Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ
Chức vụ
Nhiệm kỳ1967 – 1970
Tiền nhiệmNguyễn Duy Quang
Kế nhiệmĐỗ Vạn Lý
Thông tin chung
Sinh(1915-10-01)1 tháng 10, 1915
Huế, Liên bang Đông Dương
Mất14 tháng 7, 2009(2009-07-14) (93 tuổi)
Virginia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpquan chức, nhà ngoại giao
Cha mẹNguyễn Phúc Bửu Trưng
Học vấnTiến sĩ
Trường lớpĐại học Hà Nội
Đại học Tiểu bang Michigan
Đại học Mỹ

Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ (ngày 1 tháng 10 năm 1915 – ngày 14 tháng 7 năm 2009) tên thường gọi là Vĩnh Thọ, là quan chức và nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, đồng thời là cựu đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản.[1][2]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ sinh ngày 1 tháng 10 năm 1915 tại Huế, miền Trung Việt Nam.[3][4][5]

Năm 1947, phụ thân của ông là Bửu Trưng bị Việt Minh sát hại.[6]

Ông tốt nghiệp Trường Luật Đại học Đông Dương, sau đó theo học tại Đại học Tiểu bang MichiganĐại học Mỹ, thậm chí còn thi đậu lấy bằng tiến sĩ của Đại học Mỹ.[3][4]

Vĩnh Thọ qua đời tại Virginia, Hoa Kỳ ngày 14 tháng 7 năm 2009.[5]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Vĩnh Thọ là chắt của Gia Hưng vương Nguyễn Phúc Hồng Hưu, cháu nội của Gia Hưng quận công Nguyễn Phúc Ưng Huy, con trai của Gia Hưng hương công Nguyễn Phúc Bửu Trưng, mẫu thân là Hồ Thị Thế Hòe.[3] Bửu Trưng có mười hai người con, Vĩnh Thọ là con thứ 2. Sau khi anh cả của Vĩnh Thọ bị Việt Minh giết thì ông được xem là anh cả trong số các anh chị em của mình.[6] Em trai của ông tên Vĩnh LộcTrung tướng Việt Nam Cộng hòa và từng là Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa.[7]

Vợ của ông tên là Nguyễn Thị Ngọc Lan, quê Quảng Ngãi, con gái của Nguyễn Huân, họ có 5 con trai và 2 con gái (tính đến năm 1967).[3]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Kashima Morinosuke (tháng 4 năm 1974). Lịch sử Ngoại giao Nhật Bản Phần 3 Niên đại (bằng tiếng Nhật). Nhà xuất bản Sở Nghiên cứu Kashima. tr. 659-660. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2022.
  2. ^ Hata Ikuhiko (tháng 12 năm 1988). Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–1987 (bằng tiếng Nhật). Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 653.
  3. ^ a b c d Who's Who in Vietnam 1967 (bằng tiếng Anh). Sài Gòn: Vietnam Press. 1967. tr. vt0667 1-3. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ a b World Free Peoples: Biographical, Monographical (bằng tiếng Anh). Liviu Mireanu. 1969. tr. 169. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ a b “Tho Vinh (United States Social Security Death Index)”. FamilySearch. 12 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ a b Vinh Tho. “Participant Training Program, Participants, Vietnamese non-Ph.D. (Arranged alphabetically by time period): 1958-1959, Vinh Tho”. Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ “CÁO PHÓ Cụ Ông NGUYỄN PHƯỚC VĨNH LỘC”. danviet.de. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2022.
Chức vụ ngoại giao
Tiền vị:
Nguyễn Duy Quang
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 5 tại Nhật Bản
1967 – 1970
Kế vị:
Đỗ Vạn Lý