Đỗ Vạn Lý

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đỗ Vạn Lý
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 5 năm 1972 – Tháng 5 năm 1974
Tiền nhiệmVĩnh Thọ
Kế nhiệmNguyễn Triệu Đan
Thông tin chung
Sinh(1910-05-03)3 tháng 5, 1910
Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất11 tháng 4, 2008(2008-04-11) (97 tuổi)
Los Angeles, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpChính khách, nhà ngoại giao, nhân sĩ tôn giáo
Tôn giáoCao Đài

Đỗ Vạn Lý[1] (3 tháng 5 năm 191011 tháng 4 năm 2008) là chính khách, nhà ngoại giao và tín đồ đạo Cao Đài của Việt Nam Cộng hòa. Ông từng giữ chức Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản từ năm 1972 đến năm 1974.[2][3][4]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Vạn Lý chào đời ngày 3 tháng 5 năm 1910 ở huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương (có thuyết nói là Thái Hưng, tỉnh Cần Thơ[5][6][7]).[8]:28 Mặc dù hầu hết các hồ sơ chính thức đều ghi ngày sinh của ông là ngày 3 tháng 5 năm 1919, nhưng theo lời khai của chính Đỗ Vạn Lý, khi ông sang Mỹ bắt đầu học cao học và cung cấp ngày tháng năm sinh của mình, ông đã cố tình đưa ra độ tuổi trẻ hơn để chứng tỏ bản thân mình là độ tuổi này thích hợp để học cao học.[9]

Tháng 1 năm 1957, ông giữ chức Tổng Lãnh sự Việt Nam Cộng hòa tại New Delhi.[7]

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông trốn khỏi Việt Nam bằng đường biển sau khi trải qua cuộc sống trong trại tị nạn ở Malaysia, rồi về sau sang đoàn tụ với gia đình ở bang California.[10]:283

Ông qua đời ngày 11 tháng 4 năm 2008 tại Chatsworth, Los Angeles, Hoa Kỳ.[8]

Cao Đài[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Vạn Lý cải sang đạo Cao Đài khi ông 52 tuổi,[10]:283 được đặt tên thánh là Minh Lý.[8]:28

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 林孝庭, Lâm Hiếu Đình (2015). 台海冷戰解密檔案 [Hồ sơ giải mật về Chiến tranh Lạnh ở eo biển Đài Loan] (bằng tiếng Trung). Tam Liên Thư Điếm (Hồng Kông) hữu hạn công ty. tr. 246. ISBN 9789620437748.
  2. ^ “NEW RVN AMBASSADOR TO JAPAN”. WikiLeaks. 7 tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2022.(tiếng Anh)
  3. ^ “PAROLE OF CAMBODIAN AND VIETNAMESE DIPLOMATS”. WikiLeaks. 7 tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2022. DO WAS SVN AMBASSADOR TO JAPAN MAY 1972 TO MAY 1974.(tiếng Anh)
  4. ^ 秦郁彥, Hata Ikuhiko (tháng 12 năm 1988). 世界諸国の制度・組織・人事 1840-1987 [Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–1987]. Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 653.(tiếng Nhật)
  5. ^ Who's who in Vietnam 1972 (bằng tiếng Anh). Saigon: Vietnam Press. 1972. tr. 277. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
  6. ^ Who's who in Vietnam 1974 (PDF). Vietnam Press Agency. 1974. tr. 499. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.(tiếng Anh)
  7. ^ a b Le Minh (1958). “Vietnam”. Trong Wu, Felix L. (biên tập). The Asia Who's Who (bằng tiếng Anh). Hong Kong: Pan-Asia Newspaper Alliance. tr. 649. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2022.
  8. ^ a b c Huệ Khải (2017). Tu Cứu Cửu Huyền Thất Tổ (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.
  9. ^ Hoskins, Janet. “Diaspora as Religious Doctrine: An "Apostle of Vietnamese Nationalism" Comes to California”. Journal of Vietnamese Studies. vol. 6 (1): 43-86. doi:10.1525/VS.2011.6.1.43. eISSN 1559-3738. ISSN 1559-372X. |volume= có văn bản thừa (trợ giúp)
  10. ^ a b Jammes, Jérémy (2014). Les oracles du Cao Dài : étude d'un mouvement religieux vietnamien et ses réseaux (bằng tiếng Pháp). Les Indes savantes. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.
Chức vụ ngoại giao
Tiền vị:
Vĩnh Thọ
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 6 tại Nhật Bản
Tháng 5 năm 1972 – Tháng 5 năm 1974
Kế vị:
Nguyễn Triệu Đan