Sắt(III) bromide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sắt(III) bromide
Một dạng cấu trúc của sắt(III) bromide
Một dạng cấu trúc khác của sắt(III) bromide
Một dạng cấu trúc nữa của sắt(III) bromide
Danh pháp IUPACSắt(III) bromide
Tên khácFerric bromide
Tribromoiron
Ferrum(III) bromide
Ferrum tribromide
Nhận dạng
Số CAS10031-26-2
PubChem25554
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider23830
UNII9RDO128EH7
Thuộc tính
Công thức phân tửFeBr3
Khối lượng mol295,559 g/mol
Bề ngoàichất rắn nâu
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng4,5 g/cm³
Điểm nóng chảy 200 °C (473 K; 392 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước455 g/100mL (25 ℃)[1]
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểGiống BiI3, YBr3
Thuộc ba phương, hR24
Nhóm không gianR-3, No. 148
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhăn mòn
NFPA 704

0
3
0
 
Chỉ dẫn RR36/37/38
Chỉ dẫn SS26 S37/39
Các hợp chất liên quan
Anion khácSắt(III) fluoride
Sắt(III) chloride
Sắt(III) iodide
Cation khácSắt(II) bromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Sắt(III) bromidehợp chất hóa học vô cơ có công thức FeBr3. Còn được gọi là ferric bromide, hợp chất không mùi màu nâu này được sử dụng làm chất xúc tác acid Lewis trong quá trình halogen hóa các hợp chất thơm. Nó hòa tan trong nước để tạo ra dung dịch có tính acid.

Cấu trúc, tổng hợp và tính chất cơ bản[sửa | sửa mã nguồn]

FeBr3 gồm một cấu trúc polyme gồm sáu phối hợp, bát diện trung tâm là Fe.[2] Mặc dù có sẵn trên thị trường với giá rẻ, FeBr3 có thể được điều chế bằng cách xử lý kim loại sắt bằng nước brom:

2Fe + 3Br2 → 2FeBr3

Trên 200 °C (392 °F; 473 K), FeBr3 bị phân hủy thành sắt(II) bromide:

2FeBr3 → 2FeBr2 + Br2

Sắt(III) chloride ổn định hơn đáng kể, phản ánh khả năng oxy hóa lớn hơn của chlor. Chất rắn màu đen FeI3 không ổn định, vì sắt(III) sẽ oxy hóa các ion iodide.

Sắt(III) bromide có đầy đủ tính chất hóa học của muối.

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Sắt(III) bromide được sử dụng nhiều như một chất oxy hóa trong hóa học hữu cơ, ví dụ như để chuyển đổi rượu thành keton. Nó được sử dụng như một chất xúc tác acid Lewis để brom hóa các hợp chất thơm. Đối với các ứng dụng khác, nó thường được tạo tại chỗ.[3]

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

FeBr3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như FeBr3·6NH3 – bột màu cam nâu, không ổn định, đặc biệt là trong dung dịch nước, nó dễ bị thủy phân, CAS#: 110276-47-6.[4]

FeBr3 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như FeBr3·6CO(NH2)2·3H2O là tinh thể lục nhạt.[5]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ CRC Handbook of Chemistry and Physics, 97th Edition
  2. ^ Holleman, A. F.; Wiberg, E. "Inorganic Chemistry" Academic Press: San Diego, 2001. ISBN 0-12-352651-5.
  3. ^ Drapeau, Martin Pichette; Lafantaisie, Mathieu; Ollevier, Thierry (2013). “Sắt(III) bromide”. E-EROS Encychlorpedia of Reagents for Organic Synthesis. doi:10.1002/047084289X.rn01568. ISBN 978-0471936237.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Dictionary of Inorganic Compounds (Jane E. Macintyre; CRC Press, 23 thg 7, 1992 - 5400 trang), trang 3270. Truy cập 7 tháng 3 năm 2020.
  5. ^ Chemisches Zentralblatt (17 tháng 9 năm 1913), trang 1035 – [1]. Truy cập 10 tháng 5 năm 2020.