Thành viên:Tutumutu2006/Nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

VTV Hòa Sóng 30 Tết[sửa | sửa mã nguồn]

Từ đúng 19:00 ngày 30 Tết hoặc 29 Tết đến sau giao thừa, tất cả các kênh truyền hình quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ hòa sóng thành một kênh duy nhất là kênh VTV và phát sóng lần lượt các chương trình truyền hình đặc biệt chào đón Tết Nguyên Đán.

Các chương trình (cập nhật năm 2021)[sửa | sửa mã nguồn]

Đang phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bản tin thời sự đặc biệt (19:00 ngày 30 Tết)
  • Gặp nhau cuối năm (20:00 ngày 30 Tết)
  • Tết Ánh Dương (22:08 ngày 30 Tết)
  • Mùa đoàn tụ - Phần 1 (22:16 ngày 30 Tết) & Phần 2 (00:28 ngày mùng 1 Tết)
  • Cầu truyền hình trực tiếp không khí đón giao thừa tại Hà Nội, Đà NẵngThành phố Hồ Chí Minh (23:48 ngày 30 Tết)
  • Bắn pháo hoa + Chào cờ (00:00 ngày mùng 1 Tết)
  • Lời chúc tết của Chủ tịch nước (00:03 ngày mùng 1 tết)

Đã từng phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Câu chuyện cuối năm
  • Cầu truyền hình không khí đón giao thừa trên khắp cả nước
  • Chào xuân
  • Chuyện cuối năm
  • Chiều cuối năm (2007 và 2015)
  • Chuyện kể chiều 30
  • Đêm cuối năm
  • Đón Tết cùng VTV (2013-2016, từ 2017 chuyển sang phát sóng trên VTV3)
  • Đồng dao cánh én
  • Quê hương mùa đoàn tụ
  • Tết nghĩa là hy vọng
  • Thơ xuân
  • Trò chuyện đầu xuân

Lịch sử hòa sóng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trước 1996, chương trình đón giao thừa trên VTV chỉ có một số chương trình như bản tin thời sự đặc biệt, văn nghệ đón giao thừa, đồng hồ đếm ngược, lời chúc tết của Chủ tịch nước và chương trình ca nhạc đặc biệt mừng năm mới.
  • 18 tháng 2 năm 1996: Thực hiện Cầu truyền hình đón giao thừa đầu tiên giữa Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh, lúc này cả hai kênh VTV1, VTV2 đều hòa sóng từ 19:00 và giữ nguyên logo, đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của VTV.
  • 6 tháng 2 năm 1997: Thực hiện chương trình hòa sóng đêm giao thừa đầu tiên và xuyên suốt trên VTV. Lúc này do 3 kênh VTV1, VTV2, VTV3 còn phát sóng thành 1 kênh chung chia ra nhiều buổi phát, nên VTV1 chập sóng từ lúc 19:00. VTV2 và VTV3 chập kênh VTV1 từ 19:00, sau đó đồng loạt tách sóng và tắt sóng lúc 01:00 ngày hôm sau.
  • 1997-2009, 2012, 2015, 2018: VTV1 là kênh đảm nhiệm tín hiệu hòa sóng chính cho mỗi đợt hòa sóng.
  • 2010-2011, 2013-2014, 2017, 2020: VTV3 là kênh đảm nhiệm tín hiệu hòa sóng chính cho mỗi đợt hòa sóng.
  • 2016, 2021: VTV6 là kênh đảm nhiệm tín hiệu hòa sóng chính cho mỗi đợt hòa sóng.
  • 2019: VTV2 là kênh đảm nhiệm tín hiệu hòa sóng chính cho mỗi đợt hòa sóng.
  • 2001: Các kênh VTV tách sóng và tắt sóng lúc 00:45 ngày mùng 1 Tết (trừ VTV4 tiếp tục phát sóng đến 04:00 giờ Đông Dương).
  • 2002: Các kênh VTV tách sóng và tắt sóng sau phần Tin nhanh lúc 01:00 sáng ngày mùng 1 Tết (VTV4 tiếp tục phát sóng đến 08:00 giờ Đông Dương).
  • 2003: Các kênh VTV tách sóng và tắt sóng vào 02:30 sáng ngày hôm sau (riêng VTV4 tiếp tục phát sóng theo múi giờ các châu lục). Đây cũng là năm đầu tiên Logo các kênh VTV từ VTV1 đến VTV5 có đính kèm biểu tượng của Tết Nguyên Đán, cụ thể là biểu tượng hoa đào bên cạnh logo hình tượng con dê.
  • 2004: Các kênh VTV tạm ngừng đổi logo tết, các kênh tách sóng và tắt sóng vào 01:50 sáng ngày hôm sau (riêng VTV4 tiếp tục phát sóng theo múi giờ các châu lục).
  • 2005: Theo chủ trương của VTV, các kênh không thực hiện chương trình cầu truyền hình vào đêm giao thừa (sau chương trình Gặp nhau cuối năm và từ 17:00), mà thay vào đó là các chương trình nghệ thuật, ca nhạc giải trí đặc biệt đón xuân do các ban trong Đài tổ chức ghi hình và phát sóng (riêng Bản tin thời sự đặc biệt lúc 19:00 và sau giao thừa và cầu Truyền hình trực tiếp Không khí đón giao thừa trên khắp cả nước – khoảng từ 10 đến 30 phút trước thời khắc giao thừa vẫn được thực hiện bình thường). Các kênh VTV tách sóng và tắt sóng vào lúc 01:39 sáng ngày hôm sau (riêng VTV4 tiếp tục phát sóng theo múi giờ các châu lục).
  • 2006: Các kênh VTV tách sóng và tắt sóng vào 01:45 sáng ngày hôm sau (riêng VTV4 tiếp tục phát sóng theo múi giờ các châu lục).
  • 2007: Các kênh VTV tách sóng và tắt sóng vào lúc 01:40 sáng ngày hôm sau, riêng VTV3 và VTV4 tiếp tục phát sóng. Đây cũng là năm cuối cùng mà VTV thực hiện cầu truyền hình đặc biệt đêm giao thừa sau chương trình Gặp nhau cuối năm.
  • 2008: Các kênh VTV tách sóng và tắt sóng sau chương trình Thơ xuân Mậu Tý vào lúc 02:00 sáng ngày hôm sau, riêng VTV3 và VTV4 tiếp tục phát sóng.
  • 2009: Các kênh VTV tách sóng và tắt sóng sau Bản tin thời sự đặc biệt sau giao thừa vào lúc 02:10 rạng sáng ngày hôm sau, riêng VTV3 và VTV4 tiếp tục phát sóng.
  • 2010-2014: VTV3 liên tục là kênh đảm nhiệm tín hiệu hòa sóng chính cho các chương trình và cầu truyền hình đón giao thừa Tết âm lịch.
  • 2010: Các kênh VTV đồng loạt hòa sóng từ 17:00, sau đó lần lượt tách sóng và tắt sóng sau Bản tin thời sự đặc biệt sau giao thừa vào lúc 01:30 sáng ngày hôm sau, riêng VTV3 và VTV4 tách sóng và tiếp tục phát sóng.
  • 2011: Theo quy định gốc và thông lệ 2 năm 1 lần (đến 2016 là mỗi năm 1 lần), kênh VTV4 hòa sóng chương trình Chiều cuối năm với VTV1. Các kênh còn lại hòa sóng từ 19:00. VTV4 tách sóng VTV1 lúc 18:45 để phát sóng chương trình đệm và chập vào luồng gốc của kênh VTV3 từ 19:00, các kênh khác lần lượt hoà sóng vào luồng gốc của VTV3 từ 19:00 cùng ngày và đồng loạt tách sóng vào lúc 01:30 ngày hôm sau. Riêng VTV3, VTV4, VTV5 tách sóng và tiếp tục phát sóng.
  • 2012: Theo thông lệ mỗi năm 1 lần, kênh VTV5 hòa sóng chương trình Chiều cuối năm cùng với VTV1 và tách sóng sau Bản tin thời sự đặc biệt sau giao thừa. Các kênh còn lại hòa sóng từ 19:00 cùng ngày đến 01:40 ngày hôm sau.
  • 2013: VTV4 và VTV5 tách sóng VTV1 lúc 18:45 để phát chương trình đệm, sau đó VTV4 chập vào luồng gốc của kênh VTV3 và VTV5 hoà sóng VTV1 trở lại đều từ 19:00. Các kênh VTV giữ nguyên chữ "Trực tiếp" khi phát sóng phần lời chúc tết của chủ tịch nước. VTV4 tách sóng VTV lúc 00:15 để phát sóng các chương trình truyền hình đặc biệt chào đón Tết Nguyên Đán Quý Tỵ 2013 để phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài không có điều kiện đón Tết tại Việt Nam, các kênh còn lại tiếp tục hoà sóng đến 02:00 ngày hôm sau.
  • 2014: Logo các kênh VTV gắn cả hoa đào và mai. Chữ HD ở trên logo VTV khi hòa sóng. VTV5 tách sóng VTV1 lúc 18:50 để phát sóng chương trình đệm, sau đó hòa sóng VTV1 trở lại từ 19:00 và tách sóng sau Bản tin thời sự đặc biệt vào lúc 02:15 ngày hôm sau; VTV4 chập vào luồng gốc của kênh VTV3 từ 19:00 và tách sóng sau phần 1 Đón Tết cùng VTV để phát sóng bản tin đặc biệt nối sóng trực tiếp múi giờ các điểm cầu châu lục trong thời khắc đón giao thừa; các kênh VTV1, VTV2, VTV6 đều đồng loạt hoà sóng vào luồng sạch của kênh VTV3 từ 19:00 cùng ngày đến 01:40 sáng ngày hôm sau; chỉ chập chữ "Trực tiếp" bên dưới logo ở phần khoảnh khắc đêm giao thừa từ 23:46-23:56, thời gian còn lại thì không chập (mặc dù đã được truyền hình trực tiếp).
  • 2015-nay: Các kênh VTV khi phát cầu truyền hình đón giao thừa Tết âm lịch sẽ tắt đồng hồ cùng chữ chương trình vào lúc 23:58 hoặc 23:59 để chuẩn bị đến ngược đón chào năm mới âm lịch và tránh việc lệnh giờ, sau đó bật lại đồng hồ cùng chữ chương trình trước phần chúc Tết của Chủ tịch nước (Riêng năm 2016 thì bật lại đồng hồ cùng chữ chương trình vào lúc 00:11), đồng thời các kênh VTV1, VTV2, VTV3 và VTV6 mỗi năm sẽ luôn phiên thay nhau làm kênh đảm nhận tín hiệu hòa sóng gốc cho các chương trình đón giao thừa Tết âm lịch kèm cầu truyền hình đón giao thừa âm lịch của năm đó.
  • 2015: Tất cả các kênh của VTV đồng loạt hòa sóng từ 17:00. VTV6 nhập thử luồng sạch của VTV1 từ 16:55 và tách sóng lúc 16:56, sau đó nhập vào luồng gốc của VTV1 từ 16:59 và đổi sang logo VTV. Các kênh còn lại lần lượt nhập vào luồng gốc của VTV1 từ 17:00 và đều chập logo VTV trước chương trình Chiều cuối năm, riêng VTV4 tách sóng lúc 23:45 để phát sóng bản tin đặc biệt nối sóng trực tiếp múi giờ các điểm cầu châu lục trong thời khắc đón giao thừa. Các kênh còn lại đồng loạt tách sóng sau chương trình Đón Tết cùng VTV vào lúc 02:00 ngày hôm sau, riêng VTV5 tách sóng sau Bản tin thời sự đặc biệt sau giao thừa vào lúc 02:40.
  • 2016: Logo Tết VTV1, VTV4 gắn cả hoa đào và mai; VTV2, VTV3, VTV5, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV6 và VTV7 gắn hoa đào; VTV8, VTV9 gắn hoa mai. VTV4 dùng lại logo Tết từ 2015 với chút thay đổi nhỏ như rễ cành đào dài ra một chút. Đây cũng là năm cuối cùng chữ HD ở trên logo khi hòa sóng. VTV1, VTV2 và VTV3 hòa sóng vào luồng gốc của kênh VTV6 từ 19:00; VTV4, VTV5 và VTV7 hoà sóng vào luồng sạch của kênh VTV1; VTV8, VTV9 hòa sóng vào luồng sạch của kênh VTV6 và giữ nguyên đồng hồ và không hiện chữ chương trình; VTV5 Tây Nam Bộ hòa sóng trong luồng sạch của kênh VTV5 từ 17:00 ngày 30 Tết đến 05:30 ngày mùng 1 Tết. VTV8 tách sóng sau chương trình Gặp nhau cuối năm để phát chương trình đón giao thừa riêng, VTV4 tách sóng lúc 00:10 và phát riêng chương trình, còn VTV9 bỏ chương trình đón giao thừa riêng để phát đến hết chương trình Đón Tết cùng VTV (lúc này VTV9 đã là kênh truyền hình quốc gia, và từ năm sau đã trở lại với chương trình đón giao thừa riêng tuy không còn là kênh khu vực).
  • 2017: Logo các kênh VTV từ VTV1 đến VTV7 gắn hoa đào; riêng VTV8, VTV9 và VTV5 khu vực gắn hoa mai; đồng thời chữ HD được hạ xuống dưới bên cạnh logo hoà sóng và hoa Tết. VTV5 Tây Nam Bộ, VTV5 Tây Nguyên hòa sóng vào luồng sạch của kênh VTV5 từ 18:00 và giữ nguyên Logo cùng đồng hồ nhưng không hiện chữ chương trình trong khi hòa sóng VTV từ 19:00 ngày 30 Tết đến 01:32 ngày mùng 1 Tết; VTV1 và VTV6 hoà sóng vào luồng gốc của kênh VTV3 từ 19:00, riêng VTV6 chập logo trước bản tin thời sự đặc biệt khoảng 10 giây; VTV2 và VTV5 hòa sóng vào luồng sạch của kênh VTV1, riêng VTV2 chập logo chậm 1 phút vào lúc 19:01 và dùng đồng hồ cùng chữ chương trình riêng của kênh, còn VTV5 thì đã hoà sóng nhầm logo to ở luồng SD và giữ nguyên đồng hồ nhưng không hiện chữ chương trình trong quá trình hòa sóng; VTV4 hòa sóng vào luồng gốc của kênh VTV1 và giữ nguyên đồng hồ có chữ Hà Nội và chữ chương trình của kênh; VTV8 và VTV9 hòa sóng vào luồng sạch của kênh VTV6, có đồng hồ cùng chữ chương trình của VTV3. Do cả nước không bắn pháo hoa đêm giao thừa nên VTV2, VTV4, VTV8, VTV9 tách sóng sau chương trình Gặp nhau cuối năm để phát riêng chương trình và chỉ nhập sóng trở lại ở phần chào cờ cùng lời chúc Tết của chủ tịch nước rồi tách sóng vào lúc 00:05 ngày mùng 1 Tết, VTV6 tách sóng lúc 00:05 ngày mùng 1 Tết để phát sóng chương trình Bước nhảy mùa xuân - Tết Đinh Dậu 2017, VTV7 phát sóng các chương trình Tết của kênh thay vì hòa sóng theo thông lệ hằng năm của VTV, kênh chỉ hòa sóng ở phần chào cờ cùng lời chúc Tết của Chủ tịch nước vào luồng gốc của kênh VTV1 và tắt sóng lúc 00:05. Các kênh VTV1, VTV3 tiếp tục hoà sóng tới 01:33 ngày hôm sau. Riêng VTV5 tách sóng lúc 01:32.
  • 2018: Năm cuối cùng VTV đổi logo vào dịp tết. VTV4 tách sóng VTV1 lúc 18:58 để phát chương trình đệm về Tranh Đông Hồ và hòa sóng trở lại từ 19:00, giữ nguyên đồng hồ có chữ Hà Nội đến 01:01 sáng hôm sau. Các kênh còn lại lần lượt hoà sóng vào luồng gốc của kênh VTV1 từ 19:00 và đều dùng đồng hồ cùng chữ chương trình của VTV1. Riêng VTV6 giữ nguyên chữ chương trình của kênh ở luồng SD, VTV9 tách sóng sau chương trình Gặp nhau cuối năm để phát riêng chương trình đón giao thừa, VTV5 Tây Nguyên tắt đồng hồ lúc 19:01, VTV5 Tây Nam Bộ tắt logo cùng đồng hồ của kênh lúc 19:02 và hòa sóng trong luồng sạch của kênh VTV5 rồi hiện logo Tết 2016 do VTV ở Hà Nội chưa kịp đưa logo 2017-2018 và không hiện chữ “Trực tiếp” khi phát cầu truyền hình trực tiếp giao thừa, VTV5 tắt đồng hồ lúc 19:05. Các kênh VTV2, VTV3 và VTV4 lần lượt bật lại đồng hồ lúc 00:01, VTV8 trong phần cầu truyền hình trực tiếp giao thừa bật chữ trực tiếp dưới logo chậm 1 phút và tách sóng lúc 00:10 ngày mùng 1 Tết và phát riêng chương trình đến 01:15 cùng ngày rồi tắt sóng, các kênh còn lại tiếp tục hòa sóng tới 01:01, riêng VTV7 tách logo nhanh hơn 8 giây và tách sóng lúc 01:01 như các kênh khác.
  • 2019-nay: Các kênh VTV sẽ tắt đồng hồ trước khi hoà sóng khoảng từ 1 đến 2 phút và vào lúc 19:00, các kênh trên sẽ nhập vào luồng có đồng hồ cùng chữ chương trình của kênh đảm nhiệm tín hiệu chính cho chương trình hoà sóng năm đó; sau đó, tất cả các kênh sóng của VTV sẽ chập logo làm 1.
  • 2019: Từ năm này trở đi, VTV dừng việc đính biểu tượng Tết lên logo các kênh trên đài. VTV4 tách sóng VTV1 lúc 18:48 để phát chương trình đệm, sau đó chập vào luồng gốc của VTV2 từ 18:59 và tắt chữ Hà Nội. Các kênh khác lần lượt hòa sóng vào luồng gốc của kênh VTV2 từ 19:00; VTV5 và VTV5 Tây Nguyên hòa sóng vào luồng sạch của kênh VTV6, có đồng hồ và chữ chương trình của VTV2 và VTV5 đã lỡ bật lại đồng hồ của kênh ở dưới đồng hồ của VTV2 lúc 00:02-00:04 trong phần chào cờ và chúc Tết của Chủ tịch nước; VTV5 Tây Nam Bộ hòa sóng vào luồng sạch của kênh VTV5 và không có chữ “Trực tiếp” khi phát cầu truyền hình trực tiếp giao thừa. VTV9 tiếp luồng sóng VTV2 và tách sóng sau chương trình Gặp nhau cuối năm để phát chương trình riêng. VTV8 tiếp luồng sóng VTV1 và tách sóng trước khi khép lại chương trình Tết nghĩa là hy vọng khoảng 4 phút vào lúc 00:52. Các kênh còn lại tách sóng lúc 00:56 rạng sáng ngày mùng 1 Tết.
  • 2020: Sau gần 3 năm tạm dừng hòa sóng chương trình Chiều cuối năm, VTV5 đã hòa sóng trở lại chương trình này cùng với VTV5 Tây Nam BộVTV5 Tây Nguyên, riêng kênh VTV5 Tây Nam Bộ hòa sóng trong luồng sạch của kênh VTV5 và giữ nguyên logo cũng như không có chữ “Trực tiếp” khi phát cầu truyền hình trực tiếp giao thừa. Các kênh VTV4 và VTV5 quốc gia + khu vực hòa sóng vào luồng gốc của kênh VTV1 từ 16:59, có đồng hồ của VTV1 nhưng không hiện chữ chương trình. Sau đó VTV4 tách sóng VTV1 lúc 18:58 để phát chương trình đệm, sau đó nhập vào luồng gốc của VTV3 từ 19:00 cùng ngày đến 00:30 ngày hôm sau. Các kênh còn lại với VTV5 quốc gia + khu vực đều lần lượt hòa sóng vào luồng gốc của kênh VTV3 từ 19:00 cùng ngày đến 00:30 sáng ngày hôm sau và đều dùng đồng hồ cùng chữ chương trình của VTV3. VTV9 tiếp sóng VTV1 và tách sóng sau chương trình thời sự; VTV8 cũng hòa sóng vào luồng gốc của kênh VTV1 và dùng đồng hồ kèm chữ chương trình của VTV3, sau đó tách sóng sau màn bắn pháo hoa cùng lời chúc Tết của Chủ tịch nước và phát riêng chương trình. Các kênh còn lại tiếp tục hòa sóng tới 00:30 ngày hôm sau; riêng VTV7 tắt đồng hồ của kênh chậm hơn lúc 19:11 và sau cầu truyền hình trực tiếp giao thừa vẫn giữ chữ "Trực tiếp" ở logo hòa sóng, sau đó đều lần lượt tách logo lúc 00:28 ở luồng HD và 00:30 ở luồng SD.
  • 2021: VTV6 là kênh đảm nhiệm tín hiệu hòa sóng chính, VTV3 là kênh đảm nhiệm việc phát sóng chính cho đợt hòa sóng lần này.
    • VTV2 và VTV7 hoà sóng vào luồng gốc của kênh VTV6 từ 19:00. VTV3 tách khỏi luồng tín hiệu của trường quay S3 và chuyển sang luồng gốc của kênh VTV6 từ 19:43. VTV1 tách khỏi luồng tín hiệu của trường quay S3 và chuyển sang luồng gốc của kênh VTV6 từ 19:44, sau đó tách sóng lúc 01:00 ngày mùng 1 Tết để phát Bản tin thời sự đặc biệt sau giao thừa và sau đó phát chương trình Cảm hứng bất tận từ 01:36 đến 03:23.
    • VTV8 lần đầu tiên hòa sóng chương trình Chiều cuối năm cùng với VTV1, VTV4, VTV5 quốc gia + khu vực; tiếp sóng VTV1 và tách sóng trước bản tin dự báo thời tiết đầu năm vào lúc 01:33. VTV4 hòa sóng vào luồng sạch của kênh VTV1 từ 17:00 và chuyển sang luồng nội dung của kênh VTV6 từ 19:00, giữ nguyên đồng hồ giờ có chữ Hà Nội và dùng chữ chương trình riêng của kênh; trong chương trình Gặp nhau cuối năm, VTV4 hiện chữ chương trình chậm hơn vào lúc 20:02 nhưng hiện chữ Gặp nhau cuối năm - Xuân Tân Sửu và tắt lúc 20:05 và chỉ bật lại chữ Gặp nhau cuối năm cũng vào 20:05, rồi sau đó không hiện chữ chương trình trong khi phát chương trình Tết Ánh Dương và hiện chữ Mùa đoàn tụ chậm 4 giây, sau đó tắt chữ nhanh hơn các kênh khác 3 giây và tách sóng lúc 01:00 ngày hôm sau.
    • VTV9 tiếp sóng VTV6, đồng thời giữ nguyên logo ở luồng SD và tách sóng sau chương trình Gặp nhau cuối năm để phát riêng chương trình; sau đó hòa sóng trở lại ở phần bắn pháo hoa, chào cờ cùng lời chúc tết của Chủ tịch nước và tách sóng lúc 00:09 ngày mùng 1 Tết.
    • Các kênh VTV5 quốc gia và khu vực đều nhập vào luồng tín hiệu gốc của kênh VTV1 từ 17:00 ngày 30 Tết đến 03:23 ngày mùng 1 Tết, riêng VTV5 Tây Nam Bộ giữ nguyên logo và tắt chữ HD lúc 17:08, sau đó tiếp sóng VTV5 từ 21:29 ngày 30 Tết đến 01:50 ngày mùng 1 Tết.
    • Các kênh VTV2, VTV3, VTV7 tiếp tục hòa sóng vào luồng gốc của kênh VTV6 vào lúc 01:00 và sau đó các kênh lần lượt đổi logo VTV về logo của các kênh sau chương trình giao thừa Tết Tân Sửu 2021. VTV2 tách đồng hồ cùng chữ chương trình của VTV6 lúc 02:32 ngày mùng 1 Tết và vẫn phát chương trình Cảm hứng bất tận đến 02:47. Các kênh còn lại đều lần lượt tách sóng vào lúc 02:47 ngày mùng 1 Tết.