Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2017/04

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 4 năm 2017
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Thiết giáp hạm tiền-dreadnought

Thiết giáp hạm USS Texas, chế tạo năm 1892, là thiết giáp hạm đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ. Ảnh màu Photochrom được chụp vào khoảng năm 1898.
Thiết giáp hạm USS Texas, chế tạo năm 1892, là thiết giáp hạm đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ. Ảnh màu Photochrom được chụp vào khoảng năm 1898.

Thiết giáp hạm tiền-dreadnought là thuật ngữ được dùng chung để chỉ mọi kiểu thiết giáp hạm đi biển được chế tạo từ giữa thập niên 1890 cho đến năm 1905. Thiết giáp hạm tiền-dreadnought thay thế cho các tàu chiến bọc sắt của thập niên 18701880. Được chế tạo bằng thép và có lớp vỏ giáp bảo vệ làm bằng thép tôi, thiết giáp hạm tiền-dreadnought mang một dàn hỏa lực chính bao gồm pháo hạng nặng bố trí trên những tháp pháo xoay, được hỗ trợ bởi một hoặc nhiều dàn pháo hạng hai nhẹ hơn. Chúng được vận hành bằng động cơ hơi nước ba buồng bành trướng đốt than. Sự tương tự về kiểu dáng của thiết giáp hạm trong những năm 1890 được nhấn mạnh bởi số lượng gia tăng các tàu chiến được chế tạo. Các thế lực hải quân mới như Đức, Nhật BảnHoa Kỳ bắt đầu gầy dựng hạm đội tiền-dreadnought của riêng họ, trong khi hạm đội các nước Anh, PhápNga được bành trướng để đối phó với các mối đe dọa mới. Trận đụng độ quyết định giữa các hạm đội tiền-dreadnought đối địch đã diễn ra giữa Nga và Nhật Bản trong trận Tsushima ngày 27 tháng 5 năm 1905. Dreadnought tiếp nối xu hướng thiết kế thiết giáp hạm có pháo hạng nặng lớn hơn có tầm bắn xa, bằng cách áp dụng sơ đồ 'toàn pháo lớn' với mười khẩu pháo BL 305 mm (12 inch) và kiểu động cơ turbine hơi nước đổi mới khiến cho nó nhanh hơn. Nhưng cho dù đã lạc hậu, thiết giáp hạm tiền-dreadnought vẫn đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và vài chiếc vẫn phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai ở những vai trò phụ trợ. [ Đọc tiếp ]

Casablanca (phim)

Áp phích phim do Bill Gold thiết kế
Áp phích phim do Bill Gold thiết kế

Casablanca là một bộ phim chính kịch lãng mạn của Hoa Kỳ năm 1942. Phim do đạo diễn Michael Curtiz dàn dựng, dựa trên kịch bản sân khấu Everybody Comes to Rick's của Murray Burnett và Joan Alison. Phim có diễn xuất của Humphrey Bogart, Ingrid Bergman, Paul Henreid, Claude Rains, Conrad Veidt, Sydney Greenstreet, Peter Lorre và Dooley Wilson. Lấy bối cảnh giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, Casablanca đề cập tới một người đàn ông bị giằng xé bởi lựa chọn khó khăn giữa tình yêu dành cho một người phụ nữ và trách nhiệm giúp cô cùng chồng—là một lãnh tụ kháng chiến người Tiệp Khắc—thoát khỏi Maroc, lúc này thuộc quyền quản lý của chính quyền Vichy Pháp thân Đức Quốc xã. Quá trình ghi hình chính bắt đầu từ ngày 25 tháng 5 năm 1942, kết thúc ngày 3 tháng 8; hầu hết bộ phim quay tại Warner Bros. Studios, Burbank, với chỉ một cảnh quay ở Sân bay Van Nuys, Los Angeles. Được đưa ra rạp công chiếu sớm nhằm tận dụng sự kiện quân Đồng minh tấn công Bắc Phi, phim công chiếu lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 11 năm 1942 tại Thành phố New York và ra mắt tại Mỹ vào ngày 23 tháng 1 năm 1943. Tại giải Oscar lần thứ 16, phim chiến thắng 3 hạng mục: "Phim hay nhất", "Đạo diễn xuất sắc nhất" (Curtiz) và "Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất" (anh em nhà Epsteins và Koch). Trải qua thời gian, bộ phim tiếp tục được đánh giá cao và nó được coi là một trong những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Hollywood với nhiều câu thoại, hình tượng nhân vật và phần nhạc phim đã trở thành mẫu mực trong lịch sử điện ảnh. [ Đọc tiếp ]

Boeing 767

Boeing 767 là loại máy bay phản lực thân rộng hai động cơ, có kích cỡ từ vừa đến lớn và bay tầm xa, do Boeing Commercial Airplanes chế tạo. Nó là loại máy bay thân rộng hai động cơ đầu tiên của Boeing và cũng là loại máy bay đầu tiên được hãng này trang bị buồng lái màn hình hiển thị dành cho hai phi công. Boeing 767 sử dụng hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt, cánh đuôi truyền thống và thiết kế cánh siêu tới hạn nhằm giảm sức cản không khí. Theo thiết kế, 767 có thể chở từ 181 đến 375 hành khách trên quãng đường bay từ 7.130 đến 11.825 km, tùy thuộc vào các biến thể khác nhau. Ngoài ra, nhờ được phát triển vào cùng thời điểm, Boeing 767 và loại máy bay thân hẹp hai động cơ là Boeing 757 có chung nhiều thiết kế và tính năng, cho phép các phi công sử dụng cùng loại giấy phép để điều khiển cả hai. Boeing 767 có nhiều phiên bản với chiều dài khác nhau. 767-200 bắt đầu hoạt động vào năm 1982, theo sau nó là mẫu 767-300 vào năm 1986 và mẫu 767-400ER vào năm 2000. Các phiên bản tầm bay mở rộng gồm có 767-200ER và 767-300ER được đưa vào hoạt động trong các năm 1984 và 1988 theo thứ tự, còn phiên bản chở hàng là mẫu 767-300F bắt đầu bay vào năm 1995. 767 được trang bị các động cơ phản lực cánh quạt General Electric CF6, Pratt & Whictney JT9D, Pratt & Whitney PW4000 hoặc Rolls-Royce RB211. Vào những năm 90, 767 là loại máy bay thông dụng nhất trên các chuyến bay xuyên đại dương nối Bắc Mỹ với châu Âu. [ Đọc tiếp ]

Đà Lạt

Nhà ga Đà Lạt

Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sỹ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố 206 ngàn dân, đô thị loại một trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng. Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. [ Đọc tiếp ]

Mặt Trời

Mặt Trời

Mặt Trờingôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời. Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất. Trong một năm, khoảng cách này thay đổi từ 147,1 triệu kilômét ở điểm cận nhật (khoảng ngày 3 tháng 1), tới xa nhất là 152,1 triệu kilômét ở điểm viễn nhật (khoảng ngày 4 tháng 7). Năng lượng Mặt Trời ở dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái Đất thông qua quá trình quang hợp, và điều khiển khí hậu cũng như thời tiết trên Trái Đất. Thành phần của Mặt Trời gồm hydro (khoảng 74% khối lượng, hay 92% thể tích), heli (khoảng 24% khối lượng, 7% thể tích), và một lượng nhỏ các nguyên tố khác, gồm sắt, nickel, oxy, silic, lưu huỳnh, magiê, carbon, neon, canxi, và crom. Mặt Trời có hạng quang phổ G2V. G2 có nghĩa nó có nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 5.778 K (5.505 °C) khiến nó có màu trắng, và thường có màu vàng khi nhìn từ bề mặt Trái Đất bởi sự tán xạ khí quyển. Chính sự tán xạ này của ánh sáng ở giới hạn cuối màu xanh của quang phổ khiến bầu trời có màu xanh. Quang phổ Mặt Trời có chứa các đường ion hoá và kim loại trung tính cũng như các đường hydro rất yếu. [ Đọc tiếp ]