Út Trà Ôn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Nhân dân
Út Trà Ôn
Biệt danhĐệ nhất danh ca
Vua vọng cổ
Tên khácMười Út
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thành Út
Ngày sinh
(1919-05-23)23 tháng 5, 1919
Nơi sinh
Trà Ôn, Vĩnh Long, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
13 tháng 8, 2001(2001-08-13) (82 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh
An nghỉChùa Nghệ Sĩ
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên sân khấu
Gia đình
Nguyễn Thị Bích Thủy
Con cái
Nguyễn Bích Phượng
Lĩnh vực
  • Cải lương
  • Tân nhạc
Khen thưởngHuy chương Vì sự nghiệp sân khấu
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1988)
Nghệ sĩ Nhân dân (1997)
Sự nghiệp âm nhạc
Dòng nhạcVọng cổ
Hợp tác với
Tác phẩmTình anh bán chiếu
Đài hoa dâng Bác
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1937–2001
Vai diễnHai Thành trong Đời cô Lựu

Út Trà Ôn (191913 tháng 8 năm 2001) là nghệ sĩ cải lương tài danh. Ông tên thật là Nguyễn Thành Út, tên thường gọi trong gia đình là Mười Út (vì ông là người con thứ 10 và cũng là con út). Ông sinh tại ấp Đông Phú, làng Đông Hậu, quận Trà Ôn, xưa thuộc tỉnh Cần Thơ, nay thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 16 tuổi, anh thanh niên Mười Út với lòng đam mê nghệ thuật cải lương học hát tại làng quê. Quê hương của ông cũng là một vùng đất nổi tiếng với nghệ thuật cải lương.

Năm 1937, Mười Út được người quen giới thiệu với Đài phát thanh Sài Gòn và từ đó chính thức có nghệ danh Út Trà Ôn. Giọng ca truyền cảm, ấm áp, chân thành, đậm chất miền Tây Nam Bộ của ông được giới thiệu trên làn sóng điện đã nhanh chóng được đông đảo thính giả yêu chuộng. Bản vọng cổ đầu tiên ông ca trên đài là bản: "Thức trót canh thâu". Với niềm đam mê nghệ thuật và khả năng ca diễn xuất sắc, Út Trà Ôn thường xuyên góp tiếng hát cho Đài phát thanh, thu âm cho các hãng băng đĩa. Đặc biệt, với giọng ca đặc biệt của mình, ông đã góp phần nâng cao uy tín cho hãng đĩa ASIA với bài vọng cổ "Tôn Tẩn giả điên" gồm có 20 câu, là một sáng tác của vị Yết-Ma (tu sĩ Phật giáo).

Năm 1942, ông lần lượt biểu diễn cho các gánh cải lương như: Hề Lập, Thanh Long, Tiến Hóa, Mộng Vân, Sao Mai, Thanh Minh...

Năm 1954, ông lập gánh hát Kim Thanh, đây là lần đầu tiên ông làm bầu 1 đại bang danh tiếng lừng lẫy lúc bấy giờ và cho đến ngày nay vẫn còn nhiều nghệ sĩ cao tuổi nhắc đến. Lúc ấy, đại bang này có nhiều nghệ sĩ tên tuổi lớn ví dụ như: Thanh Tao, Kim Chưởng, Thuý Nga cùng làm giám đốc.

Năm 1960, Út Trà Ôn cộng tác với đoàn Thủ Đô (chủ nhân của đoàn này là ông Phan Văn Bản và đồng thời là chủ nhân của hãng dĩa Hoành Sơn)

Năm 1962, Út Trà Ôn và người bạn thân là nghệ sĩ Hoàng Giang (cũng là tên tuổi lớn) lập gánh Thống Nhứt, rồi cộng tác với các đoàn như: Dạ Lý Hương, Thái Dương, Quốc Thanh, Hương Dạ Thảo, Phương Bình, Thanh Hải, Tân Hoa Lan, Kim Chung…

Sau ngày 30/4/1975, ông cộng tác với đoàn cải lương Sài Gòn 1, Trần Hữu Trang và sau đó là Sân khấu Tài Năng hay còn gọi là đoàn 2-84.

Ông từ trần ngày 13 tháng 8 năm 2001 tại Thành phố Hồ Chí Minh, an táng tại Chùa Nghệ Sĩ, Quận Gò Vấp. Hưởng thọ 82 tuổi.[1]

Mộ Út Trà Ôn tại nghĩa trang chùa Nghệ Sĩ, Gò Vấp

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1997: Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và Huy chương Vì sự nghiệp sân khấu vì những đóng góp của ông cho nghệ thuật cải lương.

Các vai diễn nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Cải lương[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cung đàn trên sông lạnh
  • Đời cô Lựu (vai Võ Minh Thành)
  • Kiều Nguyệt Nga (vai Kiều Công)
  • Kim Vân Kiều
  • La Thành thọ tiễn
  • Lưu Bình – Dương Lễ
  • Mười lăm năm ly hận (vai Minh)
  • Nạn con rơi (vai ông Phú)
  • Ngao Sò Ốc Hến (vai Trùm Sò)
  • Nguyên soái bán vợ
  • Nửa bản tình ca
  • Quân vương và thiếp
  • Sân khấu về khuya (vai Quốc Sơn)
  • Thái tử A Xà Thế (vai Đức Thế Tôn)
  • Thằng điên vùng bến Hạ (vai Xuyên Hạ)
  • Thuyền ra cửa biển (vai Diệp Chấn Phong)
  • Tiếng hát Muồng Tênh
  • Tuyệt tình ca (vai ông cò Hương)

Các bài vọng cổ nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Bằng giọng hát ấm và ngọt, nghệ sĩ Út Trà Ôn nổi tiếng với rất nhiều bài vọng cổ. Ông được khán giả ái mộ với những vở cải lương. Rất nhiều bài vọng cổ cho đến ngày nay vẫn còn đọng lại ít nhiều ký ức và tình cảm trong lòng người mộ điệu:

  • Đài hoa dâng Bác (Tác giả: Trần Nam Dân)
  • Về lại với sông Trà (Tác giả: Hồng Mão)
  • Tháng Mười ngôi sao đỏ (Tác giả: Trần Nam Dân)
  • Ba giờ khuya (Tác giả: NSND Viễn Châu)
  • Chuyến đò vỹ tuyến (Tân nhạc: Lam Phương; cổ nhạc: NSND Viễn Châu)
  • Chiếc nón bài thơ (Tác giả: NSND Viễn Châu)
  • Đời (Tác giả: NSND Viễn Châu)
  • Gánh chè khuya (Tác giả: NSND Viễn Châu)
  • Kiều Phong A Tỷ (Tác giả: Yên Trang)
  • Ông lão chèo đò (Tác giả: NSND Viễn Châu)
  • Thích ca tầm đạo (Tác giả: NSND Viễn Châu)
  • Tình anh bán chiếu (Tác giả: NSND Viễn Châu)
  • Tình người phu xe (Tác giả: NSND Viễn Châu)
  • Vĩnh biệt (Tân nhạc: Lam Phương; cổ nhạc: NSND Viễn Châu)

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Út Trà Ôn lập gia đình với bà Nguyễn Thị Bích Thủy (1931 - 2016) và có 7 người con, riêng có Bích Phượng là theo nghiệp ca hát.[2] Dòng nhạc cô thể hiện là những làn điệu dân ca Nam Bộ.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Vĩnh biệt NSND Út Trà Ôn”. Báo Người lao động. 14 tháng 3 năm 2001. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2001.
  2. ^ Thanh Hiệp (3 tháng 8 năm 2016). “Vợ của cố "Đệ nhất danh ca" Út Trà Ôn qua đời”. Người Lao Động.
  3. ^ Thanh Hiệp (12 tháng 3 năm 2019). “Ca sĩ Bích Phượng: "Cha làm thầy, con không thể đốt sách". Người Lao Động.