Bao vây chùa Tây An

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bao vây chùa Tây An
Một phần của Chiến tranh Việt Nam

Chùa Tây An
Thời gian4 tháng 5 – 6 tháng 5 năm 1975
Địa điểm
Chợ Mới, An Giang, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Kết quả Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bắt và giải giáp toàn bộ tù binh
Tham chiến
 Việt Nam Cộng hòa Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Lực lượng
~ 15.000[1] không rõ

Bao vây chùa Tây An hay cuộc bao vây Tây An cổ tự, là một cuộc bao vây của Quân đội nhân dân Việt Nam đối với các lực lượng cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào cuối chiến tranh Việt Nam, xảy ra từ ngày 4 đến 6 tháng 5 năm 1975 ở khu vực chùa Tây An tại xã Long Kiến nay là xã Long Giang huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.[2] Đây là cuộc vây bắt và giải giáp lực lượng vũ trang lớn thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa cuối cùng từ sau ngày tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.[3][4] Các lực lượng bị vây bắt bao gồm tàn quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa và lực lượng vũ trang của Hòa Hảo.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 18 đến 25 tháng 3 năm 1975 đã đề ra các đường lối tiếp theo cho công cuộc tổng tấn công. Trung ương Cục miền Nam dựa vào đó đã ra Nghị quyết 15 chuẩn bị tiến hành giai đoạn tổng công kích, tổng khởi nghĩa.[5]

Lúc này, Lương Trọng Tường, Hai Tập, những tín hữu của đạo Hòa Hảo đã tập hợp các đơn vị vũ trang của Hòa Hảo thành lập Bảo an quân Hòa Hảo. Họ cùng với Tư lệnh vùng IV của Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Khoa Nam bắt đầu xây dựng vùng tự trị.[5]

Diễn biến và kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Sài Gòn sụp đổ, Tỉnh đoàn trưởng Bảo an quân Hòa Hảo đưa lực lượng chiếm dinh Tỉnh trưởng An Giang của chế độ Việt Nam Cộng hòa, rồi tuyên bố thành lập Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh An Giang, ra lệnh tử thủ. Nhưng sau đó, Bảo an quân Hòa Hảo bị Quân Giải phóng đánh bại ở Long Xuyên phải tháo chạy về Chợ Mới, tập trung ở khu vực chùa Tây An.[5] Trong số 14.000 lính dồn về khu vực chùa Tây An có lực lượng vũ trang của Hòa Hảo có cả binh lính chính phủ Việt Nam Cộng hòa.[6] Trong số này có khoảng 10.000 quân Hòa Hảo.[7] Quân Giải phóng tiếp tục vận động họ đầu hàng.

Từ ngày 3 tháng 5 năm 1975 cuộc bao vây chùa Tây An của quân Giải phóng đã bắt đầu. Ngày 4 tháng 5 có 1.500 quân Hòa Hảo ra hàng. Ngày 6 tháng 5, Quân Giải phóng cho máy bay trinh sát rồi pháo kích vào bên trong chùa. Sau đó, họ huy động quân đồng loạt tấn công. Đến 15 giờ chiều, 3.000 quân Hòa Hảo ra hàng.[5] Sau ngày 6 tháng 5 khi quân Hòa Hảo đầu hàng ở chùa Tây An mãi đến ngày 10 tháng 5 thì Quân Giải phóng tiếp quản các xã còn lại ở Chợ Mới.[8]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Dương Thanh Tân 2003, tr. 237.
  2. ^ Bộ quốc phòng - Thành ủy TP Hồ Chí Minh 2011, tr. 1073.
  3. ^ Lê Phú Hội, Đinh Công Đoàn & Nguyễn Việt Hùng 2000, tr. 276.
  4. ^ Lê Hải Triều, Đặng Việt Thủy 2005, tr. 418.
  5. ^ a b c d Nguyễn Hành, Minh Anh (ngày 1 tháng 5 năm 2020). “Trở lại vùng đất được giải phóng muộn nhất trong sự kiện lịch sử 30/4”. Báo Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2023.
  6. ^ Nguyễn Long Thành Nam 2003, tr. 147.
  7. ^ Viện lịch sử Đảng 1997, tr. 43.
  8. ^ Nguyễn Thuận Thảo, Nguyễn Phương An (ngày 30 tháng 4 năm 2015). “An Giang trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975”. An Giang Online. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2023.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

Tạp chí[sửa | sửa mã nguồn]