Cổng thông tin:Chăm Pa/Sandbox

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất tương ứng với miền Trung Việt Nam ngày nay, trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía tây của nước Lào ngày nay.

Qua một số danh xưng Lâm Ấp, Panduranga, Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn ĐộJava, đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáoPhật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ phía bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa bị chia nhỏ thành các tiểu quốc, và sau đó tiếp tục dần dần bị các chúa Nguyễn thôn tính và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng.

Lịch sử

Chiến tranh Việt–Chiêm (1367–1396)

là một cuộc chiến giữa nước Đại Việt thời hậu kỳ nhà Trần và nước Chiêm Thành do Chế Bồng Nga lãnh đạo. Vào những năm 1330, Đại ViệtĐế quốc Khmer trở nên suy yếu do biến đổi khí hậu, nạn đói tràn lan, góp phần vào sự hồi sinh của Chiêm Thành vào thế kỷ 14. Năm 1360, Chế Bồng Nga lên nắm quyền, và yêu cầu nhà Trần trả lại một số vùng đất đã dâng trước đây. Từ những năm 1360, Chiêm Thành bắt đầu vào một loạt cuộc chiến liên tục kéo dài gần ba thập kỷ với Đại Việt và nhiều lần giành được thắng lợi. Thành Thăng Long nhiều lần rơi vào tay người Chiêm trong suốt cuộc chiến. Năm 1377, Trần Duệ Tông tổ chức một cuộc phản công và tiến vào tiến quân đến tận thành Đồ Bàn, nhưng cuối cùng bị phục kích bên ngoài thành và bỏ mạng. Năm 1390, Chế Bồng Nga bị giết trong một trận thủy chiến với sự giúp đỡ của một tướng Chiêm đào tẩu.

Một yếu tố quyết định thắng lợi của quân Đại Việt trong trận Hải Triều, là vũ khí thuốc súng và hỏa khí sát thương, khiến Chế Bồng Nga bị giết năm 1390. Kết thúc chiến tranh, cả hai bên đều cạn kiệt nguồn nhân lực và vật lực, đạt được rất ít thành quả trong khi phải chịu đựng thiệt hại lớn. Nhà Trần mất quyền lực vào tay Hồ Quý Ly năm 1400.

Nhân vật

Phạm Văn (? - 349)

là vị vua mở đầu triều đại thứ hai của Lâm Ấp sau triều đại thứ nhất do Khu Liên thành lập.

Ông là người có ý chí hùng mạnh quyết tâm mở mang lãnh thổ Lâm Ấp, với quân đội của mình ông đã tiến về phía Nam đến tận biên giới với Phù Nam và đánh chiếm vùng đất ngày nay là Khánh Hòa tới Bình Thuận. Về phía Bắc ông tiến quân ra quận Nhật Nam lúc này đang trong vòng kiểm soát của nhà Tấn (Trung Quốc), giết chết thái thú quận Nhật Nam là La Hầu Lãm và yêu cầu nhà Tấn lấy dãy Hoành Sơn làm biên giới.

Cũng trong thời kỳ chiếm được quận Nhật Nam và lấy dãy Hoành Sơn làm biên giới với nhà Tấn, ông đã cho đời đô từ thời Khu Liên lập quốc ở Tượng Lâm (thuộc Quảng Nam) ra phía bắc tại khu vực ngày nay là Huế với tên gọi kinh đô Kandapurpura.

Ông mất vào năm 349 do bị thương sau một trận đánh với quân đội nhà Tấn.

Địa danh

Simhapura

là kinh đô của Chăm Pa thời kỳ Lâm Ấp. Sau các cuộc tấn công từ Giao Châu bởi các thứ sử Ôn Phóng Chi, Giao Tuấn, kinh đô Kandapurpura bị phá hủy. Lâm Ấp chuyển đô vào khu vực Trà Kiệu lập kinh đô mới với tên gọi Simhapura vào khoảng cuối thế kỷ 4 đầu thế kỷ 5.

Sinhapura nằm gần thánh địa Mỹ Sơn, mặc dù từ trước đó Mỹ Sơn đã được người Chăm sử dụng làm thánh địa, nhưng mãi tới khi kinh đô chuyển về nam gần đó thì họ mới đẩy mạnh việc xây dựng đền tháp thờ phụng các vị thần của Ấn Độ giáo.

Văn hóa - Nghệ thuật - Tôn giáo

Tháp Chiên Đàn

là một trong những ngôi tháp cổ của Champa, hiện còn tồn tại ở làng Chiên Đàn, xã Tam An, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. Các tháp Chiên Đàn có dáng vẻ trang nhã và cổ điển như các ngôi tháp tiêu biểu của phong cách Mỹ Sơn A1, được đánh giá là phong cách đẹp nhất của nghệ thuật kiến trúc cổ Chăm Pa, gần tương tự như các tháp Khương Mỹ, tháp Mỹ Sơn A1.

Thân tháp dong dỏng cao, các tầng phía trên tỷ lệ cân đối và hài hòa, các khối dọc của các cột ốp nhô ra vừa phải đủ để tạo ra những đường nét vừa kín đáo vừa trang nhã, các vòm cửa giả không bè ra mà co lại rồi vuốt nhọn lên phía trên như hình mũi giáo

Mặc dù tháp Chiên Đàn mang ảnh hưởng của phong cách Mỹ Sơn A1, nhưng các yếu tố điển hình của phong cách này đã bắt đầu mờ nhạt dần, chỉ có tháp Nam còn giống bởi các đường kẻ hở của cột ốp chạy từ chân lên tới hết phần đầu cột, còn tháp Trung tâm và tháp Bắc kẻ hở chỉ nằm gọn trong phần thân của cột ốp, ngoài ra vòm của giả và cửa ra vào tháp đã co lại và nhô cao như hình mũi giáo