Bước tới nội dung

Bộ đội Phú Đài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ đội Phú Đài
Hoạt động1949-1953
Quốc gia Đài Loan
Phú Quốc (Việt Nam)
Quân chủng Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc
Chức năngTổ chức vũ trang không chính thức
Quy mô32.457 người
Bộ phận củaBộ Quốc phòng Trung Hoa Dân quốc
Bộ chỉ huyBộ Tổng tư lệnh Lục quân
Tên khácBộ đội Phú Đài
富臺部隊
Tham chiếnQuốc-Cộng nội chiến
Chiến tranh Đông Dương
Các tư lệnh
Chỉ huy danh nghĩa Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc
Chỉ huy
nổi tiếng
Hoàng Kiệt

Bộ đội Phú Đài là danh xưng phổ biến dùng để chỉ các đơn vị tàn quân của Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) năm 1949 và được tập kết về các trại tập trung trong lãnh thổ Việt Nam dưới quyền kiểm soát của người Pháp [1]. Các đơn vị này được tổ chức lại thành đơn vị dự bị của Quốc quân Trung Hoa Dân quốc tại Việt Nam, với danh xưng Lưu Việt Quốc quân, đặt dưới sự lãnh đạo của Hoàng Kiệt. Tuy nhiên, quân Pháp ở Việt Nam dùng danh nghĩa “bảo vệ” để tước vũ khí và tập trung quản thúc tại Phú Quốc (Việt Nam).

Nhờ có sự can thiệp của Hoa Kỳ với Pháp, năm 1953, chính quyền thực dân Pháp cho phép những binh lính Phú Đài lần lượt được chuyển về Đài Loan. Sau khi về Đài Loan, các đơn vị Phú Đài được tái tổ chức lại và trở thành một bộ phận của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Trung Hoa Dân quốc.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh xưng "Bộ đội Phú Đài" thực ra là tên về sau này. Nó bắt nguồn từ tên ghép của đảo Phú Quốc và Đài Loan. Trên thực tế, không có một sự thành lập chính thức đơn vị với tên như vậy.

Với thắng lợi của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc năm 1949, lực lượng quân sự chính của quân đội Trung Hoa Dân Quốc (gọi tắt là Quốc quân) ở lục địa về cơ bản đã bị đánh bại. Một bộ phận quân lực rút lui về bờ biển phía đông nam, được các tàu của Hải quân Trung Hoa Dân Quốc di chuyển đến Đài Loan hoặc đảo Hải Nam. Một bộ phận các đơn vị thuộc quyền quân phiệt Tân Quế hệ và Điền hệ rút về các căn cứ cũ ở phía nam. Vào đầu tháng 7 năm 1949, lực lượng du kích Cộng sản Trung Quốc phối hợp với các đơn vị quân sự của Việt Minh ở vùng biên giới Quảng Tây, tấn công các đơn vị tàn quân của Quốc quân ở Nam Quan, Quảng Tây. Trong số tàn quân của Quốc quân trốn thoát được, có 48 binh sĩ trốn sang Việt Nam, vào địa bàn do quân Pháp kiểm soát. Họ đã bị quân Pháp tước vũ khí và đưa đi quản thúc ở khu vực bang hội Hoa kiều tại Lạng Sơn. Đây là bộ phận tàn quân Quốc quân đầu tiên được quản thúc trên đất Việt Nam.

Cho đến cuối năm 1949, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tiếp tục truy quét tàn dư của Quốc quân ở Lưỡng Quảng. Dưới sự chỉ đạo của Bạch Sùng Hy, các đơn vị tàn quân của Tân Quế hệ được tổ chức lại thành Binh đoàn số 1, chịu trách nhiệm phòng thủ Quảng Tây, gồm các quân đoàn 17, 71 và 97, đặt dưới quyền chỉ huy của Hoàng Kiệt. Tuy nhiên, Quân Giải phóng Nhân dân nhanh chóng chiếm được Quý Dương, Quế Lâm, Sa Đường, Liễu ChâuNgô Châu; chia thành hai đường công kích vào Quảng Tây.

Do thế tiến công của Quân Giải phóng nhân dân, lực lượng Quốc quân ở Quảng Tây chỉ còn có thể tiếp tục rút lui về hướng biên giới Việt - Trung ở phía Nam. Một số đơn vị lẻ tẻ đã vượt biên giới, di chuyển vào vùng kiểm soát của quân Pháp. Ngày 5 tháng 12, Quân Giải phóng Nhân dân chiếm Nam Ninh, cắt đường rút ra hướng biển của Quốc quân. Để bảo tồn lực lượng về sau, Bạch Sùng Hy đã chỉ thị cho các đơn vị trước khi rời Quảng Tây cố gắng tránh giao chiến, bảo toàn lực lượng, phân tán nhẹ, và cơ động đánh du kích, chọn căn cứ thích hợp, đặt an toàn lên hàng đầu.

Hồn Quốc quân Quảng Tây - Da Việt Nam Kiến quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 8 tháng 12 năm 1949, Bạch Sùng Hy gửi một mật điện về việc tổ chức lại các đơn vị tàn quân Quốc quân Quảng Tây mang danh nghĩa "Việt Nam Kiến quốc quân", với Vũ Hồng Khanh [2] làm Tổng tư lệnh, Từ Khải Minh làm Phó tổng tư lệnh. Về chính trị, ủng hộ Cựu hoàng Bảo Đại. Về quân sự, hỗ trợ quân đội Pháp tham chiến chống các lực lượng chống Pháp do Hồ Chí Minh lãnh đạo tại các vùng căn cứ biên giới, từ đó xây dựng địa bàn cho mình. Trong trường hợp Quân Giải phóng nhân dân tiến vào Việt Nam, sẽ biến chuyển sang vấn đề quốc tế, có cớ để Mỹ can thiệp, một yếu tố có lợi cho Trung Hoa Dân quốc.

Việc cử Vũ Hồng Khanh làm Tổng tư lệnh chỉ là danh nghĩa. Người chỉ huy thực sự là Từ Khải Minh. Tuy nhiên, Từ dù đã trốn thoát sau khi bị bắt ở Thượng Tư, vẫn không thể đảm nhiệm chức vụ phó tổng tư lệnh, do đó, ý đồ tham chiến tấn công căn cứ địa Việt Bắc của Việt Minh để xây dựng căn cứ cho Quốc quân tại Việt Nam đã không thể trở thành hiện thực.

Bên cạnh đó, Quân Giải phóng Nhân dân cũng không chủ trương truy kích tàn quân Quốc quân chạy qua biên giới Việt Nam. Vì vậy, các đơn vị Quốc quân không muốn đầu hàng Quân Giải phóng Nhân dân, dần dần tiến vào Việt Nam, và cuộc chiến ở Quảng Tây kết thúc.

Hiệp định Sima Trung-Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại các vùng đóng quân tạm thời của Quố quân Quảng Tây, dòng người tị nạn ngày càng đông, nhập chung với tàn quân Quốc quân, làm gia tăng thêm tình trạng hỗ loạn, thiếu lương thực. Trong khi đó, lực lượng Kiến quốc quân người Việt của Vũ Hồng Khanh liên tục bị Việt Minh tập kích đánh tan. Vì vậy, các chỉ huy Quốc dân đảng phải tìm cách thương lượng với quân Pháp để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề cho những đơn vị tàn quân và dòng người tị nạn Trung Hoa.

Trong số binh lính bị quản thúc tại Việt Nam, Tư lệnh Binh đoàn 1 Hoàng Kiệt có cấp bậc cao nhất, vì vậy, ông được xem là Chỉ huy trưởng các đơn vị Quốc quân đang được quản thúc tại Việt Nam. Hoàng Kiệt đã chỉ định Tham mưu trưởng Hà Trúc Bản làm đại diện, cùng với Trưởng ban ngoại vụ Mao Khởi Canh đến Trì Mã (Sima) để bàn định với Tham mưu trưởng lực lượng biên phòng Pháp tại Lạng Sơn, Trung tá Auridl về việc cho phép các đơn vị Quốc quân tiến vào Việt Nam để chuyển đến Đài Loan.[3] Thỏa thuận được ký ngày 12 tháng 12 [4], có hiệu lực vào ngày 13 tháng 12. Thỏa thuận này về sau được gọi là Hiệp định Sima Trung-Pháp. Nội dung của nó gồm:

  1. Cho phép các đơn vị Quốc quân di chuyển đến Hải Phòng để chuyển đến Đài Loan
  2. Số vũ khí được giao cho Pháp niêm phong và sẽ trao trả lại cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc thông qua đàm phán.
  3. Lực lượng bảo vệ tuyến đường sẽ do quân Pháp đảm nhận, quân nhu do phía Pháp cung cấp.
  4. Việc thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 13, với từng nhóm 500 người. Phụ nữ và trẻ em sẽ được ưu tiên trong các nhóm đầu tiên.

Tuy nhiên, ngay lập tức, Thủ tướng Chu Ân Lai của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ra một tuyên bố ngoại giao gây áp lực, cáo buộc người Pháp dung túng cho tan quân Quốc quân vào Việt Nam. Do đó, Pháp đã xé bỏ hiệp định và cấm các đơn vị của Hoàng Kiệt di chuyển. Sau khi tước vũ khí, Pháp đã giam lỏng các đơn vị Hoàng Kiệt tại các trại tập trung Mông Dương [5] và Lime Franc [6]. Trên thực tế, đây chỉ là các vùng đất hoang, các lán trại sinh hoạt cũng do phía Quốc dân đảng tự xây dựng nên.

Từ Lạng Sơn đến Phú Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Bấy giờ, Tưởng Giới Thạch hy vọng các đơn vị của Hoàng Kiệt sẽ là một cánh quân từ Việt Nam tiến vào Đại lục trong kế hoạch phản công vào Đại lục của ông ta. Do đó, ông đã cho thành lập cái gọi là "Căn cứ huấn luyện quân đội Quốc dân lưu trú tại Việt Nam" (留越國軍管訓基地, Lưu Việt Quốc quân quản huấn cơ địa), với biên chế của Binh đoàn 1 với bộ chỉ huy gồm Tư lệnh Hoàng Kiệt, Phó tư lệnh Vương Thiên Minh, Tưởng Phục Sinh, Thành Cương, Tham mưu trưởng Hà Trúc Bản, Phó Tham mưu trưởng Phạm Hồ, căn cứ tại Nội Hà, Dương Đông, Phú Quốc. Tháng 12 năm 1950, theo công điện của Bộ Quốc phòng, Bộ chỉ huy Binh đoàn 1 được tổ chức lại thành "Tổng trạm Huấn luyện quân đội Quốc dân lưu trú tại Việt Nam" (留越國軍管訓總處, Lưu Việt Quốc quân quản huấn tổng xứ).

Tổ chức của Tổng trạm gồm ba phòng ban quản lý và huấn luyện. Dưới phòng ban phân thành các tổng đội (tương đương cấp trung đoàn), tổng đội lại phân thành các đại đội (cấp tiểu đoàn), trung đội (cấp đại đội).

Người khách trọ không mong muốn

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Chiến tranh Triều Tiên, MỹPháp đã nhiều lần đàm phán về vấn đề các đơn vị Trung Hoa Dân quốc đang bị quản thúc tại Việt Nam. Phía Mỹ cho rằng lực lượng của Hoàng Kiệt có thể tham gia bên phía Pháp, cùng [chiến đấu chống lại Việt Minh. Tuy nhiên, Pháp lo ngại rằng điều này sẽ khiến Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào Việt Nam, vì vậy vấn đề này đã bị bỏ qua.

Năm 1951, cuộc chiến của Pháp ở miền Bắc Việt Nam trở nên tồi tệ, và nhiều đơn vị bắt đầu rút quân về phía Nam. Để tránh cái cớ để phía Trung Quốc cho quân xâm nhập biên giới, người Pháp đã cho chuyển hết các trại Hoàng Kiệt đến hai trại Dương Đông [7] và Qiaoduo [8] đảo Phú Quốc.Một bộ phận nhỏ vẫn bị quản thúc ở Vịnh Cam Ranh. Do hai trại không có sẵn cơ sở hạ tầng nên các binh sĩ của Hoàng Kiệt phải tự xây dựng và tổ chức lấy, với sự hỗ trợ kinh phí từ chính phủ Trung Hoa Dân quốc, xây dựng bệnh viện quân đội và trường học, sửa chữa sân bay và các phương tiện giao thông khác để thuận tiện cho việc di chuyển. Nhờ đó, các khu vực xung quanh hai trại dần trở nên thịnh vượng.

Mặc dù vậy, ngay cả khi tình hình quốc tế có thay đổi, thái độ của Pháp đối với những người tị nạn Phú Đài vẫn không thay đổi. Hàng chục ngàn binh lính và người tị nạn Phú Đài vẫn bị quản thúc chặt chẽ [9]. Cuối năm 1951, những người tị nạn Phú Đài tổ chức biểu tình và tuyệt thực, nhằm phản đối thái độ của người Pháp. Trước tình hình đó, tháng 1 năm 1952, Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc phản đối Pháp về vấn đề bộ đội Phú Đài, thậm chí, Bộ Quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc thông qua các cố vấn Mỹ tại Đài Loan nhờ can thiệp với Pháp về vấn đề này.[10]

Hành trình đến Đài Loan

[sửa | sửa mã nguồn]

Mãi đến đầu năm 1952, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan mới có quyết định rõ ràng cho tương lai của những người tị nạn Phú Đài. Một cơ quan xử lý việc đưa những người Phú Đài sang Đài Loan được thành lập. Cơ quan này cũng cho xây dựng nhiều hạ tầng cơ sở để đón nhận những người Phú Đài về định cư ở Đài Bắc, Trung Lịch, Đài Trung, Đài Nam, Đài Đông và một số nơi khác, được đặt tên là "Phó Đài tân thôn" [11] Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 28 tháng 6 năm 1953, bảy lượt tàu vận tải dân sự và tàu đổ bộ hải quân đã được điều động đưa những người Phú Đài đến Đài Loan.

Ngày 2 tháng 6 năm 1953, nhóm binh sĩ Phú Đài đầu tiên đến Cao Hùng, và họ biên chế vào lực lượng Thủy quân lục chiến, thuộc Tiểu đoàn bộ binh số 4 của Lữ đoàn 1 và Tiểu đoàn bộ binh thứ 6 của Lữ đoàn 2. Những người còn lại được hợp nhất vào Trường Hạ sĩ quan Hải quân (lúc đó thuộc quyền quản lý của Thủy quân lục chiến), các đơn vị pháo binh trực thuộc lữ đoàn và đại đội trực thuộc lữ đoàn. Những người già yếu hay tàn tật được cho thoái ngũ. Một đoàn văn nghệ do những người Phú Đài thành lập ở Phú Quốc, sau khi đến Đài Loan, đã phát triển thành Đoàn Dự kịch Đài Loan ngày nay.

Những cơ sở bỏ lại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trại tập trung tạm thời bị bỏ hoang sau khi những người Phú Đài rời đi. Tuy nhiên, do Chiến tranh Việt Nam ngày càng khốc liệt, vào năm 1966, chính phủ Việt Nam Cộng hòa,với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, đã chuyển đổi trại đảo Phú Quốc thành một nhà tù Phú Quốc dành cho các tù binh Cộng sản. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, nhà tù bị chính quyền mới đóng cửa. Năm 1996, nó được chính phủ Việt Nam cho mở cửa làm điểm tham quan và là một trong những điểm thu hút khách du lịch trên đảo Phú Quốc.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Báo cáo thống kê quản lý giải giáp của Pháp cho biết có 32.457 binh sĩ trong các đơn vị của Hoàng Kiệt, thuộc nhiều đơn vị Quốc dân khác nhau. Nhiều đơn vị trên thực tế cho đến khi tan rã vẫn chưa được biên chế hoàn thiện. Khi các cuộc đàm phán kết thúc vào năm 1953, khi những người Phú Đài được chuyển về Đài Loan, vẫn còn có khoảng 1.500 người bị mắc kẹt ở Việt Nam và Campuchia với tư cách là người nước ngoài, số người đến được Đài Loan là 30.087 người.

Dấu tích còn lại

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ đi chuyển của các đơn vị Quốc quân rút chạy vào Việt Nam (đầu tháng 12 năm 1949)
Tờ báo cắt vào năm 1947 được dịch là "Vũ Hồng KHanh" vào thời điểm đó.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 越南,當時為法屬印度支那的一部分,之後敘述均以「越南」通稱。
  2. ^ 譯音,亦有譯「武洪卿」。越南人,越南國民黨黨魁,越南國民黨是仿中國革命同盟會成立的組織,其前身便為越南革命同盟會中華民國曾在中國抗日戰爭期間扶植包含胡志明在內的越南革命人士,並派遣黃埔軍校畢業軍官進入各方勢力擔任軍職或顧問,協助訓練游擊隊進行東南亞武裝抗日,故有越南國民黨的出現;後因越南國民黨貪污腐敗,被胡志明的越盟擊潰,逃至中國廣西,武當時自有一支名叫「越南復國軍」的武力
  3. ^ 譯音,位於今諒山省禄平县
  4. ^ 當時邊防軍指揮官為康士登上校,法方駐越南高級專員為海軍中將比容,均為譯名
  5. ^ 譯音,位於今越南廣寧省錦譜鎮
  6. ^ 譯音,位於今下龍市,舊稱鴻基市旁。萊姆法郎之名是紀念在當地發現煤礦的法籍工程師;錦譜與鴻基均為煤礦區,法軍當時驅使國軍在此二處礦區與高棉橡膠廠作苦工,高棉橡膠廠位於柬埔寨,亦屬法殖民地。國軍為了換得飲食醫藥,派出二千餘人
  7. ^ 譯音,在島的西側,亦有譯「楊東」
  8. ^ 譯音,在島的南端,亦有譯「介多」
  9. ^ 但高階主管如黃杰,或剛從中央社卸職,轉任黃私人法文秘書的丁懋時等實住西貢
  10. ^ Lt. Gen. William C. Chase,1895-1986
  11. ^ 黃杰擔任台灣省主席時,改名為「富台新村」

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]