Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu
Địa chỉ
Số 333A4, Đại lộ Đồng Khởi, Phường Phú Tân
, , ,
Tọa độ10°15′21,2″B 106°22′1,3″Đ / 10,25°B 106,36667°Đ / 10.25000; 106.36667
Thông tin
Tên cũTrung-học Công-lập Bến Tre
Trung-học Công-lập Kiến-Hòa
Trung-học Kiến-Hòa
Trung học Tổng Hợp Lạc Long Quân
Trường phổ thông cấp II, III Nguyễn Đình Chiểu A
Trường Phổ thông trung học Nguyễn Đình Chiểu
Trường Trung học chuyên ban Nguyễn Đình Chiểu
LoạiTrường trung học phổ thông
Thành lập15 tháng 12 năm 1954; 69 năm trước (1954-12-15)
Hiệu trưởngCN. Đặng Bửu Truyển (2015 - nay)
Số học sinh> 1.200
Số lớp học30
Bài hát
Thành tíchAnh hùng Lao động Anh hùng Lao động
Huân chương Lao động Huân chương Lao động ×hạng I
Websitehttp://thptndc.edu.vn/
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngCN. Huỳnh Quốc Trung
ThS. Đặng Thị Thùy Dương
ThS. Nguyễn Văn Ngon

THPT Nguyễn Đình Chiểu là một trường THPT công lập tại Bến Tre. Thành lập năm 1954, là ngôi trường trung học phổ thông lâu đời tại tỉnh Bến Tre.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trường được thành lập ngày 15 tháng 12 năm 1954 với tên gọi đầu tiên là Trường Trung học Công Lập Bến Tre. Địa điểm số 21 Lê Quý Đôn, Phường II, Thành phố Bến Tre là cơ sở chính thức của trường trung học công lập đầu tiên của tỉnh. Khuôn viên này từng là trụ sở của trường với tên gọi khác nhau qua các thời kỳ:

Tên trường Thời gian
Trung-học Công-lập Bến Tre 1954 - 1958
Trung-học Công-lập Kiến-Hòa 1958 - 1970
Trung-học Kiến-Hòa 1970 - 1973
Trung học Tổng Hợp Lạc Long Quân 1973 - 1975
Trường phổ thông cấp II, III Nguyễn Đình Chiểu A 1975 - 1978
Trường Phổ thông trung học Nguyễn Đình Chiểu 1978 - 1996
Trường Trung học chuyên ban Nguyễn Đình Chiểu 1996 - 2000
Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu 2000 - nay

Trường Trung-học Công-lập Bến Tre / Kiến-Hòa[sửa | sửa mã nguồn]

  • Từ 1954 đến 1958: Phát triển bậc đệ nhất cấp.
  • Từ 1960 đến 1962: Phát triển bậc đệ nhị cấp.
  • Từ 1962 đến 1975: Trường Trung học hoàn chỉnh, đủ các cấp lớp từ đệ thất đến đệ nhất (lớp 6 đến lớp 12).

Các vị hiệu trưởng: Nguyễn Văn Trinh, Phùng Văn Tài, Nguyễn Đình Phú, Bùi Văn Mạnh, Huỳnh Phú Hiệp, Trần Kim Quế, Phan Thế Chánh.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sau 30 tháng 4 năm 1975: Trường Kiến-Hòa chuyển sang dạy theo chương trình của chế độ mới và đổi tên thành Trung học Phổ thông Nguyễn Đình Chiểu.
  • Năm 1994: trường chuyển về cơ sở mới tại Đại lộ Đồng Khởi, phường Phú Tân, Thành phố Bến Tre đến bây giờ.

Hiệu trưởng qua các thời kỳ[1][sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian Hiệu trưởng Ghi chú
Năm 1954 - 1956 Nguyễn Văn Trinh Trường Trung học Công lập Bến Tre
Năm 1957 - 1958 Phùng Văn Tài Trường Trung học Công lập Bến Tre
Năm 1962 - 1965 Nguyễn Đình Phú Trường Trung học Công lập Kiến Hòa
Năm 1965 Bùi Văn Mạnh Trường Trung học Công lập Kiến Hòa
Năm 1965 - 1966 Huỳnh Phú Hiệp Trường Trung học Công lập Kiến Hòa
Năm 1966 - 1973 Trần Kim Quế Trường Trung học Kiến Hòa
Năm 1970 - 1975 Huỳnh Thành Công Bán công đêm Trường Trung học Kiến Hòa
Năm 1973 - 1975 Phan Thế Chánh Trường Trung học Tổng hợp Lạc Long Quân
Năm 1975 - 1976 Nguyễn Văn Tòng Trưởng Ban điều hành Trường phổ thông cấp II,III Nguyễn Đình Chiểu A
Năm 1976 - 1978 Phan Ngọc Đằng Trường phổ thông cấp II,III Nguyễn Đình Chiểu A
Năm 1978 - 1979 Lê Ngọc Oánh Trường Phổ thông trung học Nguyễn Đình Chiểu
Năm 1979 - 1980 Hoàng Thị Liêu Quyền Hiệu Trưởng Trường Phổ thông trung học Nguyễn Đình Chiểu
Năm 1980 - 2000 NGƯT. Nguyễn Đình Phùng
(Dũng Tiến)
Trường Trung học Chuyên ban Nguyễn Đình Chiểu
Năm 2000 - 2003 NGƯT. Lương Nhân Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu
Năm 2003 - 2014 NGƯT. Nguyễn Ngọc Khánh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu
Năm 2014 - 2015 Bùi Văn Năm Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu
Năm 2015 - nay Đặng Bửu Truyển Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu

Phó hiệu trưởng qua các thời kỳ[2][sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian Phó hiệu trưởng Ghi chú
Năm 1975 - 1980 Lê Văn Trọng Trường phổ thông cấp II,III Nguyễn Đình Chiểu A
Năm 1979 - 1984 Nguyễn Đông Âu Trường Phổ thông trung học Nguyễn Đình Chiểu
Năm 1979 - 1981 Lê Văn Trinh Trường Phổ thông trung học Nguyễn Đình Chiểu
Năm 1979-2000 Lương Nhân Trường Trung học chuyên ban Nguyễn Đình Chiểu
Năm 1979 - 1980 Phan Thị Bé (A) Trường Phổ thông trung học Nguyễn Đình Chiểu
Năm 1984 - 1992 Nguyễn Thị Sang Trường Phổ thông trung học Nguyễn Đình Chiểu
Năm 1986 - 1998 Nguyễn Văn Hạnh Trường Phổ thông trung học Nguyễn Đình Chiểu
Năm 1998 - 2012 Dương Thị Minh Nguyệt Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu
Năm 1999 - 2003 Nguyễn Ngọc Khánh Trường Trung học chuyên ban Nguyễn Đình Chiểu
Năm 2004 - 2010 Nguyễn Thị Triển Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu
Năm 2010 - 2014 Lê Hoàng Minh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu
Năm 2011 - 2015 Đặng Bửu Truyển Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu
Năm 2014 - nay Huỳnh Quốc Trung Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu
Năm 2015 - nay Đặng Thị Thùy Dương Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu
Năm 2017 - nay Nguyễn Văn Ngon Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu

Cơ sở vật chất[sửa | sửa mã nguồn]

Trường có 3 dãy C, D và E bao gồm 24 phòng học, 2 phòng thực hành Tin học, 3 phòng Máy chiếu, 1 phòng phát thanh, 1 phòng thư viện và các phòng thực hành Sinh, Lý, Hóa. Ngoài ra còn có phòng Ngoại ngữ và 2 Hội trường. Các thiết bị giảng dạy đều được trang bị đầy đủ và hiện đại.

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Ban giám hiệu[3][sửa | sửa mã nguồn]

Chức vụ Họ và tên
Hiệu trưởng CN. Đặng Bửu Truyển
Phó Hiệu trưởng CN. Huỳnh Quốc Trung
ThS. Đặng Thị Thùy Dương
ThS. Nguyễn Văn Ngon

Các tổ chuyên môn [4][sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chuyên môn Tổ trưởng
Tổ Toán ThS. Nguyễn Phan Kim Mộng
Tổ Ngữ văn CN. Lê Thị Huệ Hương
Tổ Thể dục - GDQP CN. Nguyễn Quốc Việt
Tổ Hóa học CN. Phan Bích Phượng
Tổ Sử - Địa - GDCD ThS. Trần Thị Bình
Tổ Vật lý CN. Trương Hữu Dũng
Tổ Ngoại ngữ CN. Dương Thị Kim Phượng
Tổ Sinh học - Công nghệ 10 CN. Phạm Thị Trị
Tổ Tin học - Công nghệ 11, 12 CN. Nguyễn Thị Kim Ngân

Phòng ban[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phòng Giáo vụ
  • Phòng Y tế
  • Phòng Hành chính
  • Phòng Máy chiếu
  • Phòng Phát thanh
  • Phòng Truyền thông
  • Phòng Công đoàn
  • Phòng Ngoại ngữ
  • Phòng Bảo vệ
  • Phòng Đoàn
  • Thư viện

Phòng thực hành[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phòng thực hành Hóa
  • Phòng thực hành Sinh
  • Phòng thực hành Lý
  • Phòng thực hành Tin học

Các tổ chức đoàn thể[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đảng bộ
  • Công đoàn
  • Đoàn thanh niên

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tập thể[sửa | sửa mã nguồn]

Cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Học sinh[6][sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngôi trường này, nhiều lớp học sinh đã trưởng thành, hy sinh góp phần vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước. Đến các thế hệ ngày nay, tiếp tục đem hết sức mình xây dựng và bảo vệ thành quả đó và đạt các thành tích cao trên mọi mọi lĩnh vực, nhiệt tình cống hiến cho quê hương đất nước ngày càng phát triển ổn định và bền vững, trong đó nhiều học sinh có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ, các nhà khoa học trong và ngoài nước, nhiều học sinh đang giữ những trọng trách trong hàng ngũ lãnh đạo của ĐảngNhà nước, trong các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trong các trường phổ thông, trong các doanh nghiệp, cơ quan ban ngành.

Tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, bồi dưỡng văn thể mỹ cho học sinh thông qua các câu lạc bộ ngoại khoá với nội dung cụ thể, phù hợp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm. Đẩy mạnh việc thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: sinh hoạt dưới cờ, hội thi, chuyên đề, giao lưu,… tỉ lệ học sinh hạnh kiểm khá, tốt hàng năm đạt trên 98%. Tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh được ổn định và phát triển bền vững, luôn đứng tốp đầu các trường THPT trong tỉnh.

Về công tác tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật từ năm 2012 đến nay, số lượng dự án duy trì hàng năm, chất lượng dự án ngày càng được nâng cao trong 2 năm gần đây. Năm học 2016 - 2017, 2017 - 2018 đạt giải I tập thể và đạt 2 giải III cấp quốc gia, năm 2018 - 2019 đạt giải I tập thể, 2 giải II, 1 giải IV cấp quốc gia.

Hàng năm tỉ lệ học sinh đậu vào Đại học, Cao đẳng được ổn định và phát triển, bình quân đạt tỉ lệ trên 85% ( trong đó > 50% đỗ vào các trường Đại học tốp đầu như Đại học quốc gia TPHCM, Y, dược, kinh tế…). Kết quả thi tốt nghiệp THPT nhiều năm liền đạt tỉ lệ 100%

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Hiệu trưởng qua các thời kỳ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ “Phó hiệu trưởng qua các thời kỳ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ “Giới thiệu Ban giám hiệu”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ “Các tổ chuyên môn”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động
  6. ^ “Giới thiệu thành tích học sinh”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]