Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trường Đại học Hà Tĩnh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Thêm liên kết dưới Liên kết ngoài hoặc Tham khảo Thêm một hay nhiều mục vào danh sách Soạn thảo trực quan
Dòng 138: Dòng 138:
== Liên kết ngoài ==
== Liên kết ngoài ==
* [http://www.htu.edu.vn Website chính thức của Đại học Hà Tĩnh]
* [http://www.htu.edu.vn Website chính thức của Đại học Hà Tĩnh]
*[https://hatinh.cleverjunior.vn Trung tâm tiếng Anh Clever Junior Hà Tĩnh]


{{sơ khai Hà Tĩnh}}
{{sơ khai Hà Tĩnh}}

Phiên bản lúc 08:09, ngày 12 tháng 5 năm 2021

Trường Đại học Hà Tĩnh cơ sở I tại phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh.

Trường Đại học Hà Tĩnh (tên giao dịch quốc tế là Ha Tinh University) là một trường đại học địa phương được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập vào ngày 19 tháng 3 năm 2007 tại thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Lễ công bố chính thức thành lập trường đã được tổ chức ngày 10 tháng 5 năm 2007 với sự có mặt của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng. Tr­ường Đại học Hà Tĩnh là một trư­ờng công lập, đa cấp, đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nư­ớc nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.

Tường Đại học Hà Tĩnh có sứ mệnh là trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức khoa học, công nghệ; trung tâm giao lưu văn hóa và thúc đẩy hợp tác quốc tế, hữu nghị giữa các dân tộc trên toàn thế giới của tỉnh Hà Tĩnh, khu vực miền Trung, cả nước, trong khu vực và trên phạm vi quốc tế. Trường cung cấp dịch vụ giáo dục trọn đời, định hướng đào tạo tập trung vào nâng cao năng lực và phẩm chất của người học, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng CNTT, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, khởi nghiệp, lập nghiệp, đào tạo người học trở thành công dân toàn cầu, đáp ứng nhu cầu đào tạo học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình, học để làm người, nhằm đào tạo nhân tài, đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, đảm bảo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người học Việt Nam và quốc tế trên phạm vi toàn cầu.

Trường tiếp tục mở rộng hợp tác đào tạo với các địa phương của Lào như thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Salavan, Khăm Muộn, Chăm Pa Sắc, Hủa Phăn, Xế Kong, Xiêng Khoảng, Xapanakhet, Bolykhamxay và Attapư; hợp tác đào tạo và trao đổi giảng viên, sinh viên với các trường đại học của Lào, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Canada và Hoa Kỳ.

Trường tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học uy tín trên thế giới để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo giao lưu văn hóa giữa giảng viên, sinh viên của trường với các nước trên thế giới. Hàng năm, trường đón nhiều đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế, và các trường đại học, viện nghiên cứu vào làm việc nhằm mở rộng quan hệ hợp tác và giao lưu văn hóa: như đoàn Phó Thủ tướng Lào, Đại sứ Singapore, Đại sứ Israel, Đại sứ Lào tại Việt Nam, Trưởng Đại diện Văn phòng Văn hóa Đài Loan tại Việt Nam, Đoàn chuyên gia sứ quán Canada, Đoàn Sứ Quán Ấn Độ, Tổ chức Hợp tác và giao lưu văn hóa Hàn Quốc - Hiệp hội Trao đổi Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp hội Giám đốc Kinh doanh Anh, các trường đại học của Hoa Kỳ như Đại học Loyola Chicago, Đại học Bang Portland, Đại học Wyoming, Đại học Georgia, Đại học Baylor, Đại học Illinois Wesleyan; Trường Đại học Trinity Western của Cannada, Đại học Đức Martin Luther University Halle Wittenberg, ĐH Kinh doanh quốc tế Scandinavia của Thủy Điển, ĐH kinh tế - pháp luật Maxcơva của Liên Bang Nga; trường đại học Hàn Quốc như Trường Đại học Gyeongsang, Đại học Giao thông Vận tải Quốc gia Hàn Quốc, Trường cao đẳng Yeung Jin; các trường Đại học của Lào như Đại học Quốc gia Lào, Trường Đại học Savanakhet; các trường Đại học Thái Lan như Đại học Chulalongkorn, Đại học Nakhon Phanom, Kasetsart, Khon Kaen của Thái Lan, các trường đại học Đài Loan như Đại học Nanhua, Đại học Meiho, Đại học Vân Lâm, Đại học KHKT Bình Đông, Đại học Minh Truyền, Đại học Shu Te, Đại học Minh Trí, Học viện Công nghệ Đại Đồng, Viện Giáo dục Kỹ thuật và Dạy Nghề Đài Loan...

Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học

Trong 60 năm xây dựng và phát triển của Trường Đại học Hà Tĩnh, đã có gần 15000 sinh viên hệ chính quy, khoảng 10000 học viên hệ vừa làm vừa học, gần 1000 học viên cao học và 4000 lưu học sinh Lào  được Nhà trường đào tạo các khối ngành: Sư phạm, kinh tế - Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật – Công nghệ, Khoa học Tự nhiên, Xã hội Nhân văn, Ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung, Tiếng Việt), Nông nghiệp. Trường Đại học Hà Tĩnh đã thực sự trở thành địa chỉ đào tạo tin cậy, được người học, phụ huynh và toàn thể cộng đồng xã hội tin tưởng và trân trọng.

Với gần 7.000 học sinh, sinh viên đang theo học 56 mã ngành đào tạo ở các bậc từ tiểu học tới đại học và sau đại học, trường Đại học Hà Tĩnh đã xây dựng một môi trường giáo dục quốc tế năng động và sáng tạo, nhằm cung cấp các trải nghiệm học tập trọn đời, với sự tham gia của gần 2.000 sinh viên quốc tế đến từ Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Canada và Hoa Kỳ, cùng với hệ thống trường song ngữ, chất lượng cao, đa cấp từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông theo chuẩn Cambridge, tích hợp, liên thông, mềm dẻo, linh hoạt để tạo điều kiện tốt nhất cho các em có cơ hội vào thẳng các trường đại học trong nước và quốc tế.

Trường tuyển sinh các ngành: Giáo dục Chính trị, Sư phạm Toán, Sư phạm Lý, Sư phạm Hóa, Sư phạm Tiếng Anh, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, QTDV du lịch và lữ hành, Luật, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ thông tin, Khoa học môi trường, Khoa học cây trồng, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc.

Các ngành đào tạo nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng: Kỹ thuật điện, điện tử, Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ vật liệu, CN kỹ thuật hóa học, Công nghệ chế tạo máy, Kỹ thuật nhiệt, CNKT điều khiển tự động hóa, CNKT điện, điện tử, Kiến trúc, Kỹ thuật công trình xây dựng, Xây dựng dân dụng và công nghiệp,  Xây dựng cảng, đường thủy, Kỹ thuật công trình biển, Công nghệ kỹ thuật môi trường

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nhà trường đã có những giải pháp đồng bộ để khuyến khích nghiên cứu khoa học trong giảng viên và sinh viên. Nhiều đề tài nhà nước, cấp tỉnh, cấp bộ, và cấp trường, công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt giải thưởng cấp quốc gia đã bổ sung vào hệ thống tư liệu nội sinh, giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo, tham khảo, từ điển, phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập của trường.

Trong năm 2017, trường phối hợp với các trường đại học trong nước và trên thế giới như trường Đại học Loyola Chicago, trường Đại học Bang Portland, trường Đại học Wyoming, trường Đại học Georgia, trường Đại học Baylor, trường Đại học Illinois Wesleyan, trường Đại học Quốc gia Lào, và trường Đại học Nakhonphanom để tổ chức các hội thảo quốc tế ở Việt Nam và Thái Lan về biến đổi khí hậu, quản lý môi trường, phát triển du lịch và phát triển bền vững.

Tri thức - Đổi mới - Sáng tạo - Khởi nghiệp - Tiên phong

Chương trình học được thiết kế theo hướng tích hợp, liên thông, hướng nghiệp, cơ động, linh hoạt, để đào tạo người học phát triển toàn diện, trở thành công dân toàn cầu, có khả năng làm việc, thích ứng trong môi trường quốc tế thường xuyên thay đổi. Sinh viên được học tập theo phương pháp giảng dạy tích cực, tự học dưới sự hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên liên tục của các thầy cô, tập trung vào trải nghiệm học tập trong cả quá trình đào tạo. Học sinh, sinh viên tự do, độc lập, tự chủ trong việc lựa chọn phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề để nâng cao kiến thức, kỹ năng, và phẩm chất của người học trong lĩnh vực thuộc thế mạnh của mình.

Đặc biệt trong những năm gần đây Trường ĐHHT đã xây dựng mô hình đào tạo chuẩn CDIO (Conceive – hình thành ý tưởng, Design – thiết kế ý tưởng, Implement – thực hiện, Operate – vận hành), theo hướng thực học, thực làm nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của xã hội và đòi hỏi của thị trường lao động, gắn kết học thuật với thực tiễn, đào tạo với thực hành, nhà trường với doanh nghiệp, sinh viên với cơ hội việc làm, nhằm giúp cho sinh viên có cơ hội được thực hành tiếp xúc với ngành nghề của mình đang học ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Sinh viên được lựa chọn học năm thứ ba và thứ tư theo định hướng học thuật, hoặc thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, hoặc đi thực tập, du học tại nước ngoài như Istael, Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan.

Hằng năm các đội tuyển tham dự các kỳ thi Olympic Vật lý, toán học, hóa học v.v. đều đạt giải cao, đặc biệt năm 2017 em Trần Thế Hùng, K8 Toán, đã đạt giải Nhất hai môn Đại số và Giải tích, đồng thời đạt giải Đặc biệt của kỳ thi và Trường ĐHHT được tặng bằng khen xuất sắc nhất toàn đoàn.  

Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông

Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông là trường song ngữ, liên cấp chất lượng cao, đào tạo theo chương trình chuẩn kiến thức của Bộ giáo dục và Đào tạo và chương trình đào tạo quốc tế theo chuẩn Cambridge, tích hợp, liên thông, mềm dẻo, linh hoạt để tạo điều kiện tốt nhất cho các em  có cơ hội vào thẳng các trường đại học trong nước và quốc tế.

Cam kết chuẩn đầu ra Tiếng Anh theo Cambridge:

Lớp 3   Starters

Lớp 4   Movers

Lớp 5   Flyers

Lớp 6   Key English Test – KET

Lớp 7   Preliminary English Test – PET

Lớp 8   First Certificate in English – FCE

Lớp 9   Cambridge Advanced English – CAE

Lớp 10: Cambridge Proficiency English – CPE

Lớp 11: Dự bị Đại học (IGCSE, SAT, A Level, BTEC, Advanced Placement, Cambridge Pre-U) và Business English Certificate - BEC

Lớp 12: Dự bị Đại học (IGCSE, SAT, A Level, BTEC, Advanced Placement, Cambridge Pre-U) và IELTS

Ngay năm đầu tiên đi vào hoạt động, học sinh của trường đã có thành tích đầu tiên, với 1 giải thưởng Lê Văn Thiêm và và nhiều giải cao trong Kỳ thi Olympic Toán học sinh viên - học sinh toàn quốc lần thứ XXV năm 2017.

Thành tựu 60 năm xây dựng và phát triển

Ghi nhận sự nỗ lực cũng như những đóng góp của nhà trường trong 6 thập kỷ, nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước ta đã đến thăm, làm việc và chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho trường như: Đ/c Đỗ Mười - Tổng bí thư BCHTW Đảng, Đ/c Lê Quang Đạo - Chủ tịch quốc hội, Đ/c Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội, Đ/c Đào Duy Tùng - Thường trực Ban bí thư TW Đảng, Đ/c Nguyễn Đình Tứ - Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, Đ/c Nguyễn Khánh - Phó thủ tướng chính phủ, Đ/c Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đ/c Vương Đình Huệ - Phó Thủ tướng Chính phủ. Đ/c Trần Hồng Quân - Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo, Đ/c Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các đồng chí bí thư, chủ tịch, chủ tịch HĐND tỉnh thường xuyên tới thăm, làm việc và chỉ đạo, định hướng chiến lược phát triển trường.

Với những thành tích đã đạt được, trường Đại học Hà Tĩnh đã vinh dự được Đảng và nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba, và nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND Tỉnh Hà Tĩnh. Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng Huân chương Hữu nghị, Huân chương Lao động Hạng Ba, cùng nhiều bằng khen của Thủ tướng Lào, Đại sứ Quán Lào, tỉnh Bolikhamxay, Khăm muộn của Lào, và Nakhon Phanom của Thái Lan.

Kỷ niệm 60 năm xây dựng và trường Đại học Hà Tĩnh, ôn lại truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển của đội ngũ những người làm công tác giáo dục đào tạo chuyên nghiệp. Một chặng đường vẻ vang đã qua - Con đường làm chủ tri thức phía trước đang đòi hỏi đội ngũ cán bộ giảng viên, sinh viên của trường những nỗ lực, quyết tâm mới để xây dựng Đại học Hà Tĩnh mãi xứng đáng là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực uy tín và chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển mới trong thời kỳ hội nhập.

Lịch sử

Tiền thân là các trường sơ cấp, trung cấp và các trường sư phạm khác được thành lập từ năm 1958, Trường Đại học Hà Tĩnh ra đời là quyết tâm chính trị to lớn của Đảng, Nhà nước, Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh Hà Tĩnh, với thành viên Hội đồng sáng lập Trường Đại học Hà Tĩnh được thành lập năm 2001, do đ/c Đặng Duy Báu, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh làm chủ tịch, với sự tham gia của các đồng chí nguyên là ủy viên Bộ Chính trị như đ/c Nguyễn Đức Bình, đ/c Lê Xuân Tùng, đ/c Lê Minh Hương và các nhà khoa học uy tín như GS.TSKH Phan Đình Diệu, GS.TS Hà Học Trạc, GS.TS Mai Trọng Nhuận, GS.TS Nguyễn Đình Hương, GS.TS Trần Ngọc Hiên.

Ngày 10/5/2007, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đại diện Chính phủ cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã công bố quyết định 318/QĐ-TTg, ngày 19/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Đại học Hà Tĩnh, trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp các trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh, Phân hiệu trường Đại học Vinh tại Hà Tĩnh, Trường Trung cấp Kinh tế Hà Tĩnh, và tháng 11/2013 sáp nhập thêm Trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh. Ngày 12/7/2016, Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông - Đại học Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết định số 1906/QĐ-UBND của Chủ tich UBND tỉnh Hà Tĩnh, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ giáo dục trọn đời của trường.

Năm 1958: Thành lập trường Sư phạm sơ cấp đầu tiên, đặt tại Văn Miếu.

Năm 1960: Thành lập trường sư phạm trung cấp.

Năm 1965: Thành lập trường Sư phạm cấp 1 Hà Tĩnh.

Năm 1966: Thành lập trường Sư phạm mẫu giáo Hà Tĩnh.

Năm 1977: Đổi tên trường Sư phạm 10+3 Hà Tĩnh thành lập trường Sư phạm 10+3 Nghệ Tĩnh I.

Năm 1978: Thành lập trường CĐSP Nghệ Tĩnh theo Quyết định 164/QĐ TTg của Thủ tướng Chính

phủ.

Năm 1991: UBND tỉnh Nghệ Tĩnh ra Quyết định 987/QĐUB thành lập Trường Trung học Sư phạm thị

xã Hà Tĩnh.

Ngày 20/8/1992: Bộ Giáo dục có Quyết định 5347/QĐ thành lập Trường THSP Hà Tĩnh trên cơ sở trường THSP thị xã Hà Tĩnh.

Ngày 3/12/1994: Khởi công xây dựng trường trên địa điểm mới ở Đại Nài.

Ngày 11/4/1996: Thủ tướng Chính phủ có quyết định 206/QĐ TTg nâng cấp trường THSP Hà Tĩnh thành

trường CĐSP Hà Tĩnh.

Ngày 19/3/2007: Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 318/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Hà Tĩnh.

Ngày 12/7/2016: Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông - Đại học Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết định số 1906/QĐ-UBND của Chủ tich UBND tỉnh Hà Tĩnh

Năm 2017: Trường Mầm non Đại học Hà Tĩnh IvyHSchool đi vào hoạt động

Đội ngũ cán bộ, giảng viên

Trường có 9 khoa và bộ môn trực thuộc và 16 phòng, ban, trung tâm, có tổng số 360 cán bộ, trong đó có 250 giảng viên, 90% có trình độ thạc sĩ, tiến sỹ, PGS, GS, tâm huyết, giàu kinh nghiệm và bề dày sư phạm được đào tạo tại Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và nhiều nước khác trên thế giới.

Ban giám hiệu

1. TS Đoàn Hoài Sơn - Q. Hiệu trưởng

2. TS Trần Thị Ái đức - Phó Hiệu trưởng

3. TS Bùi Thị Quỳnh Thơ - Phó Hiệu trưởng

Các khoa, Bộ môn

1. Khoa Sư­ phạm

2. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh

3. Khoa Lý luận Chính trị

4. Khoa Kỹ thuật - Công nghệ

5. Khoa Nông nghiệp

6. Khoa Ngoại ngữ

7. Khoa Tiếng Việt

8. Bộ môn Tâm lý - Giáo dục

9. Bộ môn Giáo dục thể chất

Tham khảo

Liên kết ngoài