Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Viêm cổ tử cung”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại
n Đã lùi lại sửa đổi của Đông Y Hồng Tâm (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Ngọc Xuân bot
Thẻ: Lùi tất cả
 
Dòng 21: Dòng 21:


==Điều trị và phòng chống==
==Điều trị và phòng chống==
''' 1. Áp lạnh'''

+ Các bác sĩ sẽ dùng nitơ lỏng ở nhiệt độ thấp áp trực tiếp vào vùng viêm. Các tế bào viêm bị giết ở nhiệt độ thấp (có thể đạt   -196°C).

+ Khoảng 2 tuần sau điều trị, các tế bào chết do áp lạnh bong ra, kém theo đó là hiện tượng chảy dịch âm đạo (dịch này có màu vàng nhạt)

         '''2. Đốt điện, laser'''

+ Đây là cách dùng dòng điện có tần số cao, hoặc tia laser để phá hủy những tổn thương cổ tử cung.

+ Có thể nói hiệu quả rất nhanh, nhưng phương pháp điều trị này khiến tử cung của bệnh nhân để lại sẹo xơ cứng, hoàn toàn có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc thụ thai.

Sau các quá trình điều trị, người bệnh sẽ tiếp tục được chỉ định sử dụng kháng sinh để hỗ trợ. Tuy nhiên các loại kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, mất cân bằng pH.

  '''3. Phương pháp đông y:'''

+ Đối với viêm lộ tuyến cổ tử cung, Y học cổ truyền hướng đến điều trị bằng việc sử dụng viên đặt phụ khoa.
Nguồn: congtydongyhongtam.com


==Chú thích==
==Chú thích==

Bản mới nhất lúc 05:25, ngày 18 tháng 10 năm 2020

Viêm cổ tử cung là hiện tượng cổ tử cung của nữ giới bị viêm nhiễm, lở loét hoặc mưng mủ do sự tấn công từ các loại vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây ra. Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ.

Triệu chứng và hậu quả[sửa | sửa mã nguồn]

Dịch âm đạo màu xám, khí hư màu vàng có mủ kem theo mùi khó chịu, đau sau khi đi vệ sinh, đau sau khi giao hợp, chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, ra máu bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt.

Các triệu chứng viêm cổ tử cung thường xuất hiện không điển hình. Chúng cũng có thể dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh phụ khoa khác nên nếu chỉ dựa trên các dấu hiệu đó để chẩn đoán bệnh thì chưa đủ.

Hậu quả[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh thường gây đau đớn cho người bệnh ở vùng hạ vị, kinh nguyệt rối loạn và làm xáo trộn các chức năng của cổ tử cung. Những người mắc bệnh này thường khó có con và suy giảm đời sống quan hệ vợ chồng.

Viêm cổ tử cung cũng là yếu tố bất lợi để có thai. Tình trạng viêm nhiễm làm thay đổi môi trường sinh lý tại âm đạo, cổ tử cung, gây bất lợi cho sự tổn tại và hoạt động của tinh trùng trong đường sinh dục nữ. Viêm nhiễm cổ tử cung lâu ngày còn có thể dẫn đến viêm nhiễm ngược dòng, gây dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng, đe dọa trầm trọng sức khỏe sinh sản của bạn.

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Có một số loại viêm cổ tử cung:

  • Do lậu cầu: Lậu ở nữ có 97% không có triệu chứng; 3% bệnh nhân tiểu buốt, tiểu gắt, khí hư vàng. Bệnh thường được chẩn đoán qua xét nghiệm vi khuẩn[1].
  • Do chlamydia trachomatic: Qua nghiên cứu, khoảng 20 - 25% người bệnh không có triệu chứng; 30 - 60% trường hợp khí hư giống như mủ. Ngoài ra, một số trường hợp ra máu, tiểu khó.
  • Cấp tính: Thường gặp thời kỳ sau sinh, sảy thai, rách cổ tử cung làm niêm mạc cổ trong bị lộn vào âm đạo và bị nhiễm khuẩn. Hình thái nhiễm khuẩn này của cổ tử cung gây ra viêm bạch mạch ở nền dây chằng rộng; biểu hiện khí hư như chất nhầy, có mủ, cổ tử cung sung huyết phù nề.
  • Mạn tính: Tình trạng viêm cổ tử cung bị kéo dài. Khí hư đặc sánh có mủ, không ngứa, giao hợp không đau, nhưng đôi khi bị ra máu khi giao hợp.

Điều trị và phòng chống[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bắt bệnh phụ khoa qua khí hư - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 25 tháng 10 năm 2015.