Biểu tượng cộng sản
Biểu tượng cộng sản là các biểu trưng, hình tượng có tính biểu thị và đại diện cho chủ nghĩa cộng sản dành cho nhiều chủ đề và vấn đề bao gồm cách mạng, giai cấp vô sản, giai cấp nông dân, công nghiệp-nông nghiệp, hoặc đoàn kết quốc tế, tình bẵng hữu quốc tế. Các nhà nước cộng sản, các đảng phái và phong trào cộng sản sử dụng những biểu tượng này để thúc đẩy và tạo ra sự đoàn kết trong sự chính nghĩa. Những biểu tượng này thường xuất hiện với màu vàng trên nền đỏ. Quốc kỳ của Liên Xô kết hợp một ngôi sao màu đỏ viền vàng và một hình búa liềm màu vàng trên màu đỏ. Các lá cờ của Transnistria, Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Angola và Mozambique đều sẽ kết hợp biểu tượng tương tự dưới sự lãnh đạo toàn trị của chủ nghĩa cộng sản.
Hình tượng Búa liềm đã trở thành biểu tượng cộng sản chủ nghĩa, xuất hiện trên cờ của hầu hết các đảng cộng sản trên thế giới. Một số đảng có phiên bản sửa đổi của búa liềm làm biểu tượng của họ, đáng chú ý nhất là Đảng Lao động Triều Tiên, với thiết kế hình ảnh gồm một cái búa đại diện cho công nhân và công nghiệp, một cái cuốc đại diện cho nông dân và nông nghiệp và một cây bút lông (cây bút thư pháp và cách viết theo kiểu truyền thống) đại diện cho giới trí thức. Ngày nay, do đặc điểm tình hình chính trị, tại một số nơi thuộc khối Đông Âu cũ như Georgia, Ukraine, Latvia, Lithuania hoặc các nước khác như Hàn Quốc và Indonesia thì các biểu tượng cộng sản bị cấm và nếu công khai ở nơi công cộng với mục đích phi giáo dục bị coi là một hành vi phạm tội.[1]
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Mặt trận Giải phóng Nhân dân Cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ
-
Quốc kỳ Liên Xô
-
Quốc kỳ của Chechen-Ingush ASSR (1937-1944)
Sao đỏ
[sửa | sửa mã nguồn]Biểu tượng
[sửa | sửa mã nguồn]-
Quốc kỳ của Nam Ossetia ASSR (1938-1954)
-
Quốc kỳ Việt Nam
-
Huy hiệu Hồ Chí Minh
-
Huy hiệu Komsomol
-
Quốc kỳ Trung Quốc
-
Anh hùng Che Guevara
-
Thép đã tôi thế đấy!
-
Biểu tượng của Quân đội Nhân dân Nam Tư
-
Tượng Fidel tại Công viên Fidel ở Đông Hà
-
Tượng búa liềm ở bang Kerala thuộc Ấn Độ
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Bans on communist symbols”, Wikipedia (bằng tiếng Anh), 28 tháng 7 năm 2023, truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2023
- Arvidsson, Stefan (2017). Style and mythology of socialism: socialist idealism, 1871-1914. Routledge.
- Barisone, Silvia, Czech, Hans-Jörg & Doll, Nikola (2007). Kunst und Propaganda im Streit der Nationen 1930 - 1945: eine Ausstellung des Deutschen Historischen Museums Berlin in Zusammenarbeit mit The Wolfsonian-Florida International University. Dresden: Sandstein.
- Groys, Boris (2011 [1992]). The total art of Stalinism: avant-garde, aesthetic dictatorship, and beyond. Verso Books.
- King, David (2009). Red star over Russia: a visual history of the Soviet Union from 1917 to the death of Stalin: posters, photographs and graphics from the David King collection. London: Tate.