Anh ghi ba bàn trong hiệp một: Jude Bellingham mở tỷ số cho đội tuyển Anh ở phút 35, Bukayo Saka ghi bàn ở phút 43 và Raheem Sterling ghi bàn ở phút bù giờ đầu tiên của hiệp 1.

Trong hiệp hai, Saka lập cú đúp ở phút 62, trước khi Mehdi Taremi của Iran ghi bàn rút ngắn tỷ số. Đây là cú sút trúng đích đầu tiên của Iran trong trận đấu này. Hậu vệ người Anh Harry Maguire cũng bị chấn thương ở đầu và phải rời sân sau đó. Tiền đạo Marcus Rashford, người được tung vào sân ở phút 70, đã ghi bàn thắng thứ năm cho đội tuyển Anh ngay sau đó 1 phút. Jack Grealish ghi bàn thứ 6 cho tuyển Anh trước khi Taremi hoàn thành quả 11m của Iran. Tuy Taremi thực hiện thành công quả đá phạt đền, nhưng trận thua 6–2 là thất bại đậm nhất của Iran trong các trận đấu của đội bóng này tại các kỳ World Cup. Trước đó, trận thua đậm nhất của Iran là trận thua 1–4 trước Peru tại World Cup 1978.

Anh 6–2 Iran
Chi tiết


Anh
Iran
GK 1 Jordan Pickford
RB 12 Kieran Trippier
CB 5 John Stones
CB 6 Harry Maguire Thay ra sau 70 phút 70'
LB 3 Luke Shaw
CM 4 Declan Rice
CM 22 Jude Bellingham
RW 17 Bukayo Saka Thay ra sau 70 phút 70'
AM 19 Mason Mount Thay ra sau 70 phút 70'
LW 10 Raheem Sterling Thay ra sau 70 phút 70'
CF 9 Harry Kane (c) Thay ra sau 75 phút 75'
Thay người:
HV 15 Eric Dier Vào sân sau 70 phút 70'
11 Marcus Rashford Vào sân sau 70 phút 70'
TV 20 Phil Foden Vào sân sau 70 phút 70'
7 Jack Grealish Vào sân sau 70 phút 70'
24 Callum Wilson Vào sân sau 75 phút 75'
Huấn luyện viên:
Gareth Southgate
GK 1 Alireza Beiranvand Thay ra sau 20 phút 20'
RB 2 Sadegh Moharrami
CB 15 Rouzbeh Cheshmi Thay ra sau 46 phút 46'
CB 19 Majid Hosseini
LB 5 Milad Mohammadi Thay ra sau 63 phút 63'
CM 21 Ahmad Nourollahi Thay ra sau 77 phút 77'
CM 3 Ehsan Hajsafi (c)
CM 18 Ali Karimi Thay ra sau 46 phút 46'
RF 7 Alireza Jahanbakhsh Thẻ vàng 25' Thay ra sau 46 phút 46'
CF 9 Mehdi Taremi
LF 8 Morteza Pouraliganji Thẻ vàng 48'
Thay người:
GK 24 Hossein Hosseini Vào sân sau 20 phút 20'
MF 6 Saeid Ezatolahi Vào sân sau 46 phút 46'
DF 13 Hossein Kanaanizadegan Vào sân sau 46 phút 46'
MF 17 Ali Gholizadeh Vào sân sau 46 phút 46'
MF 16 Mehdi Torabi Vào sân sau 63 phút 63'
FW 20 Sardar Azmoun Vào sân sau 77 phút 77'
Huấn luyện viên:
Bồ Đào Nha Carlos Queiroz

Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu:
Bukayo Saka (Anh)[6]

Trợ lý trọng tài:
Rodrigo Figueiredo (Brasil)
Danilo Simon Manis (Brasil)
Trọng tài thứ tư:
Kevin Ortega (Peru)
Trợ lý trọng tài dự bị:
Michael Orué (Peru)
Trợ lý trọng tài video:
Leodán González (Uruguay)
Phó trợ lý trọng tài video:
Julio Bascuñán (Chile)
Trợ lý trọng tài video bắt việt vị:
Martín Soppi (Uruguay)
Hỗ trợ trợ lý trọng tài video:
Juan Martínez Munuera (Tây Ban Nha)
Quan sát viên trợ lý trọng tài video:
Juan Pablo Belatti (Argentina)

Hoa Kỳ vs Wales[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội từng gặp nhau hai lần trong các trận đấu giao hữu, Hoa Kỳ thắng 2–0 vào năm 2003, và hòa 0–0 vào năm 2020.

Hoa Kỳ ghi bàn mở tỷ số ở phút thứ 32 khi Tim Weah ghi bàn sau đường chuyền vượt tuyến của Christian Pulisic. Tuyển Hoa Kỳ đã chơi lấn lướt Xứ Wales trong hiệp một, nhưng trong hiệp hai, Xứ Wales đã thi đấu lấn lướt hơn, đặc biệt là sau khi tung cầu thủ dự bị Kieffer Moore vào sân. Cuối hiệp hai, Gareth Bale bị Walker Zimmerman phạm lỗi trong vòng cấm địa và chính anh thực hiện quả phạt đền thành công để gỡ hoà cho xứ Wales.

Hoa Kỳ 1–1 Wales
Weah  36' Chi tiết Bale  81' (ph.đ.)


United States
Wales
GK 1 Matt Turner
RB 2 Sergiño Dest Thẻ vàng 11' Thay ra sau 74 phút 74'
CB 3 Walker Zimmerman
CB 13 Tim Ream Thẻ vàng 51'
LB 5 Antonee Robinson
CM 6 Yunus Musah Thay ra sau 74 phút 74'
CM 4 Tyler Adams (c)
CM 8 Weston McKennie Thẻ vàng 13' Thay ra sau 66 phút 66'
RF 21 Timothy Weah Thay ra sau 88 phút 88'
CF 24 Josh Sargent Thay ra sau 74 phút 74'
LF 10 Christian Pulisic
Thay người:
FW 11 Brenden Aaronson Vào sân sau 66 phút 66'
FW 19 Haji Wright Vào sân sau 74 phút 74'
DF 22 DeAndre Yedlin Vào sân sau 74 phút 74'
MF 23 Kellyn Acosta Thẻ vàng 90+10' Vào sân sau 74 phút 74'
FW 16 Jordan Morris Vào sân sau 88 phút 88'
Huấn luyện viên:
Gregg Berhalter
GK 1 Wayne Hennessey
CB 5 Chris Mepham Thẻ vàng 45+2'
CB 6 Joe Rodon
CB 4 Ben Davies
DM 10 Aaron Ramsey
CM 15 Ethan Ampadu Thay ra sau 90+5 phút 90+5'
CM 8 Harry Wilson Thay ra sau 90+3 phút 90+3'
RW 14 Connor Roberts
LW 3 Neco Williams Thay ra sau 79 phút 79'
CF 11 Gareth Bale (c) Thẻ vàng 40'
CF 20 Daniel James Thay ra sau 46 phút 46'
Thay người:
FW 13 Kieffer Moore Vào sân sau 46 phút 46'
FW 9 Brennan Johnson Vào sân sau 79 phút 79'
MF 22 Sorba Thomas Vào sân sau 90+3 phút 90+3'
MF 16 Joe Morrell Vào sân sau 90+5 phút 90+5'
Huấn luyện viên:
Rob Page

Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu:
Gareth Bale (Wales)

Trợ lý trọng tài:
Taleb Al-Marri (Qatar)
Saud Al-Maqaleh (Qatar)
Trọng tài thứ tư:
Mã Ninh (Trung Quốc)
Trợ lý trọng tài dự bị:
Tào Ý (Trung Quốc)
Trợ lý trọng tài video:
Abdulla Al-Marri (Qatar)
Phó trợ lý trọng tài video:
Rédouane Jiyed (Maroc)
Trợ lý trọng tài video bắt việt vị:
Mokrane Gourari (Algeria)
Hỗ trợ trợ lý trọng tài video:
Adil Zourak (Maroc)
Quan sát viên trợ lý trọng tài video:
Elvis Noupue (Cameroon)

Wales vs Iran[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội từng gặp nhau một lần trong một trận giao hữu, Wales thắng 1–0 vào năm 1978.

Trong hiệp một, Iran có bàn thắng do công của Ali Gholizadeh nhưng công nghệ VAR không công nhận bàn thắng vì lỗi việt vị. Đầu hiệp hai, Iran liên tiếp có hai pha dứt điểm trúng cột dọc.

Ở phút thứ 86, thủ môn Xứ Wales Wayne Hennessey ban đầu chỉ phải nhận thẻ vàng vì phạm lỗi ngoài vòng cấm. Tuy nhiên, khi trọng tài xem xét tình huống bằng công nghệ VAR, Hennessey đã bị truất quyền thi đấu. Cầu thủ vào thay người Iran Rouzbeh Cheshmi đã ghi bàn thắng đầu tiên ở phút bù giờ thứ tám, trước khi Ramin Rezaeian ấn định tỷ số 2–0 cho Iran ba phút sau đó. Đây là chiến thắng đầu tiên của Iran trước một đội châu Âu tại World Cup. Bàn thắng của Cheshmi là bàn thắng ấn định tỷ số muộn nhất trong lịch sử World Cup (không tính hiệp phụ) kể từ World Cup 1966 ở Anh, khi thời gian ghi bàn lần đầu tiên được tính.


Wales 0–2 Iran
Chi tiết


GK 1 Wayne Hennessey Thẻ đỏ 86'
CB 5 Chris Mepham
CB 6 Joe Rodon Thẻ vàng 45+3'
CB 4 Ben Davies
DM 15 Ethan Ampadu Thay ra sau 77 phút 77'
CM 10 Aaron Ramsey Thay ra sau 87 phút 87'
CM 8 Harry Wilson Thay ra sau 57 phút 57'
RW 14 Connor Roberts Thay ra sau 57 phút 57'
LW 3 Neco Williams
CF 11 Gareth Bale (c)
CF 13 Kieffer Moore
Thay người:
FW 9 Brennan Johnson Vào sân sau 57 phút 57'
FW 20 Daniel James Vào sân sau 57 phút 57'
MF 7 Joe Allen Vào sân sau 77 phút 77'
GK 12 Danny Ward Vào sân sau 87 phút 87'
Huấn luyện viên:
Rob Page
GK 24 Hossein Hosseini
RB 23 Ramin Rezaeian Thẻ vàng 90+5'
CB 8 Morteza Pouraliganji
CB 19 Majid Hosseini
LB 5 Milad Mohammadi
RM 17 Ali Gholizadeh Thay ra sau 77 phút 77'
CM 21 Ahmad Nourollahi Thay ra sau 77 phút 77'
CM 6 Saeid Ezatolahi Thay ra sau 83 phút 83'
LM 3 Ehsan Hajsafi (c) Thay ra sau 77 phút 77'
CF 20 Sardar Azmoun Thay ra sau 68 phút 68'
CF 9 Mehdi Taremi
Thay người:
FW 10 Karim Ansarifard Vào sân sau 68 phút 68'
MF 16 Mehdi Torabi Vào sân sau 77 phút 77'
MF 7 Alireza Jahanbakhsh Thẻ vàng 90+5' Vào sân sau 77 phút 77'
DF 15 Rouzbeh Cheshmi Vào sân sau 77 phút 77'
MF 18 Ali Karimi Vào sân sau 83 phút 83'
Huấn luyện viên:
Bồ Đào Nha Carlos Queiroz

Anh vs Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội từng gặp nhau hai lần tại đấu trường World Cup, Hoa Kỳ thắng 1–0 vào năm 1950 và hòa 1–1 vào năm 2010. Lần gần nhất 2 đội gặp nhau là vào năm 2018 trong một trận giao hữu, Anh thắng 3–0.

Đội hình của tuyển Anh không thay đổi so với trận đấu gặp Iran, trong khi Hoa Kỳ thay Josh Sargent bằng Haji Wright trên hàng công. Harry Kane đã có một cú sút trong vòng cấm ở phút thứ 9 trước khi Weston McKennie thực hiện một cú sút hụt trong vòng 6m50 và Pulisic sút chạm xà ngang ở phút 32. Trận đấu chỉ có rất ít cơ hội, với chỉ bốn cú sút trúng đích giữa hai đội.


Anh 0–0 Hoa Kỳ
Chi tiết
Khán giả: 68,463
Trọng tài: Jesús Valenzuela (Venezuela)


Wales vs Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội gặp nhau 103 lần trong lịch sử, lần cuối cùng vào năm 2020 khi Anh giành chiến thắng 3–0. Hai đội từng gặp nhau tại EURO 2016, Anh thắng 2–1. Hai đội từng gặp nhau tại các vòng loại World Cup, vào các năm 1950, 1954, 1974, 2006.

Marcus Rashford có cơ hội trong hiệp một, nhưng cú sút hỏng của anh đã bị thủ môn xứ Wales Danny Ward cản phá. Hiệp một kết thúc mà không có bàn thắng, tuy nhiên, Rashford đã thực hiện thành công quả đá phạt trực tiếp ở phút 51 để đưa Anh vượt lên dẫn trước. Ngay sau đó, Rashford giành được bóng trong hàng thủ xứ Wales và chuyền cho Harry Kane, rồi chuyền cho Phil Foden ghi bàn ngay sát cột dọc. Rashford có bàn thắng thứ hai trong trận ở phút 68 với một cú sút cận thành đưa bóng đi qua hai chân thủ môn. Chiến thắng là đủ để Anh đứng đầu bảng, trong khi Xứ Wales xếp cuối bảng với chỉ một điểm.


Wales 0–3 Anh
Chi tiết


Iran vs Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội từng gặp nhau hai lần, trong đó có một lần tại đấu trường World Cup, Iran thắng 2–1, còn lại là một trận giao hữu, hai đội hòa nhau 0–0.

Hoa Kỳ buộc phải giành chiến thắng để vào vòng 16 đội, trong khi Iran chỉ cần một trận hòa với điều kiện Xứ Wales không thắng Anh. Pulisic đã ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu cho Hoa Kỳ ở phút thứ 38, nhưng anh bị chấn thương sau đó. Hoa Kỳ vượt qua vòng bảng để gặp Hà Lan ở vòng 16 đội, trong khi Anh gặp Senegal .


Iran 0–1 Hoa Kỳ
Chi tiết


Kỷ luật của bảng đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm kỷ luật sẽ được sử dụng làm điểm hòa nếu thành tích chung cuộc và thành tích đối đầu của các đội bằng nhau. Số thẻ này được tính dựa trên số thẻ vàng và thẻ đỏ nhận được trong tất cả các trận đấu vòng bảng như sau:[2]

  • thẻ vàng thứ nhất: trừ 1 điểm;
  • thẻ đỏ gián tiếp (thẻ vàng thứ hai): trừ 3 điểm;
  • thẻ đỏ trực tiếp: trừ 4 điểm;
  • thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp: trừ 5 điểm;

Chỉ một trong số các khoản khấu trừ trên có thể được áp dụng cho một người chơi trong một trận đấu duy nhất.

Team Trận 1 Trận 2 Trận 3 Điểm
Thẻ vàng Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) Thẻ đỏ Thẻ vàng Thẻ đỏ Thẻ vàng Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) Thẻ đỏ Thẻ vàng Thẻ đỏ Thẻ vàng Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) Thẻ đỏ Thẻ vàng Thẻ đỏ
 Anh 0
 Hoa Kỳ 4 1 −5
 Iran 2 2 3 −7
 Wales 2 1 1 2 −9

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Các đội thắng play-off nhánh A khu vực châu Âu và play-off liên lục địa sẽ không được biết vị trí của mình trong thời điểm bốc thăm.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “FIFA World Cup Qatar 2022 – Match Schedule” (PDF). FIFA. 1 tháng 4 năm 2022. Truy cập 25 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ a b “Regulations – FIFA World Cup Qatar 2022” (PDF). FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. 15 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ Bosher, Luke (14 tháng 6 năm 2022). “Which World Cup group is the hardest?”. The Athletic.
  4. ^ Creditor, Avi (7 tháng 6 năm 2022). “Just How Difficult Is the USMNT's World Cup Group?”. Sports Illustrated.
  5. ^ Whitehead, Jacob (5 tháng 6 năm 2022). “So, who are Wales? Introducing the team joining the U.S., England and Iran in Group B”. The Athletic.
  6. ^ “England lay down gauntlet by thrashing IR Iran in World Cup opener”. FIFA. 21 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]