Vicenza

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vicenza
—  Comune  —
Città di Vicenza
Các hình ảnh: Villa Capra "La Rotonda", đền cổ ở công viên Querini, toàn cảnh thành phố từ Monte Berico, Quảng trường Signori và Vương cung thánh đường Phục Hưng Palladio.
Các hình ảnh: Villa Capra "La Rotonda", đền cổ ở công viên Querini, toàn cảnh thành phố từ Monte Berico, Quảng trường Signori và Vương cung thánh đường Phục Hưng Palladio.

Hiệu kỳ
Vị trí của Vicenza
Map
Vicenza trên bản đồ Ý
Vicenza
Vicenza
Vicenza trên bản đồ Veneto
Vicenza
Vicenza
Vị trí của Vicenza tại Ý
Quốc giaÝ
VùngVeneto
TỉnhVicenza (VI)
FrazioniAnconetta, Bertesina, Bugano, Campedello, Casale, Debba, Longara, Maddalene, Ospedaletto, Polegge, San Pietro Intrigogna, Santa Croce, Tormeno
Chính quyền
 • Thị trưởngAchille Variati (Đảng Dân chủ)
Diện tích[1]
 • Tổng cộng80 km2 (30 mi2)
Độ cao39 m (128 ft)
Dân số (31 tháng 12 năm 2010)[3]
 • Tổng cộng115.927
 • Mật độ1,400/km2 (3,800/mi2)
Tên cư dânVicentini
Múi giờCET (UTC+1)
 • Mùa hè (DST)CEST (UTC+2)
Mã bưu chính36100
Mã điện thoại0444
Thành phố kết nghĩaPforzheim, Annecy, Cleveland, Osijek, Burgos sửa dữ liệu
Thánh bảo trợMadonna of Monte Berico
Ngày thánh8 tháng 9
Trang webWebsite chính thức
Thành phố Vicenza và các biệt thự do Palladio thiết kế tại Veneto
Di sản thế giới UNESCO
Tiêu chuẩnVăn hóa: i, ii
Tham khảo712
Công nhận1994 (Kỳ họp 18)
Mở rộng1996

Vicenza (tiếng Ý: [viˈtʃɛntsa] ; tiếng Veneto: Vicensa [viˈtʃeŋsa]) là một thành phố nằm tại tỉnh Vicenzavùng Veneto, đông bắc Ý. Vicenza nằm bên bờ sông Bacchiglione và là thủ phủ tỉnh Vicenza. Thành phố nằm về phía tây Venezia khoảng khoảng 60 km và về phía đông của Milano 200 km.

Đây là một thành phố thịnh vượng và đa văn hóa, với một lịch sử và văn hóa phong phú, là nơi có nhiều bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, quảng trường, dinh thự, nhà thờ, cung điện thời Phục Hưng. Cùng với Các biệt thự do Palladio thiết kế ở Veneto nằm ở xung quanh nhà hát Olympic nổi tiếng của ông, thì "thành phố của Palladio" đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1994.[4]

Tính đến tháng 12 năm 2008, thành phố có dân số là 115.927 người[5] và dân số toàn vùng đô thị là 270.000 người. Vicenza là trung tâm công nghiệp lớn thứ ba của Ý về giá trị xuất khẩu, và là một trong những thành phố giàu có nhất của Ý,[4] phần lớn là nhờ vào ngành dệt may sử dụng hàng chục ngàn người. Ngoài ra, một phần năm lượng vàng và trang sức của đất nước làm tại Vicenza, đóng góp rất lớn vào kinh tế của thành phố. Một lĩnh vực quan trọng khác là sản xuất linh kiện và kỹ thuật máy tính. Vicenza chính là quê hương của nhà đồng phát minh ra bộ vi xử lý máy tính, Federico Faggin.[6]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vicenza từng được định cư bởi nhóm bộ tộc Euganei và sau đó là Paleo-Veneti trong thế kỷ thứ 3 và 2 TCN.[7] Người La Mã đã liên minh với Paleo-Veneti chống lại các bộ lạc người Celt sinh sống ở phía tây bắc Ý. Sự hiện diện của người La Mã tăng dần theo thời gian và những người Paleo-Veneti (có nền văn hóa Etruscan và Hy Lạp) dần bị đồng hóa. Vào năm 157 TCN, thành phố là một trung tâm La Mã trên thực tế với tên gọi là Vicetia hoặc Vincentia, nghĩa là "chiến thắng".

Những người Vicetia nhận được quyền công dân La Mã. Nó được biết đến với nền nông nghiệp, những công trình gạch, mỏ đá cẩm thạch và ngành công nghiệp len có tầm quan trọng như là một điểm quan trọng trên con đường từ Mediolanum đến Aquileia, nhưng sau đó dần bị lu mờ bởi thành phố Patavium gần đó. Nó là một trong số ít những thành phố La Mã còn xót lại với ba trong số những cây cầu bắc qua sông Bacchiglione và Retrone có từ thời La Mã và các vòm, cầu máng nước.

Sự suy giảm trong thời kỳ Đế quốc Tây La Mã, Herules, Vandal, Alaric của Visigoth, và Hung dẫn đến thành phố bị bỏ hoang nhưng sau đó đã phục hồi khi người Ostrogoth chinh phục vào năm 489 trước khi thuộc Đế quốc Đông La Mã. Vicenza là một thành phố quan trọng của Bologna và sau đó là một trung tâm của người Frank. Nhiều tu viện dòng Biển Đức từ thế kỷ 6 được xây dựng tại đây.

Năm 899, thành phố bị phá hủy bởi những kẻ Magyar.Năm 1001, Otto III đã trao lại chính quyền của thành phố cho giám mục, và nó đã có cơ hội phát triển để sau đó tách khỏi chính quyền giám mục. Thành phố tham gia tích cực vào Liên minh với Verona và chủ yếu là trong Liên minh Lombard (1164-1167) chống lại Hoàng đế Frederick I Barbarossa buộc Padova và Treviso tham gia, đứng đầu là Ezzelino III. Tuy nhiên khi hòa bình được lập lại, Vicenza vấp phải tranh chấp với Padova trong quá khứ, Bassano và các thành phố khác đã đổi mới, cùng với tranh chấp phe phái nội bộ giữa Vivaresi nhà Ghibellines và Maltraversi nhà Guelphs (Cuộc chiến Guelphs và Ghibellines).

Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]

"Vicenza, Thành phố của Palladio" được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994. Đến năm 1996, di sản này được mở rộng bao gồm thêm các công trình của Palladio nằm bên ngoài thành phố thuộc Veneto để trở thành Thành phố Vicenza và các biệt thự do Palladio thiết kế ở Veneto.

Các tác phẩm của Palladio[sửa | sửa mã nguồn]

Vicenza là nơi có 23 tòa nhà được thiết kế bởi Palladio. Có thể kể đến một số công trình nổi bật nhất như:

Địa điểm khác[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Superficie di Comuni Province e Regioni italiane al 9 ottobre 2011”. Viện Thống kê Quốc gia. Truy cập 16 tháng 3 2019. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  2. ^ “Popolazione Residente al 1° Gennaio 2018”. Viện Thống kê Quốc gia. Truy cập 16 tháng 3 2019. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  3. ^ “Comune di Vicenza: Statistiche di Dicembre 2010”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2011.
  4. ^ a b Frommer's Northern Italy: Including... - Google Books
  5. ^ Data from Comune di Vicenza Lưu trữ 2011-09-28 tại Wayback Machine.
  6. ^ “Federico Faggin - Engineering and Technology History Wiki”. Ieeeghn.org. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  7. ^ Pearce, M., R. Peretto, P. Tozzi, DARMC, R. Talbert, S. Gillies, J. Åhlfeldt, J. Becker, T. Elliott. “Places: 393513 (Vicetia)”. Pleiades. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]