Nhật thực 26 tháng 12, 2019

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhật thực tháng 12 26, 2019
Bản đồ
Loại nhật thực
Bản chấtQuầng nhật thực
Gamma0.4135
Độ lớn0.9701
Nhật thực cực đại
Kéo dài trong3p 40s
Tọa độ1°00′B 102°18′Đ / 1°B 102,3°Đ / 1; 102.3
Chiều rộng dải tối lớn nhất118 km (73 mi)
Thời gian (UTC)
Nhật thực cực đại5:18:53
Tham khảo
Saros132 (46 trên 71)
Catalog # (SE5000)9552

Nhật thực hình khuyên sẽ xảy ra từ 10 giờ 44 phút đến khoảng 14 giờ 01 phút (giờ Hà Nội, nhật thực một phần tại Việt Nam)[1] ngày 26 tháng 12 năm 2019. Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái ĐấtMặt Trời, do đó hoàn toàn hoặc một phần Mặt Trăng che khuất Mặt Trời tại một số nơi trên Trái Đất. Nhật thực hình khuyên xảy ra khi đường kính góc của Mặt Trăng nhỏ hơn Mặt Trời, chặn lại hầu hết ánh sáng của Mặt Trời và khiến Mặt Trời trông giống như hình vành khuyên (hình như chiếc nhẫn). Nhật thực hình khuyên xuất hiện dưới dạng nhật thực một phần trên một khu vực rộng hàng nghìn km trên Trái Đất.[2]

Nhật thực hình khuyên sẽ diễn ra ở Ả Rập Xê Út, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman, Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Singapore, Quần đảo Bắc MarianaGuam. Các nơi tập trung đông dân nằm trên đường nhật thực cực đại bao gồm Kozhikode, Coimbatore, Jaffna, Trincomalee, Sibolga, Batam, Singapore, SingkawangGuam. Các thành phố như Doha, Madurai, Pekanbaru, Dumai, Johor BahruKuching sẽ có khả năng không thấy đường nhật thực cực đại.

Việt Nam nằm trong khu vực quan sát được nhật thực một phần, tăng dần khi đi từ Bắc vào Nam. Địa điểm quan sát nhật thực một phần cực đại tại Việt Nam nằm tại Hòn Khoai (Cà Mau). Thời gian diễn ra nhật thực một phần từ khoảng 10 giờ 30 phút đến khoảng 14 giờ 30 phút (giờ Việt Nam).

Thông tin chi tiết về nhật thực hình khuyên ngày 26 tháng 12 năm 2019[sửa | sửa mã nguồn]

Đường kính góc thiên thực 0,97010
Khuất thiên thực 0,94110
Gamma 0,41351
Loạt Saros 132 (46 trên 71)
Thiên thực cực đại 26/12/2019 05:17:43.6 UTC
Thiên thực giao hội 26/12/2019 05:13:07.5 UTC
Xích đạo giao hội 26/12/2019 05:14:34.3 UTC
Tọa độ Mặt Trời Mặt Trăng
Độ xích kinh 18.3 18.3
Độ thiên -23.4 -23
Đường kính (giây góc) 1951,4 1866,0
Sự kiện Giờ UTC
Ngoại vùng nửa tối đầu tiên 02:29:51.3
Ngoại vùng tối đầu tiên 03:34:32.2
Đường thiên thực cực đại đầu tiên 03:36:04.1
Nội vùng nửa tối đầu tiên 03:37:36.3
Nội vùng tối đầu tiên 05:01:26.1
Thiên thực cực đại 05:17:43.6
Ngoại vùng nửa tối cuối cùng 05:34:04.7
Ngoại vùng tối cuối cùng 06:57:50.7
Đường thiên thực cực đại cuối cùng 06:59:25.9
Nội vùng nửa tối cuối cùng 07:01:00.9
Nội vùng tối cuối cùng 08:05:43.9

Tầm nhìn và nơi xem[sửa | sửa mã nguồn]

Đường đi phác thảo

Đây là nhật thực hình khuyên cũng như là nhật thực cuối cùng của năm 2019. Đường nhật thực cực đại của nó đi qua Bán đảo Ả Rập, miền nam Ấn Độ, Sumatra, Borneo, Philippinesđảo Guam. Nhật thực một phần có thể nhìn thấy rộng hàng ngàn km từ Đường nhật thực cực đại. Nó sẽ bao gồm phần nhỏ của Đông Âu, phần lớn châu Á, Bắc/Tây Úc, phía đông Châu Phi, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.[2][3] Nhật thực bắt đầu bằng vùng đối của vùng bóng tốicường độ là 0,96 và sẽ trải rộng 164 km và di chuyển về phía đông với tốc độ trung bình 1,1 km mỗi giây. Thời gian hình khuyên dài nhất là 3 phút 40 giây, ở mức 5,30 UT1 xảy ra ở Biển Đông (0°45'54.0"B 105°29'06.0"Đ).[2]

Bản đồ cho thấy khả năng nhật thực hình khuyên đi qua Ấn Độ vào ngày 26 tháng 12 năm 2019.

Nhật thực sẽ bắt đầu ở Ả Rập Xê Út cách thủ đô Riyadh khoảng 220 km về phía đông bắc lúc 03:43 UT1 và sẽ kết thúc ở đảo Guam lúc 06:59.4 UT1. Nó sẽ đến Ấn Độ gần Kannur, Kerala lúc 03:56 UT1. Bóng tối sẽ đến bờ biển phía đông nam Ấn Độ lúc 04:04 UT1. Đi qua phía bắc Sri Lanka, nó sẽ đi vào Vịnh Bengal. Các địa điểm chính có thể nhìn thấy tiếp theo là Palau (Malaysia), Sumatra và Singapore. Sau đó, nó đi qua Biển Đông, Biển Borneo và Biển Celebes, quần đảo Philippines và sau đó tiến về phía tây Thái Bình Dương. Nhật thực kết thúc tại đảo Guam lúc 6 giờ UT1 và sẽ trở lại bình thường.[2]

Đường hình khuyên[sửa | sửa mã nguồn]

Pha hình khuyên của nhật thực này có thể nhìn thấy từ các thành phố sau:[3]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Nhật thực tại Kuwait.
Nhật thực một phần tại Đại học Khoa học, Malaysia.
Hình chụp mặt trời vài phút trước khi kết thúc nhật thực tại phía nam vịnh Bengal
Nhật thực một phần tại Hợp Phì, An Huy, Trung Quốc.

Những lần nhật thực liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Các lần thiên thực năm 2019[sửa | sửa mã nguồn]

Astronomers Without Borders thu thập kính nhật thực để phân phối lại cho châu Mỹ Latinh và châu Á cho nhật thực năm 2019 của họ từ nhật thực ngày 21 tháng 8 năm 2017.[5]

Tzolkinex[sửa | sửa mã nguồn]

Chu kỳ nửa Saros[sửa | sửa mã nguồn]

Tritos[sửa | sửa mã nguồn]

Solar Saros 132[sửa | sửa mã nguồn]

Inex[sửa | sửa mã nguồn]

Triad[sửa | sửa mã nguồn]

Các lần nhật thực từ 2018 đến 2021[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi một lượt trong chuỗi chu kỳ nhật thực lặp lại sau khoảng 177 ngày và 4 giờ (một chu kỳ) tại các giao điểm xen kẽ của quỹ đạo Mặt Trăng.

Lưu ý: Nhật thực một phần vào ngày 15 tháng 2 năm 2018ngày 11 tháng 8 năm 2018, xảy ra trong loạt kỳ.

Saros 132[sửa | sửa mã nguồn]

Nhật thực này là một phần của chu kỳ Saros 132, lặp lại cứ sau 18 năm, 11 ngày, gồm 71 sự kiện. Chuỗi bắt đầu với nhật thực một phần vào ngày 13 tháng 8 năm 1208. Nó gồm nhật thực hình khuyên từ ngày 17 tháng 3 năm 1569 đến ngày 12 tháng 3 năm 2146, nhật thực lai vào ngày 23 tháng 3 năm 2164 và ngày 3 tháng 4 năm 2183 và nhật thực toàn phần từ ngày 14 tháng 4 năm 2200 đến ngày 19 tháng 6 năm 2308. Chuỗi kết thúc ở sự kiện thứ 71 dưới dạng nhật thực một phần vào ngày 25 tháng 9 năm 2470. Thời gian nhật thực hình khuyên dài nhất là 6 phút, 56 giây vào ngày 9 tháng 5 năm 1641 và toàn phần sẽ là 2 phút, 14 giây vào ngày 8 tháng 6 năm 2290. Tất cả nhật thực trong chuỗi này xảy ra tại điểm nút giảm của Mặt Trăng.

Chu kỳ Meton[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Chu kỳ Meton ngày 25 tháng 12 năm 2000

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đón xem nhật thực một phần tại Việt Nam. thienvanvietnam.org.
  2. ^ a b c d “EclipseWise - Eclipses During 2019”. eclipsewise.com. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2019.
  3. ^ a b “Annular Solar Eclipse on ngày 26 tháng 12 năm 2019”. www.timeanddate.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2019.
  4. ^ “Annular solar eclipse on December 26: Here are the places in India that can witness it”. The Indian Express. ngày 22 tháng 10 năm 2019.
  5. ^ Cooper, Gael (ngày 22 tháng 8 năm 2017). “Wait! Dig those eclipse glasses out of the garbage Here comes the sun. Astronomers Without Borders will be collecting the protective eyewear for use in future eclipses worldwide”. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2017.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]