Bán nguyệt san Văn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bán nguyệt san Văn
Loại hìnhTạp chí
Nhà xuất bảnVăn
Tổng biên tậpNguyễn Đình Vượng (1964-74)
Mai Thảo (1974-5, 1982-96)
Nguyễn Xuân Hoàng (1996-2008)
Thành lập01 tháng 01, 1964
Ngôn ngữTiếng Việt
Tiếng Hán
Tiếng Pháp
Tiếng Anh
Trụ sởSố 13 đường Phạm Ngũ Lão, quận Nhứt, Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa Việt Nam Cộng hòa

Bán nguyệt san Văn[1] là cơ quan truyền thông chuyên văn tồn tại từ tháng Giêng năm 1964 đến ngày 01 tháng 05 năm 1975 trên địa phận Việt Nam Cộng hòa.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bán nguyệt san Văn do một nhóm trí thức thành lập tại Sài Gòn cuối năm 1963 để hưởng ứng chính sách tự do báo chí sau Cách mạng 01 tháng 11[2]. Trong suốt thời Đệ nhị Cộng hòa, đây là cơ quan truyền thông chuyên trách văn học lớn nhất và bản thân các nhà sáng lập có tham vọng kế tục sự nghiệp lừng lẫy của Tự Lực văn đoàn[3].

Tờ bán nguyệt san đầu xuất bản vào tháng Giêng năm 1964 dưới nhan đề Tạp chí Văn, các số sau cứ phát hành đều đặn 2 số/tháng đến số 210 (15 tháng 09 năm 1972) thì ngưng hẳn. Từ ngày 28 tháng 09 năm 1972, Đặc san Văn được in dưới hình thức giai phẩm một số/tháng, tờ này sau đổi tên thành Đặc san Tân Văn. Ngày 01 tháng 05 năm 1975, do tình thế chính trị miền Nam biến chuyển, bán nguyệt san Văn đóng cửa vĩnh viễn.

Tháng Giêng năm 1992, văn sĩ Mai Thảo đứng ra tục bản bán nguyệt san Văn tại Mỹ với nhan đề mới Tạp chí Văn hải ngoại. Đến tháng 09 năm 1996, do tình trạng sức khỏe sa sút, ông trao lại cho ông Nguyễn Xuân Hoàng. Tạp chí Văn hải ngoại ra đến số 163 (tháng 12 năm 1996) thì ngưng. Tháng Giêng năm 1997, Tạp chí Văn mới ra số 1, đến số 125-129 (2008) thì đình bản hoàn toàn do kinh phí hạn hẹp.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]