Thảo luận Wikipedia:Bạn có biết/2015/Tuần 24

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Trungda trong đề tài Đề cử
Xem các bài viết đã được chọn: 12

Gợi ý[sửa mã nguồn]

Bài chưa hoàn tất, còn nhiều biển sơ khai, cần chú thích.Việt Hà (thảo luận) 15:51, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Toàn bộ thông tin có thể sử dụng ở đầu bài đều không có nguồn. Damian Vo (thảo luận) 23:09, ngày 4 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Bài đó dịch từ bên tiếng Anh và là danh sách chọn lọc bên en.wiki, nên không lo thiếu nguồn, nhưng người dịch chưa chuyển qua hết những chú thích. Bạn có thể phụ giúp làm nguồn còn thiếu?
Nguồn ổn rồi nhưng ai giúp làm dữ kiện hay cho bcb đây? Việt Hà (thảo luận) 18:03, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Nói dịch từ tiếng Anh thì không hẳn là đúng. Người tạo còn viết thêm khá nhiều dữ liệu không nguồn xác thực, chưa kể toàn bộ dữ liệu bên dưới chưa được dịch thuật mà chép hẳn từ tiếng Anh. Damian Vo (thảo luận) 18:06, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Ko có thông tin gì thực sự đặc biệt. Việt Hà (thảo luận) 17:37, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Không có bất cứ nguồn cho thông tin đáng chú ý nào. Việt Hà (thảo luận) 17:20, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đề cử[sửa mã nguồn]

Tống Khâm Tông[sửa mã nguồn]

Khi đã mất ngôi và thành tù binh nước khác thì việc bị hạ cấp không có gì đáng nói. Chỉ có trường hợp Hán Hiến Đế bị truất làm Sơn Dương công mà khi chết vẫn được Ngụy Minh Đế an táng như thiên tử mới đáng nói.--Trungda (thảo luận) 09:41, ngày 5 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Ý của tôi là thái độ của triều đình Nam Tống, trước kia Huy Tông mất vẫn đưa linh cữu về nam an táng, nhưng đến vụ này thì bặt vô âm tín luôn.thảo luận quên ký tên này là của TT 1234 (thảo luận • đóng góp).
Nếu vậy thì ko cần nói đến chức "Nhất phẩm" khi táng làm gì mà nhấn vào việc "dù Kim đã thả nhưng vua em Tống không đón".--Trungda (thảo luận) 17:41, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Với bạn đọc phổ thông, chức quan này không rõ là lớn hay nhỏ và không nói lên nhiều điều. Vấn đề là khi ở trong tay người Kim thì người Kim đâu muốn thả khi 2 vua Tống còn sống; họ chỉ thả khi các hoàng đế tù binh qua đời. Điều cần nhấn là thái độ của Cao Tông, thì nên tập trung vào những gì Cao Tông làm.--Trungda (thảo luận) 17:41, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Câu của Trungda vẫn trúc trắc quá. Bài này có lẽ để làm bcb lân2 vào cuối tuần tới.Việt Hà (thảo luận) 19:12, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Bởi vì "tấm lòng" của vua em vốn đã trúc trắc quá (mà Tần Cối hiểu nhưng Nhạc Phi ko hiểu) đấy thôi :D.--Trungda (thảo luận) 04:11, ngày 12 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Đồng ý Dùng thông tin này theo TT 1234, với sự sửa đổi nhỏ, tôi thấy dễ hiểu hơn và ấn tượng hơn. Việt Hà (thảo luận) 18:31, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cheek to Cheek Tour[sửa mã nguồn]

Chưa đồng ý Một chuyến lưu diễn thành công được mở rộng đêm diễn là chuyện thường. Có gì lạ ở đây? Damian Vo (thảo luận) 17:47, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Mạnh hoàng hậu[sửa mã nguồn]

1092 phong hoàng hậu tới 1096 bị phế. 1100 phục vị danh hoàng hậu sau đó lại bị phế; khoảng 1127 người Kim lại phục vị hoàng hậu cho bà. Như vậy thì phải 3 lần là hoàng hậu chứ nhỉ?Việt Hà (thảo luận) 15:45, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chính xác ra thì bà 2 lần tại vị và 2 lần bị phế thời Bắc Tống, 1 lần phục vị vị thời Nam Tống. Do đó, viết lại chút câu này cho dễ hiểu hơn:

Đồng ý. Việt Hà (thảo luận) 19:24, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Lưu Thanh Tinh[sửa mã nguồn]

Việc vua sau tôn mẹ hay vợ của vua trước làm hoàng hậu hoặc thái hậu không phải là hiếm, để tỏ thiện chí và sự tôn kính với vua trước (vì thế mới có chuyện nhiều họ ngoại thích cùng tranh đoạt quyền như cuối thời Tây Hán). Nếu trường hợp Lưu hậu được tôn lên thái hậu từ thân phận "chị dâu vua" là cá biệt, thì TT1234 thử tra xem có phải là duy nhất, ít ra là duy nhất của nhà Tống hay không?--Trungda (thảo luận) 17:14, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Theo lệ thái hậu là mẹ vua (có một số trường hợp miễn cưỡng coi là mẹ), chứ không phải là vợ vua trước. Chính xác là trường hợp duy nhất dưới thời Tống, còn thiện chí và tôn kính thì không phải lúc nào cũng có đâu (Tống Thái Tông đối xử với vợ Thái Tổ chẳng hạn), nếu tôn kính thì chỉ vẫn xưng là hoàng hậu, nhưng chêm vài chữ ở đằng trước cho khác với hoàng hậu hiện tại, như Trương Yên vợ Hán Huệ Đế được Văn Đế tôn làm Hiếu Huệ hoàng hậu, Mạnh hoàng hậu gọi là Nguyên Hựu hoàng hậu...--TT 1234 (thảo luận) 11:56, ngày 6 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nước trồi[sửa mã nguồn]

Ngô Khánh Thụy[sửa mã nguồn]

việc đổi từ bộ này qua bộ khác, thì quá thường, trên thế giới có quá nhiều. Thông tin dưới lý thú hơn.--109.91.39.43 (thảo luận) 21:59, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Đúng rồi, nhiều nơi có, đặc biệt tại các nước mà mô hình chính trị ko phải người đứng đầu bộ quốc phòng là 1 tướng lĩnh quân đội có một sự nghiệp dài lâu gắn với nhà binh (như Hoa Kỳ chẳng hạn). Nhưng thông tin [nào cũng] sẽ hấp dẫn người chưa biết, và kém hấp dẫn hơn với người đã biết rồi (giống như ví dụ DHN nói đến ở trên về cụ Giáp). Ngoài ra, câu dưới theo mình cũng bình thường, vì đóng góp của ông Thụy với tư cách Bộ trưởng giáo dục chỉ góp phần (ngay cả góp phần quyết định, thì cũng ko phải chỉ mình ông đóng góp cho thành tựu này của Sing). Thêm nữa trong bài chỉ ghi Báo cáo Ngô Khánh Thụy[21] có tác động lớn đến sự phát triển của hệ thống giáo dục Singapore, chứ ko thấy ở đây cái khái niệm hàng đầu thế giới. Vả lại, câu cũng chưa có nguồn trực tiếp.Việt Hà (thảo luận) 17:37, ngày 11 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
  • ...báo cáo của Bộ trưởng Giáo dục Ngô Khánh Thụy đã góp phần cải cách nền giáo dục Singapore lên hàng đầu thế giới?
Trên thế giới, chuyện bộ trưởng đổi sang nắm bộ khác thì có quá nhiều, chỉ riêng nước Đức đã có ít nhất 3 trường hợp đang là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chuyển sang nắm bộ khác. Ngô Khánh Thụy cũng từng là bộ trưởng nhiều bộ khác nhau. Nếu ngại sự "giáo dục Singapore lên hàng đầu thế giới?" không có nguồn trực tiếp thì dùng câu có nguồn, như dưới đây:.--Langtucodoc (thảo luận) 02:54, ngày 12 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
  • ...báo cáo của Bộ trưởng Giáo dục Ngô Khánh Thụy đã tác động lớn đến sự phát triển của hệ thống giáo dục Singapore, trở thành giỏi (hay là tốt, dịch từ chữ great trong nguồn gốc)?

Bão Ida (1958)[sửa mã nguồn]

We Are Never Ever Getting Back Together[sửa mã nguồn]

Bão Nora (1973)[sửa mã nguồn]

Thông tin này không có gì đặc biệt nếu chỉ là bão đầu tiên trong 3 bão tấn công trong vòng 1 tuần. Thông tin bão này "là xoáy thuận nhiệt đới mạnh thứ ba từng được ghi nhận trong lịch sử" đáng chú ý hơn, nhưng chưa có chú thích.--Trungda (thảo luận) 17:30, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Mấy thông tin nhất nhì ba giờ tôi ngại lắm vì nghe mãi dần cũng ko thấy đặc biệt nữa (chẳng phải đó cũng chính là những lý do khiến đối tượng đủ nổi bật để vào Wiki hay sao?). Ý tưởng của tôi ở đây là tìm sự hấp dẫn của thông tin về "3 cơn bão tấn công Philippines trong 1 tuần", nhưng có thể do cách diễn đạt của câu chưa làm nổi bật ý lên. Có vài "tứ" khác về bão này cũng được, ví dụ như có mấy tâm bão đồng tâm, chuyển động nghịch chiều kim đồng hồ v.v., nhưng do ko có chuyên môn về bão, nên cũng ko rõ mấy thông tin đó có thực sự "lạ" hay ko. Dành cuối tuần vậy. Việt Hà (thảo luận) 17:52, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Đồng ýViệt Hà (thảo luận) 18:11, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Công hội người Hoa Malaysia[sửa mã nguồn]

Đồng ýViệt Hà (thảo luận)