Bầu cử Hoa Kỳ 2010
← 2008 2009 2010 2011 2012 → Bầu cử giữa kỳ | |
Ngày bầu cử | 2 tháng 11 năm |
---|---|
Tổng thống đương nhiệm | Barack Obama (Dân chủ) |
Quốc hội kế tiếp | Khóa 112 |
Bầu cử Thượng viện | |
Kiểm soát tổng thể | Dân chủ giữ ghế |
Số ghế đưa ra bầu | 38 trong 100 ghế (34 ghế trong Nhóm III + 5 bầu cử đặc biệt)[1] |
Số ghế thay đổi | Cộng hòa +6 |
Bản đồ kết quả bầu cử Thượng viện 2010 Cộng hòa giành ghế Dân chủ giữ ghế Cộng hòa giữ ghế | |
Bầu cử Hạ viện | |
Kiểm soát tổng thể | Cộng hòa giành ghế |
Số ghế đưa ra bầu | Tất cả 435 ghế được bầu |
Tỷ lệ phiếu bầu phổ biến | Cộng hòa +6.8% |
Số ghế thay đổi | Cộng hòa +63 |
Bản đồ kết quả bầu cử Hạ viện năm 2010 Dân chủ giữ ghế Cộng hòa giữ ghế Dân chủ giành ghế Cộng hòa giành ghế | |
Bầu cử Thống đốc | |
Số ghế đưa ra bầu | 39 (37 bang, 2 lãnh thổ) |
Số ghế thay đổi | Cộng hòa +6 |
Bản đồ kết quả bầu cử Thống đốc bang năm 2010 Dân chủ giành ghế Cộng hòa giành ghế Dân chủ giữ ghế Cộng hòa giữ ghế Độc lập giành ghế |
Bài viết này là một phần của loạt bài về |
Chính trị Hoa Kỳ |
---|
Bầu cử Hoa Kỳ 2010 là cuộc bầu cử toàn quốc Hoa Kỳ diễn ra vào thứ ba, ngày 2 tháng 11 năm 2010. Bầu cử liên bang được tổ chức 2 năm 1 lần. Cho nên cứ 2 cuộc bầu cử thì có một lần diễn ra giữa nhiệm kỳ tổng thống. Cuộc tổng tuyển cử này xảy ra giữa nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống đương nhiệm Barack Obama, vì thế được gọi là 1 cuộc bầu cử giữa kỳ (midterm election).
Cuộc bầu cử này gồm có nhiều cuộc bầu cử địa phương thay vì 1 cuộc toàn quốc. Trong Quốc hội, toàn bộ 435 ghế trong Hạ nghị viện đều được bầu, và 37 trong 100 ghế trong Thượng nghị viện cũng được ra ứng cử. Tại địa phương, 36 trong 50 thống đốc tiểu bang cùng với hai ghế thống đốc lãnh thổ cũng được bầu. Thêm vào đó, vô số chức vụ địa phương khác và nhiều cuộc trưng cầu dân ý cũng được đưa vào lá phiếu.
Với tỷ lệ thất nghiệp cao đến 9,6%, vấn đề kinh tế được xem là quan trọng nhất. Trước cuộc bầu cử, Đảng Dân chủ giữ đa số ghế trong Hạ viện và Thượng viện.
Quốc hội
[sửa | sửa mã nguồn]Thượng nghị viện
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Hiến pháp, cứ mỗi 2 năm thì 1/3 trong số ghế thượng nghị sĩ được bầu vào nhiệm kỳ 6 năm. Năm 2010, 34 thượng nghị sĩ thuộc "Khối III" được bầu. Thêm vào đó là 2 ghế khối II (ở Delaware và New York) do là ghế của Joe Biden và Hillary Clinton trước khi trở thành Phó Tổng thống và Ngoại trưởng, cũng như một ghế khối I (ở Virginia) do là ghế của Robert Byrd trước khi ông qua đời trong lúc tại nhiệm. Người đại diện cho ghế khối I của thượng nghị sĩ quá cố Ted Kennedy ở Massachusetts đã được định trước đó qua 1 cuộc bầu cử đặc biệt.
Trước cuộc bầu cử, Thượng nghị viện gồm có 57 thành viên đảng Dân chủ, 41 Thượng nghị sĩ là thành viên đảng Cộng Hòa, và 2 thành viên độc lập. Trước cuộc bầu cử, trong 37 ghế được bầu, 19 ghế được giữ bởi đảng viên Đảng Dân chủ, và 18 ghế được giữ bởi đảng Cộng hòa.
Hạ nghị viện
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Hiến pháp, toàn bộ 435 ghế trong Hạ viện được bầu cho nhiệm kỳ 2 năm. Nhiệm kỳ của Quốc hội thứ 112 sẽ bắt đầu vào ngày 3 tháng 1 năm 2011 và kết thúc vào ngày 3 tháng 1 năm 2003.
Trước cuộc tổng tuyển cử, Hạ nghị viện gồm có 178 ghế đảng Cộng hòa, 255 ghế đảng Dân chủ, và 2 ghế trống.
Tiểu bang
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ The Class 2 Senate seat in Illinois held concurrent regular and special elections in November 2010. That special election is not included in the total number of seats contested.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Việt
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Anh
[sửa | sửa mã nguồn]- Kết quả bầu cử - CNN
- Chuyên trang của BBC Lưu trữ 2010-10-18 tại Wayback Machine